Affichage des articles dont le libellé est Tự do mậu dịch. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Tự do mậu dịch. Afficher tous les articles

dimanche 26 septembre 2021

Trần Văn Thọ - Cục diện mới của TPP và bản lĩnh của Việt Nam


Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), thường được gọi tắt theo tên cũ là Hiệp định Đối tác xuyên Thái bình dương (TPP) đang bước vào một cục diện mới.

Ngày 16/9/2021 Trung Quốc nộp đơn xin gia nhập, và 6 ngày sau Đài Loan cũng xin gia nhập. Để được chấp nhận là thành viên mới phải được tất cả 11 nước thành viên hiện tại đồng ý. Vấn đề cả Trung Quốc và Đài Loan đều xin gia nhập TPP đang được dư luận các nước quan tâm.

Trung Quốc lên tiếng phản đối việc Đài Loan xin gia nhập, lấy lý do là Đài Loan chỉ là một bộ phận của Trung Quốc. Bộ trưởng Ngoại giao Nhật và cả 4 ứng cử viên Đảng trưởng Đảng Tự do Dân chủ (LDP) của Nhật đều tỏ thái độ hoan nghênh Đài Loan (ngày 29/9 sắp tới một trong bốn người sẽ đắc cử và trở thành thủ tướng từ ngày 4 tháng 10).

lundi 18 janvier 2021

Quả bom nổ chậm của Donald Trump dành cho Tập Cận Bình


Đăng ngày:

Bị Mỹ cô lập, Trung Quốc muốn ký hiệp định thương mại với nhiều nước

Le Monde trong bài « Trung Quốc mở rộng mang lưới thương mại ở khắp thế giới » nhận định, trong lúc Washington tìm cách cô lập Bắc Kinh, Trung Quốc tìm mọi cách để ký bằng được các hiệp định thương mại đa phương hoặc song phương tại châu Á, châu Âu và châu Phi.

Sau khi ký hiệp định RCEP với 14 nước Châu Á-Thái Bình Dương vào tháng 11/2020, đến cuối tháng 12 Trung Quốc gút được với Liên hiệp Châu Âu (EU) hiệp định tự do mậu dịch đã thương lượng từ 2013, đến lượt đảo Maurice ở châu Phi. Tổng cộng đến nay Bắc Kinh có trong tay 19 hiêp định tự do mậu dịch ký với 26 quốc gia, chiếm 35% ngoại thương.

jeudi 10 décembre 2020

Anh ký thỏa thuận tự do mậu dịch với Singapore, hoàn tất đàm phán với Việt Nam


Đăng ngày:

Hiệp định được bộ trưởng Thương mại hai nước ký tại Singapore có thể giúp đạt trao đổi hàng năm khoảng 22 tỉ đô la. Anh Quốc đã ký hiệp định mậu dịch song phương quan trọng hậu Brexit với Nhật Bản vào tháng 10, nhưng đây là thỏa thuận đầu tiên với một nước thành viên ASEAN, khối 10 quốc gia Đông Nam Á có 650 triệu dân.

Bộ trưởng Thương mại Anh Liz Truss nhấn mạnh, Singapore là đối tác thương mại và đầu tư chính của Anh trong ASEAN, và Anh cũng là nước được Singapore đầu tư nhiều nhất tại châu Âu.

samedi 21 novembre 2020

Trung Quốc muốn tham gia CPTPP



(AFP 20/11/2020) Tập Cận Bình hôm 20/11/2020 tuyên bố Trung Quốc sẽ xem xét khả năng tham gia một hiệp định tự do mậu dịch xuyên Thái Bình Dương trước đây được Hoa Kỳ xúc tiến nhưng đã bị tổng thống Donald Trump bỏ rơi. 

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là phiên bản hiện nay của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), sáng kiến ban đầu được tổng thống Mỹ Barack Obama ủng hộ với mục đích chống lại sức mạnh Trung Quốc tại châu Á. Ông Donald Trump đã rút Hoa Kỳ khỏi thỏa thuận này vào tháng Giêng 2017, nhưng rốt cuộc 11 nước còn lại đã ký kết được CPTPP.

Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), ông Tập nói rằng các nước thành viên cần phải « tiếp tục xúc tiến việc hội nhập kinh tế khu vực và sớm thành lập một khu vực tự do mậu dịch châu Á-Thái Bình Dương ». Báo chí Hoa lục dẫn lời ông Tập Cận Bình : « Trung Quốc muốn tích cực tham gia CPTPP ».

mardi 17 novembre 2020

Lưu Trọng Văn - RCEP có là cơ hội ?

Nhiều người trong đó có cả giới tinh hoa cho rằng do Trump rút khỏi TPP tạo khoảng trống ở vành đai xuyên Thái Bình Dương, nên cộng sản Trung Quốc mới chiếm lĩnh được kinh tế Đông Nam Á và Đông Á qua hiệp định RCEP.

Sự lo ngại như sự lo ngại của chuyên gia kinh tế yêu nước Phạm Chi Lan là cần thiết vì cảnh báo sự xâm nhập sâu của cộng sản Trung Quốc vào lõi kinh tế Việt Nam.

Tuy vậy gã nghĩ không phải vì Mỹ có vấn đề mà các đồng minh chiến lược hàng đầu của Mỹ như Nhật, Hàn, Úc lại thống nhất với 10 nước ASEAN ký với Trung Quốc hiệp định kinh tế có tiềm năng kinh tế hàng đầu thế giới này.

mercredi 12 février 2020

Nguyễn Đắc Kiên - Chính thể sẽ không tự thay đổi nếu người dân không trưởng thành


Cuộc họp tại Nghị viện châu Âu, Strasbourg (Pháp). Ảnh của báo Le Soir.
Nghị viện châu Âu thông qua EVFTA, hẳn nhiên là tin vui. Cũng giống như CPTPP, EVFTA được thông qua, chẳng khác nào thế giới văn minh giang rộng tay mời gọi Việt Nam đi tới vậy. 

Nhưng họ mời gọi rồi đấy, mình có vào hay không, hay bước vào với tư thế như thế nào thì lại là chuyện khác.

Khác thế nào? 

Lưu Trọng Văn - Niềm vui lớn với Kinh tế Sạch


Nghị viện châu Âu vừa bỏ phiếu thông qua hai hiệp định riêng trong EVFTA, gồm Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (IPA).

18 giờ chiều nay (12/2 - giờ Hà Nội), tại Pháp, Nghị viện châu Âu đã bỏ phiếu phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU). Trong đó, FTA nhận được 401 phiếu ủng hộ, 192 phiếu không ủng hộ và 40 phiếu trống. Tỉ lệ này với IPA là 407/188/53.

Sau hôm nay, khi được Hội đồng châu Âu phê chuẩn, FTA sẽ có hiệu lực. Còn IPA cần sự chấp thuận của toàn bộ các nước thành viên EU.

Hiệp định EVFTA với Việt Nam gây chia rẽ sâu sắc Nghị viện Châu Âu

mercredi 5 février 2020

28 NGO đề nghị EU hoãn thông qua Hiệp định thương mại với Việt Nam


Ủy viên Thương mại UBCA Cecilia Malmstrom (T), bộ trưởng Thương mại Rumani Stefan Radu Oprea (G) và bộ trưởng Thương mại Việt Nam Trần Tuấn Anh (P) trong lễ ký kết các Hiệp định, Hà Nội, ngày 30/06/2019. Tien TUAN / AFP
Đăng ngày:


Vào thời điểm sắp đến ngày 11/02, khi đó hai hiệp định EVFTA và IPA (bảo vệ đầu tư) sẽ được đưa ra bỏ phiếu trong phiên họp toàn thể, 28 tổ chức xã hội dân sự tỏ ý tiếc rằng Ủy ban Thương mại Quốc tế (INTA) của Nghị viện Châu Âu đã thông qua Hiệp định trên hôm 21/1, dù đã có những khuyến nghị dựa trên các bằng cớ về đàn áp nhân quyền tại Việt Nam. 

