Affichage des articles dont le libellé est Quyền lực mềm. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Quyền lực mềm. Afficher tous les articles

dimanche 29 mai 2022

Phúc Lai - Chiến lược của Putin đã thất bại trong cuộc chiến tranh với Ukraine

 

Thế giới bước sang thế kỷ XXI đã “nhận lấy” ngay một vụ khủng bố kinh hoàng vào tận kinh đô tài chính của nước Mỹ, thành phố New York. Trong tất cả những hệ lụy hay hậu quả kéo theo nó, có cuộc chiến tranh tấn công vào Afghanistan.

Hồi đó, cuộc tấn công của liên minh do Hoa Kỳ dẫn đầu đã diễn ra trong 5 (năm) tuần và kết thúc bằng sự sụp đổ của chế độ Taliban.

Đó là một trong những ví dụ về “xung đột hạn chế” và nó đại diện cho lý thuyết chiến tranh trong thế kỷ XXI, dù thực chất lý thuyết này đã được bắt đầu từ 10 năm trước, trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất. Sẽ có độc giả phản đối tôi khi dẫn chứng rằng cuộc Chiến tranh Afghanistan đã kéo dài 20 năm, nhưng nó là cả một quá trình chiếm đóng, bình định, nội chiến… và các hoạt động quân sự chỉ đóng vai trò phụ trợ cho quá trình kia mà thôi.

mardi 12 octobre 2021

Quá hung hăng, Trung Quốc thất bại trong chiến lược thao túng thế giới


Đăng ngày:

Bắc Kinh đã đánh rơi chiếc mặt nạ bá quyền

Bọn gián điệp đang ở bên trong chúng ta. Đó không phải là tựa đề một truyện trinh thám, mà là kết luận đáng ngại khi đọc công trình điều tra công phu về « các hoạt động gây ảnh hưởng của Trung Quốc » do Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự (IRSEM) thực hiện.

samedi 31 juillet 2021

Đoàn Bảo Châu - Truyền thông đúng đắn và cởi mở chính là một cách để xây dựng quyền lực mềm


Mỗi lần có các bạn phóng viên nước ngoài nhờ tôi xin ý kiến từ một quan chức của Việt Nam thì hầu như bao giờ cũng thất bại.

Họ sẽ bảo theo quy định là phải có giấy của Bộ Ngoại Giao đưa sang, mà muốn có giấy thì tòa báo phải gửi thư sang Bộ Ngoại Giao trước. Việc ấy mà làm đầy đủ thì mất vài ngày. Trong khi ấy thì nhiều bài báo có tính thời sự lại cần ngay.

Như bài báo sắp tới trên New York Times về việc Việt Nam giúp tìm được xác một phi công Mỹ dưới Biển Đông thì người phát biểu sẽ không thể nói gì có thể sai được. Bản chất của bài báo như vậy là hoàn toàn tích cực, việc hợp tác là để củng cố mối quan hệ giữa hai nước, thể hiện thiện chí, chính sách nhân đạo của người Việt Nam.

dimanche 11 octobre 2020

Đặng Hoàng Hải Anh - Quyền lực mềm

 


(VnExpress 09/10/2020)
Ở Việt Nam, đi nhậu với sếp, nhân viên hay trả tiền. Nhưng khi tôi qua Mỹ, người trả tiền thường là sếp.

Hồi mới đi làm ở Mỹ, tôi gặp tình huống khó quên. Hôm đó sếp rủ tôi đi ăn trưa bàn thêm công việc. Lúc ăn xong, theo thói quen, tôi rút ví ra trả tiền mời sếp giống như ở Việt Nam, song ông đã đứng dậy thanh toán cho cả hai nhanh hơn. Và sau khi việc này diễn ra vài lần, cộng thêm giải thích của người quen, tôi mới hiểu, ở Mỹ, người trả tiền cho các bữa ăn bàn công việc thường là người có vai vế hay thu nhập cao hơn.

Không chỉ thế, ngoài giờ làm việc, sếp và nhân viên cư xử khá bình đẳng, giống như bạn bè. Những lần sếp rủ tôi và đồng nghiệp đi uống bia, chúng tôi bàn luận thoải mái về nhiều chủ đề.

mardi 24 mars 2020

Chuyên gia Pháp : Bắc Kinh viện trợ để làm quên nguồn gốc virus Vũ Hán

Phái đoàn Trung Quốc mang khẩu trang đến giúp Hy Lạp chống dịch, ngày 21/03/2020.
Đăng ngày:

Trung Quốc chi viện chỉ một phần rất nhỏ sản lượng khẩu trang của mình nhưng tuyên truyền rầm rộ, hành động song phương để làm nổi bật vai trò Bắc Kinh. Điều nghịch lý là viện trợ của Hoa Kỳ cao gấp 10 đến 100 lần so với Trung Quốc. Việc chính quyền Trump không quảng bá gì là một sai lầm cực lớn. 

Chuyên gia về châu Á François Godement của Viện Montaigne khi trả lời phỏng vấn của báo La Croix ngày 24/03/2020 đã nhận định, việc Trung Quốc tuyên truyền rầm rộ khi giúp đỡ một số nước về y tế trong đại dịch virus corona, là nhằm làm quên đi xuất xứ của con virus Vũ Hán.

