Affichage des articles dont le libellé est Quyền sở hữu. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Quyền sở hữu. Afficher tous les articles

jeudi 7 mars 2024

Huy Đức - Quốc hội và Luật Đất đai nhìn từ làng Hoành

“Viết 29 chương và đã khai rõ như trong địa bạ, nếu có những điều xằng bậy không đúng thực tế như lấy ruộng công làm ruộng tư, đổi ruộng canh tác thành đất ở, đổi ruộng canh tác thành ruộng bỏ hoang, dám dối trá ruộng đất dù là một thước, cấp trên đo kiểm tra thấy sai lệch, hoặc có người tố cáo thì ngay lập tức Lý trưởng Nguyễn Đình Bích, Trùm trưởng Phạm Tất Bình sẽ nhận trọng tội”.

Tập Địa bạ xã Yên Hoành, tổng Yên Định, phủ Thiệu Hóa được lập vào năm Minh Mệnh thứ 11 [1830], xong ngày 20-5 năm Minh Mệnh thứ 15 [1834] vẫn còn được giữ ở Cục Lưu trữ Quốc gia 1. Nhưng điều quan trọng là hàng trăm năm sau đó, lịch sử làng Hoành không ghi nhận vi phạm nào trong “quản lý đất đai” cả.

Trong Địa bạ, không chỉ từng thửa đất đều phải “khai rõ giáp giới 4 mặt, kích thước mẫu, sào, thước tấc cụ thể”, mà còn phải “khai rõ từng loại điền thổ; các loại đất công, đất tư, đất hồ, đất ở, ao vườn…”

mardi 14 novembre 2023

Dương Quốc Chính - Đôi lời trao đổi với tiến sĩ Nguyễn Ngọc Chu

 

Hôm qua mình thấy nhiều người share bài viết của tiến sĩ (TS) Nguyễn Ngọc Chu về bất động sản và đất đai.

Mình vào đọc status đó cùng với các comment thấy hầu hết là đồng thuận và khen hay, khen đúng. Như thế mới nguy hiểm, vì bài viết này có đa số nội dung là không đúng với pháp luật đất đai cũng như thực tế xã hội (vận hành có thể lách luật).

Xét thấy rằng chuyện này làm ảnh hưởng đến nhận thức của nhiều người nên mình thấy cần có đôi lời với TS Chu. Bài viết dài nên không tiện comment bên đó.

lundi 13 novembre 2023

Nguyễn Ngọc Chu - Hà Nội thu được bao nhiêu tỉ đô từ 272 hecta đất chân cầu Nhật Tân ?

 

1. Có người nghe nói triển khai dự án “Thành phố thông minh” [1] diện tích 272 héc ta tại chân cầu Nhật Tân đã khấp khởi mừng. Vì nghĩ rằng các tòa nhà chung cư xây dựng tại “Thành phố thông minh” sẽ được phân phối miễn phí cho người dân, giống như các khu tập thể Kim Liên, Thành Công, Giảng Võ ở những năm 1970.

Họ quên mất mỗi mét vuông nhà ở “Thành phố thông minh” sẽ có giá phải mua nhiều ngàn USD, mỗi chỗ để xe cũng phải trả phí dịch vụ. Lên tháp cao tài chính 108 tầng để ngắm cảnh thành phố phải trả tiền, vào các khu vui chơi giải trí ở các công viên cũng phải mua vé.

“Thành phố thông minh” thông minh đầu tiên ở biết cách thu tiền. Không có gì là miễn phí. Ước mơ hưởng thụ miễn phí trong “Thành phố thông minh” còn xa vời hơn  “Lão đầy tớ ngồi mơ nước Nga” trong bài thơ ‘Lão đầy tớ’ của Tố Hữu [2].

vendredi 24 mars 2023

Nguyễn Thông - Ruồi bu

 

- Không cần phải lấy ý kiến đóng góp về Luật Đất đai, dân chủ giả tạo làm gì (đó là chưa nói chính ông Huệ đã sổ toẹt rằng nếu ý kiến trái chủ trương của đảng và Hiến pháp thì không tiếp thu, xem xét).

Tổ chức rùm beng, lập ban lập bệ, màu mè sơ kết tổng kết vuốt ve nhau, tốn kém lãng phí, đổ vào đó không ít tiền và sự giả dối.