Đồng thời, các tổ chức này yêu cầu Nghị viện nên có cách tiếp cận tương tự như với Uzbekistan và Turkmenistan trước đây, hoãn lại Hiệp định cho đến khi chính quyền Việt Nam thỏa mãn các đòi hỏi về bảo vệ nhân quyền và các quyền của người lao động « một cách cụ thể và có thể kiểm chứng được ».

mercredi 22 janvier 2020

Lưu Trọng Văn - Bẩn và Sạch?


Thể chế chính trị ở Việt Nam có nhiều cách để thay đổi theo hướng Dân chủ và Tôn trọng Nhân quyền. Nhưng vấn đề cốt lõi để làm động lực thay đổi nó là Kinh tế.

Chỉ có nền Kinh tế Sạch mới là vàng để đảm bảo cho một xã hội Dân chủ thực chất. Và tình hình xã hội Việt Nam hiện nay còn quá nhiều vi phạm Dân chủ, Nhân quyền là do nó là sản phẩm của nền kinh tế bẩn, được bảo kê bởi lợi ích bẩn của hệ thống.

Chỉ có thay đổi tận gốc nền kinh tế bẩn qua nền kinh tế sạch mới thay đổi tận gốc các giá trị xã hội. Lịch sử chứng minh bài học này ở các nước văn minh Bắc Âu, các nước hàng đầu châu Âu, Mỹ, Nhật, Singapore ...

mardi 25 juin 2019

Hiệp định thương mại và bảo hộ đầu tư Việt Nam-Châu Âu được ký ngày 30/6 tại Hà Nội


Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk (T), thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc (G) và chủ tịch UBCA Jean-Claude Juncker tại thượng đỉnh Á-Âu, Bruxelles, Bỉ, ngày 18-19/10/2018.
Theo thông báo của Ủy ban Châu Âu đăng trên website của định chế này, Hội đồng Châu Âu, ngày hôm nay, 25/06/2019, đã chấp nhận cho ký kết với Việt Nam hiệp định tự do thương mại và hiệp định bảo hộ đầu tư. Hai văn bản này sẽ được ký kết tại Hà Nội, ngày 30/06/2019.

Các cuộc đàm phán giữa Việt Nam và Liên hiệp Châu Âu (EU) được khởi động năm 2012 và hoàn tất vào ngày 02/12/2015. Chiểu theo quyết định hồi tháng 05/2017 của Tòa án Công lý Châu Âu, Ủy ban Châu Âu đã quyết định tách thành hai hiệp định riêng rẽ với các thủ tục phê chuẩn khác nhau.

Sau khi ủy viên thương mại châu Âu, bà Cecilia Malmström cùng với chủ tịch luân phiên EU ký kết, hiệp định tự do mậu dịch Việt Nam-Liên hiệp Châu Âu sẽ được trình lên tân Nghị viện Châu Âu. Văn bản này có hiệu lực sau khi Nghị viện Châu Âu thông qua. 

mardi 15 janvier 2019

Hoàng Tư Giang - Lặng lẽ CPTPP


Các container hàng hỏa ở cảng Hải Phòng. Ảnh minh họa.

Hôm qua CPTPP đã chính thức có hiệu lực. Sự kiện này diễn ra thật lặng lẽ, không có nhiều thông tin từ chính phủ, Bộ Công Thương và báo chí. Bầu không khí đón nó khác xa so với cảnh trống giong, cờ mở, diễu hành khi Việt Nam vào WTO.

Vấn đề là CPTPP sẽ buộc Việt Nam cải cách mạnh mẽ sau đường biên, đưa nhiều lĩnh vực theo những giá trị chung của quốc tế.

Trong tút này, tôi liệt kê sơ bộ một số cải cách mà tôi tập hợp, ghi chép lại được. Có thể thông tin không đầy đủ và cập nhật, nhưng tôi nghĩ nó sẽ giúp ai quan tâm.

