Affichage des articles dont le libellé est Tăng trưởng. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Tăng trưởng. Afficher tous les articles

dimanche 17 décembre 2023

Nguyễn Thông - Bệnh ngáo thành tích

 

Ở xứ này, những trò giả dối, lừa mị đã thấm vào máu vào não đám cầm quyền, không chỉ bây giờ mà gần thế kỷ rồi. Tồn tại được chừng ấy thời gian, kể cũng ghê. Dân nước Nam ta, trước khi lề thói cộng sản xâm nhập vào, đâu đến nỗi vậy.

Ông bạn tôi bảo giả dối lừa mị xứ ta thời cộng sản đã ăn thua gì, so với Liên Xô, Tàu, Cuba, Triều Tiên vẫn xách dép cho chúng nó. Chỉ riêng cái chuyện sống ngập trong nghèo đói, thích đánh nhau nhưng vẫn nhét vào tai dân chủ nghĩa xã hội là thiên đường, tương lai nhân loại, là yêu hòa bình thì đủ biết bụng dạ nhau.

Tôi không hung hăng như họ nhưng rất ghét những trò giả dối, lừa đảo, hình thức. Khi đánh nhau mà gian dối đã đi một nhẽ, bởi phải chấp nhận “binh bất yếm trá” (việc binh cho phép lừa dối). Chứ đã hòa bình, làm kinh tế mà cũng gian dối thì không thể chấp nhận. Tự lừa mình, cứ thoải mái. Dối ai, lại đi dối dân.

lundi 4 septembre 2023

Ngô Nhân Dụng - Kinh tế Mỹ thoát rủi ro suy thoái

 

Tình trạng Trung Quốc còn nguy hiểm hơn rất nhiều, sau khi chấm dứt các ngăn cấm vì bệnh Covid, người tiêu thụ vẫn chưa muốn tiêu tiền và các xí nghiệp phải hạ thấp giá bán, tình trạng “giảm phát” đang đe dọa kéo cả nền kinh tế suy sụp.

Năm ngoái, hầu như ai cũng tin kinh tế Mỹ suy thoái. Công ty nghiên cứu Bloomberg đoán xác suất là 100 phần trăm. Quỹ Dự Trữ Liên Bang, chi nhánh Philadelphia, cho biết tỉ lệ người tiên đoán kinh tế suy thoái lên cao nhất trong hơn 60 năm, khi phỏng vấn các kinh tế gia.

Nhưng qua năm 2023, kinh tế không suy thoái. Trong quý thứ nhì, Tổng Sản Lượng Nội Địa (GDP) tăng thêm 2,1 phần trăm. GDP đo giá trị tổng số sản xuất và dịch vụ cả nước, tính ra đô la. GDP lên vì người tiêu thụ vẫn xài tiền, các công ty tiếp tục đầu tư.

jeudi 10 août 2023

Dương Quốc Chính - Kinh tế Trung Quốc giảm phát

 

Kinh tế Trung Quốc bắt đầu giảm phát, và Country Garden, từng là công ty bất động sản lớn nhất nước, có nguy cơ vỡ nợ.

Bóng ma u ám của kinh tế Trung Quốc sẽ ảnh hưởng rất lớn tới Việt Nam, vì kinh tế Việt Nam phụ thuộc mật thiết với kinh tế Trung Quốc. Rủi ro của thị trường bất động sản cũng sẽ tương tự, độ trễ vài năm.

Từ đợt dịch mình đã dự báo việc chống dịch cực đoan sẽ ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế. Tây nó không cực đoan thì kinh tế sẽ chóng phục hồi hơn, chống dịch kiểu Việt Nam và Trung Quốc sẽ dẫn tới giảm phát. Chắc mọi người còn nhớ status Tương lai kinh tế hậu Covid mình viết hồi mới chớm dịch.

dimanche 2 avril 2023

Hà Phan - Vì đâu nên nỗi ?

 

Sáng 01/04, Bí thư Nguyễn Văn Nên nói không ngờ tăng trưởng kinh tế quý 1-2023 của TP.HCM xuống sâu như thế, và nhận định thành phố đã thua đậm trận đầu, ba trận còn lại (quý 2, 3, 4-2023) phải lấy lại những gì đã mất.