Chỉ cần đổi, xóa bỏ chế độ "sở hữu toàn dân" về đất đai (thực chất là dân không có quyền sở hữu bởi bị nhà nước chiếm đoạt quyền). Lập lại chế độ "sở hữu tư nhân" như cha ông nghìn đời đã tạo lập, như các bản hiến pháp trước kia của chính chế độ này đã thừa nhận.

Đặng Bích Phượng - Góp ý để làm gì ?

 

Ông Vương Đình Huệ nói trên cương vị chủ tịch quốc hội: "Góp ý luật Đất đai trái chủ trương của Đảng, Hiến pháp thì không tiếp thu".

Thế mà cũng làm chủ tịch Quốc hội được mới lạ. Nói như ông Huệ, thì gộp mẹ nó Hiến pháp vào chủ trương của đảng làm một, méo dính dáng gì đến dân hết. Mà đã thế thì lấy ý kiến làm méo gì nhỉ?

Nhà em nghe kể, sau năm 75, đảng cộng sản Việt Nam cũng tổ chức lấy ý kiến các nhân sĩ/trí thức. Các cụ như được cởi tấm lòng, hăng hái góp ý với đảng. Xong xuôi, đảng làm một mẻ, hốt trọn các cụ, không vào đại lao thì cũng sống dở chết dở. Mới đây viện trưởng viện SENA - tiến sĩ Nguyễn Sơn Lộ, cũng chỉ vì góp ý mà bị khởi tố, bắt giam đấy thôi.

vendredi 10 mars 2023

Huy Đức - Đất đai : Luật mới hay văn bản mới

 

Đọc “tờ trình”, lắng nghe “chỉ đạo” của các nhà lãnh đạo, “ý kiến đóng góp của nhân dân” và “phát biểu của các chuyên gia…” tôi cố tìm lý do sửa Luật.

QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CỦA NGƯỜI DÂN LÀ TÀI SẢN

Về căn bản, quan điểm của “Đảng và Nhà nước ta” với “sở hữu toàn dân” vẫn không thay đổi. Nghị quyết 18 Trung ương V chỉ tái khẳng định tư duy truyền thống này. Tuy nhiên, việc Bộ Luật Dân sự 2015 xếp “quyền sử dụng đất” của người dân vào nhóm “quyền về tài sản” [Điều 115] mang đến khá nhiều ý nghĩa. Điều này, nếu được cơ quan lập pháp nhận ra… thì khi sửa Luật Đất đai sẽ có cách tiếp cận giản đơn và mạch lạc.

vendredi 11 novembre 2022

Tạ Duy Anh - Tư hữu cấp nhà nước

 

“Nhà nước tư hữu” là một thuật ngữ quá quen thuộc, nhất là với những ai suốt thời trẻ phải học môn chính trị, mà nếu so sánh chỉ có thể dùng hình ảnh một người cứ mãi phải nhai mớ giẻ rách!

Nhưng cách nay hơn 30 năm, thầy tôi, Phạm Vĩnh Cư, trong một giờ giảng bài, đã ngẫu hứng nói với chúng tôi rằng: “Nguy hiểm nhất là khi Nhà nước bị biến thành kẻ tư hữu khổng lồ”.

Ngừng một lát, như không kìm nén được, thầy nói thêm: “Thể nào các em cũng thấy điều đó trong đời mình”.

vendredi 16 septembre 2022

Nguyễn Ngọc Chu - Hai vấn đề nan giải sau quyết định ân giảm án cho Đặng Văn Hiến

 

1. TIN VUI CHƯA TRỌN VẸN

Hôm nay truyền thông đưa tin, Chủ tịch nước ký quyết định ân giảm từ án tử hình xuống án chung thân cho tử tù Đặng Văn Hiến. Sau mấy năm không ngừng kêu oan, với sự giúp đỡ của các cá nhân, tổ chức và công luận, cuối cùng Đặng Văn Hiến thoát án tử hình.