Vũ Kim Hạnh - Quên một ngày trọng đại



(VnExpress 15/01/2019) Năm ngày trước hôm 14/1/2019 - ngày Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hiệu lực tại Việt Nam - tôi vào xem trang web về hiệp định này của Canada. Các bạn nhớ không, cái lần ông thủ tướng điển trai của họ né cuộc họp về CPTPP tại Đà Nẵng tháng 11 năm 2017 được bình luận xôn xao trên mạng?

Nhưng nay, trên cổng thông tin nước này nêu câu hỏi to đùng: đâu là những lợi ích mà CPTPP mang lại cho mỗi người Canada? Và họ sử dụng mọi loại hình truyền thông lôi kéo sự chú ý của công chúng để quảng bá về hiệp định.

Rồi tôi lội vào trang web của Bộ Công Thương Việt Nam, thấy tin bài nổi bật nhất là thư xin lỗi của bộ trưởng về việc sử dụng xe biển xanh. Kế đó là tin hoạt động của các công ty, tập đoàn quốc doanh do bộ quản, xong tới tin thị trường Tết. Còn về CPTPP? Chỉ có một cửa sổ nhỏ, mở ra thì thật hẻo và lạnh, một văn bản nguội ngắt về hiệp định, không có nhiều thông tin thiết thực với doanh nghiệp... Tôi đã nghĩ: "Trời, mà chỉ còn có 5 ngày...".

Lưu Trọng Văn - Sự rung chuyển ngai vàng-thể chế ở đâu?



Hiệp định CPTPP hôm nay chính thức có hiệu lực ở Việt Nam. Với gã hôm nay là một ngày lịch sử.

Điều gã quan tâm nhất đối với hiện tình của đất nước là Luật chơi. Bao khốn khổ cho Dân gã và Nước gã cả ngàn năm nay là thiếu vắng những Luật chơi công bằng, minh bạch và đặt các giá trị Nhân văn, Nhân quyền làm các giá trị cốt lõi.

Kinh tế Nước gã đã sang trang mới khi bãi bỏ Luật chơi một cửa với đủ các loại khốn- khốn khổ, khốn nạn, khốn cùng.

mercredi 31 octobre 2018

Hiệp định tự do mậu dịch CPTPP có hiệu lực từ cuối năm

Ngày 18/03/2018, đại diện 11 nước đã ký Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, CPTPP không có Mỹ, tại Santiego, Chilê.

Hiệp định tự do mậu dịch xuyên Thái Bình Dương sẽ bắt đầu có hiệu lực trong năm nay cho dù Hoa Kỳ rút lui : Úc hôm nay 31/10/2018 đã phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP, trước đây mang tên là TPP.

Thủ tướng Úc Scott Morrison vui mừng tuyên bố : « Úc là nước thứ sáu phê chuẩn, khiến hiệp định có thể được áp dụng kể từ ngày 30/12 năm nay ». Trước đó Nhật Bản, Canada, New Zealand, Singapore và Mêhicô đã có động thái tương tự. Theo thỏa thuận, sau khi có 6 nước tham gia phê chuẩn thì hiệp định sẽ có hiệu lực ngay sau đó 2 tháng.

jeudi 13 septembre 2018

Việt - Nhật kêu gọi Trump tham gia TPP

Ngoại trưởng Nhật Taro Kono (T) và đồng nhiệm Phạm Bình Minh tại Hà Nội ngày 13/09/2018.

Việt Nam và Nhật Bản hôm nay 13/09/2018 kêu gọi Hoa Kỳ quay lại với hiệp định tự do mậu dịch xuyên Thái Bình Dương TPP, mà 11 quốc gia chủ yếu là châu Á đang cố gắng làm sống lại sau khi ông Donald Trump tuyên bố rút lui vào năm ngoái.

Ngoại trưởng Nhật Taro Kono trong Diễn đàn Kinh tế của ASEAN tổ chức tại Hà Nội tuyên bố : « Chúng tôi luôn nghĩ rằng TPP là chọn lựa tốt nhất đối với Hoa Kỳ ». Hưởng ứng lời kêu gọi này, đồng nhiệm Việt Nam, ông Phạm Bình Minh nhấn mạnh TPP là một « hiệp định ở cấp rất cao ».

mardi 28 août 2018

Trump loan báo đạt được thỏa thuận thương mại với Mêhicô

Tổng thống Mỹ Donald Trump lúc nói chuyện qua điện thoại với tổng thống Mêhicô Enrique Pena Nieto ngày 27/08/2018.