Ông cho rằng cần nói thẳng, nói thật nguyên nhân tăng trưởng quý 1 thấp!

Lấy lại được hay không cuối năm mới rõ. Nhưng những gì mà người dân thành phố được xem là giàu nhất nước này cảm nhận qua thu nhập eo hẹp, mặt bằng nhiều nơi đóng cửa, công ăn việc làm khó khăn, kinh doanh sản xuất giảm sút...luôn rõ ràng hơn các con số đẹp trên TV hàng tối.

mercredi 19 janvier 2022

Zero Covid của Trung Quốc đe dọa tăng trưởng thế giới


Đăng ngày:

Bắc Kinh phong tỏa nhiều nơi, gây khó khăn cho chuỗi sản xuất toàn cầu

Vào đầu tháng, tập đoàn điện tử Samsung Electronics và Micron Technology phải giảm sản lượng tại Tây An (Xi’an), sau khi phát hiện một số ca dương tính. Tuần trước, các nhà máy của Volkswagen và Toyota, hai hãng xe hơi lớn nhất thế giới đành ngưng hoạt động toàn bộ tại Thiên Tân (Tianjin), do vài ca Omicron tại thành phố cảng 14 triệu dân. Ở Ninh Ba (Ningbo), đến lượt Shenzhou International Group - nhà cung cấp cho các thương hiệu như Nike, Adidas, Uniqlo - đóng cửa nhà máy.

dimanche 10 octobre 2021

Covid-19 : Đóng cửa quá lâu, Việt Nam mất nhiều « khách sộp »


Đăng ngày:

 

Hồ sơ của L’Obs tuần này nói về « Cuộc chiến điện gió », Le Point dành số đặc biệt cho doanh nhân kiêm chính khách quá cố Bernard Tapie, L’Express nói về sự dàn xếp giữa các viên chức cao cấp. Chủ đề của The Economist « Nền kinh tế thiếu hụt », còn Courrier International quan tâm đến cơn sốt tiền ảo.

Nike giảm 10% tăng trưởng, Adidas mất nửa tỉ euro

vendredi 10 septembre 2021

Việt Nam dự định giảm phong tỏa để giữ tính hấp dẫn về đầu tư


Đăng ngày:

 

Sài Gòn, lá phổi kinh tế chiếm đến 80% số tử vong vì Covid

Cho đến đầu mùa xuân 2021, Việt Nam nằm trong số những nước chống dịch giỏi nhất thế giới : trong suốt 17 tháng, chỉ có chưa đến 4.000 ca dương tính và 35 người chết vì con virus corona trên 96 triệu dân. Trong khi các nền kinh tế lớn và những đối tác chính bị suy thoái kỷ lục, Việt Nam có được tăng trưởng 2,9% trong năm 2020. Còn năm 2021 Ngân hàng Thế giới dự kiến sẽ tăng lên gần 7%, tuy nhiên mới đây đã giảm xuống còn 5,2%.

samedi 4 septembre 2021

The Economist : Việt Nam, nền kinh tế mà Covid không thể ngăn chận được

 

The Economist tuần nàycó bài viết mang tựa đề « Việt Nam, nền kinh tế mà Covid không thể ngăn chận được ». Tuần báo Anh đặt câu hỏi : Thương mại và đầu tư nước ngoài đã giúp Việt Nam ra khỏi cảnh nghèo, và liệu có thể giúp quốc gia này trở nên giàu có ? 

Việt Nam, một trong 5 nước tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong 30 năm qua

 

Sau khi gây ấn tượng với thế giới qua việc chế ngự được con virus từ Vũ Hán năm ngoái, nay Việt Nam đang trong đợt bùng phát dịch tồi tệ nhất từ trước đến nay. Một số địa phương bị phong tỏa nghiêm ngặt, và một loạt nhà máy, từ xưởng sản xuất giày cho nhãn hiệu Nike cho đến điện thoại thông minh cho Samsung, đều hoạt động chậm lại hoặc bị đóng cửa, làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu.

mardi 6 juillet 2021

Hoàng Hải Vân - GDP tăng trưởng trong bi thảm


Một anh lái xe 4 chỗ chạy khách ở Đông Nam bộ nói với tôi, giờ muốn ra khỏi tỉnh anh phải có giấy xét nghiệm âm tính Covid-19. Cái giấy đó có giá trị 3 ngày, chi phí xét nghiệm 300 ngàn.