Thoát án tử hình, là tin vui cho Đặng Văn Hiến và người thân, là "thành  tựu" khiêm tốn của những ai tham gia và lên tiếng bảo vệ công lý cho Đặng Văn Hiến. Nhưng đó là một tin vui chưa trọn vẹn, một "thành tựu" mặn chát đắng cay.

vendredi 14 janvier 2022

Nguyễn Minh Tâm - Nghĩ ngắn bên ly cà phê sáng


Có lẽ không ở đâu như xứ Việt mình, đất đai lại là cội nguồn của sự phân cực sâu sắc về giàu - nghèo giữa các " đại gia" bất động sản với người dân, mà đặc biệt là nông dân như thế.

Đất đai bao đời của cha ông để lại cho họ, bỗng chốc theo một tờ giấy, trở thành tài sản của các "đại gia" với các "dự án" khủng được vẽ ra.

Các đại gia sống phè phỡn trên khối tài sản ngàn ngàn tỉ và ngông nghênh coi thiên hạ bằng nửa con mắt, trên nỗi đau khổ của những người mất đất. Người "chủ đất" chỉ được nhận lại chút tiền "đền bù" rẻ mạt, trở thành kẻ trắng tay. Và thế là bi kịch xảy ra trước thanh thiên bạch nhật khiến bao người có lương tâm xót xa đến buốt lòng !

samedi 10 avril 2021

Nguyễn Ngọc Chu - Số phận nào cho Cung Thiếu nhi Hà Nội ?


1. TÁC HẠI CỦA NHIỆM KỲ

Một trong những tác hại rất lớn của nhiệm kỳ là tham nhũng đất đai. Dù là nguyên cớ gì - giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đấu giá đất…- thì phía sau cũng tồn tại những cuộc thoả thuận ngầm. Nhiều dự án đất đai được ký vào thời điểm cuối của nhiệm kỳ.

Vụ án các ông Nguyễn Hữu Tín, Nguyễn Thành Tài, Tất Thành Cang là những thí dụ điển hình về tham nhũng đất đai. Còn nhiều tham nhũng đất đai nhưng chưa được phát hiện.

Những người giàu có nhất Việt Nam đều liên quan đến đất đai. Càng giàu có càng thâu tóm được nhiều đất đai ở những vị trí đẹp nhất, ở trung tâm các thành phố lớn. Việt Nam chưa có ai giàu có lên nhờ sở hữu công nghệ. Nên có người giàu mà nước chưa mạnh.

mercredi 13 janvier 2021

Ngọc Vinh - Tội ác của luật đất đai


Sáng nay, có dịp đi ngang bến xe Văn Thánh cũ. Giờ nơi khu đất từng là tài sản công đó, một tòa cao ốc sang trọng đang mọc lên. Không biết của ai, nhưng chắc không phải của nhà nước.

Rồi đi ngang cầu Sài Gòn, nơi khi xưa là cảng hải quân chế độ Việt Nam Cộng Hòa, giờ đầy tràn cao ốc. Những cao ốc ấy cũng không phải của nhà nước.

Cảng Ba Son cũng vậy, rồi ABCD...Z cũng vậy, từng là đất công, giờ biến thành bất động sản của tư nhân. Một cuộc chuyển hóa ngoạn mục vô tiền khoáng hậu.

dimanche 27 septembre 2020

Lưu Trọng Văn - Quyền tư hữu đất đai và đại hội 13


Sáng qua gã café với Chu Hảo, Nguyễn Duy, Hoàng Hưng.

Chu Hảo kể, đại hội đảng 11 ông là đại biểu với tư cách nhà khoa học công nghệ, thứ trưởng bộ Khoa học và Công nghệ. Tại đại hội, một sự kiện lịch sử xuất hiện khi bộ trưởng Kế hoạch – Đầu tư Võ Hồng Phúc kiến nghị đại hội bỏ phiếu hai vấn đề lớn của Đất nước.

1. Quyền tư hữu công cụ sản xuất.
2. Quyền tư hữu đất đai.

mercredi 4 mars 2020

Bán trời không văn tự, đất ngầm thì cho không!



Dự án bên hồ Giảng Võ với hàng chục điểm nhấn chọc thẳng lên bầu trời, chỉ nhìn bản vẽ đã làm giới chuyên môn e ngại (nguồn ảnh: chủ đầu tư quảng cáo dự án)
(NĐT 03/03/2020) Hà Nội và các thành phố Việt Nam đang bước sang giai đoạn phát triển mới, đòi hỏi những công cụ quản lý tài nguyên không gian đô thị hiện đại thay thế cho những mô hình lạc hậu.