Mỹ và Mêhicô hôm 27/08/2018 đã đạt được một thỏa thuận thương mại, sau nhiều tháng thương lượng gay go. Từ khi bước vào Nhà Trắng, ông Donald Trump vẫn đả kích hiệp định tự do mậu dịch ALENA (NAFTA theo tiếng Anh) giữa Hoa Kỳ với Mêhicô và Canada, mà ông cho là bất bình đẳng đối với Mỹ. Thỏa thuận đạt được với Mêhicô là nhằm thay thế cho ALENA, và nay Mỹ bắt đầu thương lượng với Canada.

Từ Washington, thông tín viên RFI Anne Corpet tường trình :

« Từ Phòng Bầu dục, ông Donald Trump nhấc điện thoại gọi cho đồng nhiệm Mêhicô Pena Nieto để hoan nghênh, trước các ống kính máy quay. Một sự dàn cảnh như thường lệ, để mừng việc đạt được một hiệp định thương mại với Mêhicô, và tổng thống Mỹ có thể chôn vùi ALENA, hiệp định tự do mậu dịch với Mêhicô và Canada.

vendredi 17 août 2018

RSF tố cáo bản án 20 năm tù cho blogger Lê Đình Lượng

Nhà hoạt động Lê Đình Lượng tại phiên tòa ở Nghệ An, 16/08/2018.

Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) có trụ sở tại Paris hôm qua 16/08/2018 ra thông cáo lên án bản án kỷ lục 20 năm tù dành cho ông Lê Đình Lượng với cáo buộc « âm mưu lật đổ chính quyền », và kêu gọi các dân biểu châu Âu có phản ứng.

Thông cáo cho rằng đó là bản án tù dài nhất từ trước đến nay đối với một công dân chỉ muốn thông tin cho công chúng, được tuyên trong một phiên tòa nhanh gọn, các nhân chứng có lợi cho bị cáo không được mời ra. Một trong những « tội » của ông Lê Đình Lượng là tố cáo trên Facebook việc tập đoàn Formosa gây ô nhiễm biển Hà Tĩnh và những thiếu sót của chính quyền trong thảm họa này.

lundi 6 août 2018

TUYÊN BỐ CỦA NHÓM “LÃO MÀ CHƯA AN” VỀ PHÊ CHUẨN BA CÔNG ƯỚC CƠ BẢN CỦA TỔ CHỨC LAO ĐỘNG QUỐC TẾ (ILO)



Việt Nam là thành viên của ILO từ lâu và đã phê chuẩn năm trong tám công ước cơ bản của ILO (số 29; số 138; số 182; số 100; và số 111). Ba công ước cơ bản chưa được Việt Nam phê chuẩn là công ước số 87 về quyền tự do liên kết và bảo vệ quyền được tổ chức, công ước số 98 về quyền tổ chức và thương lượng tập thể, và công ước số 105 về xóa bỏ lao động cưỡng bức.

Cả Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) lẫn Hiệp định Tự do Thương mại Việt Nam EU (EVFTA) đều yêu cầu Việt Nam phê chuẩn ba công ước cơ bản còn lại của ILO. Giả như còn TPP thì có thể ba công ước này đã được phê chuẩn.

Nguyễn Anh Tuấn - Ai đang cản trở EVFTA?


Ảnh: Truyền hình Công thương (VTV)

Thỉnh thoảng ta lại nghe đâu đó trên báo chí, tivi nhắc tới cụm từ EVFTA, nhưng chẳng để tâm đến tầm quan trọng của nó nên nhanh chóng lật trang, chuyển kênh.

Vậy thì EVFTA quan trọng chỗ nào?

EVFTA là tên viết tắt của Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam, khi có hiệu lực sẽ miễn thuế hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và toàn bộ 28 nước thành viên Liên minh Châu Âu.