Nhưng từ nhà anh đến chỗ xét nghiệm của tỉnh cách một trăm mấy chục cây số, đi xe nhà mất khoảng 600 ngàn tiền xăng và chi phí. Cộng chi phí đi lại và làm xét nghiệm, anh mất 900 ngàn trong 3 ngày, bình quân mỗi ngày anh mất 300 ngàn. Thời buổi giãn cách này rất ít người đi lại, chi phí lại tăng cao, thu nhập của anh chưa bằng 1/10 so với trước. Tức là anh đang nghèo đi 10 lần. Một loạt các nghề khác cũng đang diễn ra tình trạng tương tự.

Và hãy nhìn sân bay Tân Sơn Nhất (hình báo Tin Tức). Cái sân bay sầm uất nhất nước này giờ vắng hoe. Trong lịch sử tồn tại của nó chưa bao giờ thảm hại như vậy, nó đúng là rơi xuống đáy của đáy như một tờ báo đã giật tít. Đằng sau hình ảnh hiu quạnh của sân bay là các doanh nghiệp đang điêu đứng, là người nghèo đang sắp đói, là người khá giả đang nghèo đi, là người giàu đang bớt giàu.

lundi 1 février 2021

Việt Nam : Bế mạc Đại hội Đảng, công bố danh sách Bộ Chính trị và Ban Bí thư


Đăng ngày:

Bộ Chính trị gồm 18 người mới được bầu chỉ có một ủy viên nữ duy nhất so với khóa trước có 3 người, 10 người tham gia lần đầu. Ban Bí thư được bầu ra gồm 5 người và Ban Kiểm tra Trung ương 19 người, Ban chấp hành Trung ương khóa 13 gồm 200 người (bao gồm cả ủy viên dự khuyết), trong đó có 23 đại biểu quân đội.

Nghị quyết được Đại hội thông qua hôm nay khẳng định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội là « phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại », trong đó « sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu ».

vendredi 15 janvier 2021

Mỹ : Biden công bố kế hoạch tái thúc đẩy 1.900 tỉ đô la


Đăng ngày:

Phát biểu từ Delaware về « kế hoạch cứu vãn » này, ông Biden cho rằng trước tầm cỡ của khủng hoảng, « không thể khoanh tay đứng nhìn ». Từ những tấm chi phiếu cho các gia đình, ngân quỹ để mở lại trường học, đẩy nhanh xét nghiệm và tiêm chủng, cho đến tiền mặt cho các doanh nghiệp nhỏ hay trợ cấp thực phẩm ; đó là những biện pháp khẩn cấp để tránh dấn sâu vào khủng hoảng.

Tiếp theo là việc đầu tư vào một nền kinh tế « xanh », sẽ được cụ thể trong những tuần sau. Ông Biden hứa hẹn « hàng triệu việc làm có thu nhập cao » sẽ được tạo ra, như vậy theo AFP ông đã tiếp tục chủ trương « Made in America » của tổng thống tiền nhiệm Donald Trump. Ông nói : « Hãy hình dung một tương lai hoàn toàn sản xuất tại Mỹ và bởi người Mỹ », nhấn mạnh rằng tiền thuế của người dân sẽ được sử dụng để « xây dựng lại nước Mỹ ».

mercredi 16 décembre 2020

2020 : Việt Nam, một trong những nước có tỉ lệ tăng trưởng cao nhất thế giới


Đăng ngày:

Ứng phó mạnh mẽ với dịch bệnh, xuất khẩu tăng cao và tài chính công tương đối lành mạnh, đó là công thức đã giúp Việt Nam giữ vững được nền kinh tế, tuy còn xa so với tỉ lệ tăng trưởng dự kiến trước dịch là 6,8%.

