Affichage des articles dont le libellé est Rosneft. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Rosneft. Afficher tous les articles

jeudi 9 juillet 2020

Biển Đông : Hai tàu hải cảnh Trung Quốc tiến gần giàn khoan Việt Nam

Đăng ngày:


Tàu hải cảnh mang số hiệu 5402 từ Tam Á đến Đá Xu Bi, và sáng 04/07 lao về phía giàn khoan khai thác mỏ khí đốt Lan Tây với tốc độ cao (15 hải lý/giờ). Có lúc tàu này chỉ cách giàn Lan Tây có 1,3 hải lý, đây là giàn khoan hoạt động ổn định từ nhiều năm qua của Việt Nam.

Đến ngày 06/07, tàu này tiến gần một giếng thuộc mỏ Phong Lan Dại, cách khoảng 2,5 hải lý. Đây là giếng mà Rosneff Việt Nam khoan thăm dò vào năm ngoái, trong bối cảnh bị Hải Dương Địa Chất 8 cùng với các tàu hải cảnh, và cả oanh tạc cơ của Trung Quốc đe dọa. Cũng theo nguồn tin trên, lẽ ra Rosneff khoan thẩm lượng vào tháng Sáu năm nay nhưng Bắc Kinh gây áp lực nên chưa thể tiến hành.

jeudi 12 septembre 2019

Biển Đông : Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút ngay các tàu khỏi bãi Tư Chính

Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng trong cuộc họp báo, Hà Nội, ngày 25/07/2019.

Theo báo chí trong nước, bộ Ngoại giao Việt Nam hôm nay 12/09/2019 yêu cầu Trung Quốc rút ngay lập tức tàu Hải Dương Địa Chất 8 (Haiyang Dizhi 8) cùng các tàu hải cảnh đi kèm ra khỏi bãi Tư Chính thuộc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam. 

Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng trong cuộc họp báo chiều nay tuyên bố : « Việt Nam kiên quyết phản đối việc nhóm tàu Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc tiếp tục vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam trên vùng biển của mình theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 ». 

Phía Việt Nam « yêu cầu Trung Quốc rút toàn bộ nhóm tàu này ra khỏi vùng biển Việt Nam », khẳng định việc vi phạm này gây ra những ảnh hưởng tiêu cực trong quan hệ hữu nghị giữa hai nước. 

mercredi 23 mai 2018

Biển Đông : Rosneft hợp tác với Việt Nam khoan dầu, Trung Quốc tức tối

Giàn khoan JDC Hakuryu-5 của tập đoàn Rosneft tại mỏ khí đốt Lan Tây ở ngoài khơi Vũng Tàu, Việt Nam. Ảnh chụp ngày 29/04/2018.

Trung Quốc là động cơ của việc Nga « xoay trục sang châu Á », và đang trở thành nước tiêu thụ dầu lớn nhất trong số các đối tác về năng lượng của Nga. Vào đầu tháng này, có tin là Matxcơva đã hoàn tất việc giao hệ thống hỏa tiễn hiện đại S-400 đầu tiên cho Bắc Kinh. 
Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết doanh số giao thương với Nga có thể đạt 100 tỉ đô la trong năm nay, và đầu tư trong khuôn khổ sáng kiến « Một vành đai, một con đường » đang tăng nhanh. Thương mại tăng vì giá dầu tăng, chứ không hẳn nhờ có sự đột phá kinh tế, nhưng đây là một phần trong nỗ lực chung nhằm mang lại cảm tưởng tất cả đều tốt đẹp trong quan hệ hai nước.

Tuy nhiên theo nhà nghiên cứu Nicholas Trickett thuộc European University ở Saint Petersbourg, hai sự kiện gần đây đánh dấu một sự thay đổi đáng kể trong quan hệ Nga-Trung.