Dự án bên hồ Giảng Võ với hàng chục điểm nhấn chọc thẳng lên bầu trời, chỉ nhìn bản vẽ đã làm giới chuyên môn e ngại (nguồn ảnh: chủ đầu tư quảng cáo dự án)

Hà Nội: Tự sự của các tòa nhà vươn cao, cao mãi…

Công trình xây dựng cao nhất Hà Nội trước 1990 là khách sạn Giảng Võ (11 tầng). Đầu những năm 2000, khi mở cửa đầu tư, nhà cao cả chục tầng khắp nơi, thì bản quy hoạch Hà Nội cũng mới rón rén chấm 9-12 tầng. Các doanh nghiệp tư nhân nắm bắt cơ hội rất nhanh nên xin phép xây nhà 18-20 tầng để kinh doanh. Đối mặt với loại hình mới, cho dù chưa từng biết đến lợi hại của nhà cao tầng, song các nhà quản lý cũng… liều mạng cho ý kiến chỉ đạo, lúc thì “không thể chấp nhận được”, khi thì lại thấy “cần điểm nhấn, nên chấp nhận được”.

dimanche 19 mai 2019

Tâm Chánh - Công ty Tân Thuận, Đảng và bóc lột



Nếu "quy thành phần", kiểu phân loại các tầng lớp xã hội khi tiến hành "cuộc cách mạng quan hệ sản xuất", thì công ty Tân Thuận sẽ thuộc thành phần gì và hình thức cải tạo sẽ như thế nào? 

Đó là một câu hỏi nghiêm túc. Bởi vì xóa bỏ áp bức, bóc lột cũng chính là một động cơ chính yếu làm nên "địa vị lịch sử" của "chúng ta" hôm nay.

Các cuộc đấu tố và cải tạo công thương nghiệp khốc liệt trước đây nhằm xóa bỏ quan hệ sản xuất bóc lột ấy. Mà còn phải xóa bỏ tận gốc rễ nạn bóc lột, áp bức nữa, nên quyền tư hữu đất đai bị xóa bỏ.

jeudi 17 janvier 2019

Nguyễn Tiến Tường - « Cởi trói » cho đất đai



Vấn đề của tư hữu hóa đất đai đã được giới học thuật mổ xẻ nhiều. Nó là một yêu cầu của thể chế, của thời đại đã được đặt ra gần nửa thế kỷ nay.

Ngay trong khái niệm “tư hữu hóa” đã thấy không ổn. Bản chất của việc này là trả quyền sở hữu về đúng chủ thể của nó thay vì sở hữu "toàn dân” nhưng người dân không có quyền định đoạt. 

Trong con mắt của tư tưởng Mác-xít, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt và về lý thuyết, sở hữu toàn dân chống tư bản tích tụ đất đai. Quan điểm đó chủ yếu hướng cái nhìn vào ruộng đất đã vô cùng cổ hủ. Ngay cả trên chính ruộng đất, chính sách dồn điền đổi thửa, cánh đồng lớn ở nông thôn sẽ không thể thực hiện được khi nông dân sở hữu "quyền sử dụng" đất ngắn hạn.

samedi 2 juin 2018

Cuba chuẩn bị sửa đổi Hiến pháp để mở cửa kinh tế


Quốc hội Cuba hôm nay 02/06/2018 bắt đầu khởi động tiến trình tu chính Hiến pháp, để mở cửa thêm nền kinh tế, cho dù không thay đổi tính chất « xã hội chủ nghĩa không thể đảo ngược » của đảo quốc. Việc cải cách sẽ được tranh luận trên toàn quốc, rồi tiến hành trưng cầu dân ý. Tiến trình này kéo dài trong nhiều tháng.

Trong phiên họp bất thường hôm nay của Quốc hội, một ủy ban chuyên trách được thành lập. Hiến pháp mới sẽ mở rộng hơn cánh cửa cho những thay đổi về kinh tế, tạo căn bản pháp lý cho những cải tiến gần đây của ông Raul Castro so với Hiến pháp năm 1976.