Với không đầy 1.500 dương tính đa số từ người nhập cảnh và 35 trường hợp tử vong, dịch Covid đã được kềm chế nhờ có những biện pháp nhanh chóng và mạnh mẽ. Ngay từ khi dịch bệnh khởi phát ở Vũ Hán, Việt Nam đã nhanh chóng cho cách ly hàng loạt, lập hệ thống theo dõi hết sức hiệu quả, kiểm soát chặt việc di chuyển. Sau ba tháng đóng cửa, hoạt động kinh tế đã trở lại bình thường từ tháng Sáu.

dimanche 24 mai 2020

Trung Quốc từ bỏ mục tiêu tăng trưởng để chống đói nghèo, thất nghiệp

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường phát biểu trong buổi khai mạc Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (tức Quốc hội) tại Đại sảnh đường Nhân Dân, Bắc Kinh ngày 22/05/2020. © REUTERS/Carlos Garcia Rawlins
Đăng ngày:


Hôm 22/05/2020 trong phiên họp toàn thể Quốc hội, thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường giải thích : « Phát triển kinh tế có nguy cơ bị một loạt các nhân tố khó dự đoán làm ảnh hưởng ».

Lần đầu tiên không ấn định mục tiêu tăng trưởng

Le Monde mô tả, vị thủ tướng đầy vẻ lo lắng đã trình bày báo cáo hoạt động của chính phủ, trước 2.897 đại biểu của kỳ họp Quốc hội lần thứ 13 tại Đại sảnh đường Nhân Dân. Trước hết, ông Lý Khắc Cường xác định « hiện nay đại dịch vẫn chưa kết thúc ». Kỳ họp đã được dời lại 11 tuần so với những năm trước vì dịch virus corona, gây ấn tượng với hình ảnh toàn bộ các nhà lãnh đạo Trung Quốc mang khẩu trang, trừ 25 ủy viên Bộ Chính trị và 15 ủy viên Thường vụ Quốc hội.

dimanche 28 juillet 2019

Nguyễn Quang Duy - Đến lúc Việt Nam cần thay đổi chiến lược phát triển quốc gia


Một chuyền may tại Nhà máy Dệt may Thành Công ở Saigon, 09/07/2019.

Ngày 10/06/2019 vừa qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho phổ biến Bạch Thư (Sách Trắng) doanh nghiệp Việt Nam, nhờ đó chúng ta thấy rõ hơn thực trạng kinh tế và sự cần thiết phải thay đổi toàn bộ chiến lược phát triển quốc gia.

Tư nhân nhiều nhưng nhỏ

Theo Bạch Thư vào thời điểm 31/12/2017, Nhà nước có 2.486 doanh nghiệp đang hoạt động, với 1.204 doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước. Các doanh nghiệp nhà nước đều lớn hay rất lớn, cả về nguồn vốn lẫn quy mô hoạt động. Có 16.178 doanh nghiệp trong khu vực vốn đầu tư nước ngoài (FDI), cũng đều lớn hay rất lớn, với nhiều công ty đa quốc gia sản xuất phục vụ xuất cảng. Trong khi khu vực tư nhân có 541.753 doanh nghiệp, thì đa số đều nhỏ hay rất nhỏ. Chỉ trên 1% doanh nghiệp đủ lớn. 

Tư nhân chịu thua thiệt

Đến 31/12/2017, khu vực nhà nước đạt 9,5 triệu tỉ đồng vốn, với tổng doanh thu 3,1 triệu tỉ đồng, 200.900 tỉ đồng lợi nhuận, tạo 1,2 triệu công việc. Khu vực tư nhân có 17,5 triệu tỉ đồng vốn, 11,7 triệu tỉ đồng doanh thu, 291.600 tỉ đồng lợi nhuận, tạo 8,8 triệu công việc. Tính trung bình nhà nước cần hơn 3 đồng vốn mới tạo được 1 đồng doanh thu, tư nhân chỉ cần một nửa, nghĩa là 1,5 đồng vốn đã tạo được 1 đồng doanh thu. Cứ 2 tỉ vốn tư nhân lại tạo được 1 công ăn việc làm, nhưng phải cần bốn lần, tức 8 tỉ vốn đầu tư nhà nước mới tạo ra 1 công việc. 

vendredi 26 juillet 2019

Ngô Nhân Dụng - Kinh tế Trung Cộng cạn hơi





Trong tháng Sáu vừa qua, cả nhập cảng lẫn xuất cảng của Trung Quốc đều xuống. Trong hình, cảng Thanh Đảo ở phía Đông tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. (Hình: STR/AFP/Getty Images)
(Người Việt 24/07/2019) Năm 2007, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ 14.23% một năm và liên tiếp nhiều năm tiếp tục phát triển hơn 10%. Năm 2011, tỉ lệ tăng trưởng xuống 9.5%, dưới 10% nhưng vẫn ngoạn mục. Nhưng sau đó con tàu kinh tế bắt đầu giảm tốc, năm 2014 chỉ còn 7.3%, năm ngoái xuống 6.6%.

Sau đó, mỗi ba tháng người ta lại thấy kinh tế Trung Quốc giảm tốc độ. Trong quý thứ nhì năm 2019, Tháng Tư đến Tháng Sáu, chỉ phát triển được 6.2%, tỉ lệ thấp nhất kể từ Tháng Ba, 1992, gần ba chục năm.

Những con số chính thức chắc chắn không đúng sự thật. Giáo Sư Hướng Tùng Tộ (Xiàng Sōngzuò, 向松祚), Đại Học Nhân Dân, Bắc Kinh, từng làm cho Ngân Hàng Nông Nghiệp và Ngân Hàng Nhân Dân, cho biết một tài liệu phổ biến nội bộ ước lượng tỉ lệ tăng trưởng năm ngoái chỉ có 1.67% chứ không phải 6.6% như báo cáo chính thức (theo Cary Huang, South China Morning Post). Trong cả bức tranh tăm tối đó chỉ có một điểm sáng, là kinh doanh tư nhân vẫn mạnh hơn khu vực quốc doanh mặt dù bị các ngân hàng kỳ thị.

vendredi 24 mai 2019

IMF : Chiến tranh thương mại có thể làm giảm tăng trưởng toàn cầu


Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hôm 23/05/2019 đã nghiêm khắc cảnh báo Hoa Kỳ và Trung Quốc, cuộc chiến tranh thương mại hiện nay có nguy cơ làm kinh tế thế giới không thể khởi sắc trở lại trong quý II năm nay như kỳ vọng.

Bà Gita Gopinath, kinh tế trưởng IMF nhận định : « Mặc dù tác động lên tăng trưởng toàn cầu hiện nay tương đối ít, nhưng cuộc leo thang mới có thể làm xấu đi nghiêm trọng môi trường kinh doanh và sự tin tưởng vào thị trường tài chính, làm xáo trộn chuỗi sản xuất, khiến kinh tế khó có thể tăng trưởng trở lại như dự báo cho năm 2019 ». 

Hồi đầu tháng Tư, IMF đã giảm dự báo tăng trưởng thế giới 2019 xuống còn 3,3%, do 70% nền kinh tế toàn cầu đang chậm lại. Tuy nhiên định chế có trụ sở tại Washington vẫn hy vọng sẽ có tiến triển trong quý II, khi Hoa Kỳ và Trung Quốc đạt đến một thỏa thuận.

mercredi 10 avril 2019

IMF : 70% nền kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại trong năm nay

Giới công đoàn và đại diện các doanh nghiệp nhỏ Achentina biểu tình gần trụ sở Quốc hội đòi thay đổi chính sách kinh tế, Buenos Aires, ngày 01/04/2019.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hôm 09/04/2019 hạ thấp dự báo tăng trưởng của 70% nền kinh tế trên thế giới trong năm nay, do các nước phát triển nhất là khu vực đồng euro đang gặp khó khăn, và chiến tranh thương mại Mỹ-Trung kéo dài. Tuy nhiên IMF vẫn hy vọng tăng trưởng sẽ tiếp tục trong năm tới.

Tăng trưởng kinh tế toàn cầu dự kiến đạt 3,3%, giảm 0,2% so với dự báo hồi đầu năm 2019 ; so với tỉ lệ 3,6% trong năm 2018. Rất nhiều nước bị hạ dự báo tăng trưởng : Hoa Kỳ, các nước khu vực đồng euro, Anh, Nhật, Canada, châu Mỹ latinh, Trung Đông…tổng cộng chiếm 70% nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên kinh tế gia trưởng IMF, bà Gita Gopinath bác bỏ nguy cơ suy thoái toàn cầu trong ngắn hạn. 

mardi 22 janvier 2019

Chuyên gia Hứa Tùng Tộ : Kinh tế Trung Quốc đang khủng hoảng


Cổ phiếu sụt giảm, nhà đầu tư không còn tin tưởng vào thị trường chứng khoán Trung Quốc.
(Frédéric Lemaître, Le Monde 22/01/2019) Thị trường tài chính suy sụp, doanh nghiệp phá sản, nợ vay không trả được…Đối với nhà kinh tế Hứa Tùng Tộ (Xiang Songzuo) ở đại học Nhân Dân, Bắc Kinh, Trung Quốc đang « chậm lại rất nhiều ».

Là cựu kinh tế gia trưởng Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc, ông Hứa Tùng Tộ, sinh năm 1965, là giáo sư trường đại học Nhân Dân Bắc Kinh. Trong một hội nghị tháng 12/2018 tại Bắc Kinh ông đã đưa ra tỉ lệ tăng trưởng Trung Quốc chỉ có 1,67%, video này đã được xem hơn một triệu lần trên internet.

Hồi tháng 12/2018, ông đã đặt lại vấn đề về con số thống kê chính thức tăng trưởng của Trung Quốc. Theo ông, thì ở mức nào ?

lundi 21 janvier 2019

Điềm xấu cho Trung Quốc : Tăng trưởng chỉ 1,67%


(CourrierInternational 17/01/2019) Hôm 16/12/2018, ông Hứa Tùng Tộ (Xiang Songzuo), phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tiền tệ Quốc tế thuộc trường đại học Nhân Dân ở Bắc Kinh, cựu kinh tế gia trưởng Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc đã khuấy động dư luận. Bài diễn văn của ông đọc tại đại học Nhân Dân đã được trang web Hồng Kông Tân Thế Kỷ (Xinshiji) ghi lại.

Ông Hứa Tùng Tộ nói : « Sự kiện quan trọng nhất tại Trung Quốc năm 2018 là kinh tế bị chậm lại. Với mức độ trầm trọng như thế nào ? Tổng cục Thống kê thông báo GDP tăng trưởng 6,5%, nhưng một báo cáo nội bộ được một nhóm nghiên cứu của một định chế hàng đầu đưa ra hôm qua lại cho hai con số khác hẳn. Theo ước tính thứ nhất, tăng trưởng chỉ có 1,67%. Còn theo ước tính thứ hai, tăng trưởng là âm ! »

vendredi 18 janvier 2019

Trung Quốc cảnh báo Canada không nên cấm công nghệ 5G của Hoa Vi

Ông Lư Sa (Lu Shaye), đại sứ Trung Quốc tại Canada, phát biểu về dự án Con đường Tơ lụa mới tại đại học Carleton, Ottawa, ngày 14/12/2018.

Đại sứ Trung Quốc tại Canada hôm 17/01/2019 đã cảnh báo Ottawa là có thể bị trả đũa nếu cấm Hoa Vi (Huawei) cung cấp thiết bị cho mạng lưới 5G. 

Ông Lư Sa (Lu Shaye) tuyên bố như trên trong cuộc họp báo, nhưng không cho biết chi tiết, và đòi hỏi Canada nên có một « quyết định khôn ngoan ». Đại sứ Trung Quốc nhấn mạnh, ngoại trưởng Canada - bà Chrystia Freeland vốn chỉ trích mạnh mẽ Bắc Kinh - khi tham dự Diễn đàn Davos tuần tới không nên cố gắng tìm kiếm sự ủng hộ của các nước.