Trung Quốc gởi thiết bị y tế đến châu Âu để giúp chống dịch. Phải chăng để chứng tỏ « quyền lực mềm » của Bắc Kinh, vốn luôn tìm cách xuất hiện như một mạnh thường quân giàu lòng vị tha ?

dimanche 23 février 2020

Dịch virus corona : Tàn giấc mơ hoa cho Trung Quốc của Tập Cận Bình



(Sébastien Faletti, LeFigaro 24/02/2020) Dịch corona có thể gây sợ hãi cho các nhà đầu tư ngoại quốc và các tập đoàn lớn. Tệ hơn nữa, các nhà lãnh đạo chính trị của nhiều nước cho đến nay vẫn bị Bắc Kinh đe nẹt, có thể đánh giá sức mạnh thực sự của Trung Quốc thấp hơn trước. Và trong thời điểm khó khăn này, Bắc Kinh nhận ra rằng mình chẳng có bao nhiêu bạn bè. 

Được ông chủ tịch nước thúc đẩy, nhưng một Trung Quốc đang mơ thành siêu cường thách thức Hoa Kỳ, đang cay đắng phô bày sự yếu kém của mình trên trường quốc tế.


Bà Ursula von der Leyen không thể chiêm ngưỡng Tử Cấm Thành. Tân chủ tịch Ủy ban châu Âu sẽ phải chính thức công du Trung Quốc ngày 30/3, nhưng con virus corona đã ngăn trở việc tái thúc đẩy mối quan hệ giữa châu Âu và Trung Quốc. Lịch trình ngoại giao của nền kinh tế thứ nhì thế giới bị rối loạn do cuộc khủng hoảng dịch tễ chưa biết đến bao giờ mới kết thúc.

dimanche 19 janvier 2020

Đoàn Bảo Châu - Quyền lực mềm của chính quyền đang ở đâu?



VCB đã theo lệnh của Bộ Công an mà phong tỏa số tiền hơn năm trăm triệu của chị Nguyễn Thúy Hạnh. Đây là số tiền người dân gửi tới để phúng viếng cụ Kình. 

Có mấy điểm cần phải rạch ròi ở đây: 

1. Mặc dù tôi đứng về phía cụ Kình, nhưng tôi không đồng ý việc tàng trữ thuốc nổ như lời tuyên bố trong một clip của ông ngồi cạnh cụ Kình. 

vendredi 20 juillet 2018

Choáng váng vì Trump, Trung Quốc cố ve vãn châu Âu nhưng bất thành

Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk, thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean-Claude Juncker tại Bắc Kinh ngày 16/07/2018.

Bị cơn lốc xoáy Donald Trump làm choáng váng, Trung Quốc bèn quay sang ve vãn châu Âu, cố tìm cho được đồng minh trong cuộc chiến thương mại. 

Hôm thứ Hai 16/07/2018, Bắc Kinh đã trải thảm đỏ, giương cao ngọn cờ « tự do mậu dịch » để đón tiếp chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk và chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean-Claude Juncker. Nền kinh tế thứ nhì thế giới mong chiêu dụ được Bruxelles nhân hội nghị thượng đỉnh thường niên với Liên hiệp Châu Âu (EU), trong bối cảnh tổng thống Mỹ vừa bắn một loạt đại pháo mới, áp đặt thuế hải quan lên 200 tỉ đô la hàng Trung Quốc nhập khẩu. 

Trục Bắc Kinh - Bruxelles để cô lập Donald Trump ?

Vốn có thói quen cao ngạo trước các đối tác thương mại, lần này Bắc Kinh nồng hậu tiếp đón những thượng khách từ Bruxelles. Vài ngày trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh, Trung Quốc thậm chí còn để cho bà Lưu Hà (Liu Xia), vợ góa của giải Nobel hòa bình Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo) bay sang Đức theo yêu cầu của thủ tướng Angela Merkel, kết thúc tình trạng bị quản thúc chặt chẽ từ nhiều năm qua. 

samedi 16 décembre 2017

«Quyền lực bén», vũ khí lũng đoạn thâm hiểm của Trung Quốc

Lễ hội ánh sáng Trung Quốc tổ chức tại Cologne (Köln), Đức ngày 25/11/2017.

Sau khi ra số đặc biệt về thần tượng âm nhạc Johnny Hallyday vừa qua đời, các tuần báo Pháp vắng bóng trên sạp. Cả hai tờ Le Courrier International Le Point phát hành trong tuần này đều dành chủ đề cho Trung Đông. Riêng tuần báo Anh The Economist đăng ảnh bìa là hình vẽ trái đất với những gai sắt nhọn tua tủa, chạy tựa « Quyền lực bén, một dạng mới của ảnh hưởng Trung Quốc ».
Ở trang trong, tờ báo phân tích cụ thể việc chính quyền Trung Quốc thâm hiểm dùng mọi cách xâm nhập để dẫn dắt công luận và dập tắt những tiếng nói chỉ trích của các nước khác trên thế giới. Phương thức này có thể gọi là « sharp power », tạm dịch « quyền lực sắc bén ».

Úc, New Zealand, Canada, Đức…những nạn nhân của vòi bạch tuộc Trung Quốc 

The Economist nhận định, trong năm qua nước Úc đã bị một loạt xì-căng-đan, mà gần đây nhất là vụ Sam Dastyari, một chính khách gốc Iran thuộc đảng Lao Động, đã phải rút lui khỏi Quốc hội hôm 12/12. Trong một băng ghi âm, ông Dastyari đã cổ vũ Úc « tôn trọng » yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh trên Biển Đông, đi ngược lại với chủ trương của chính phủ và ngay cả của đảng mình. Dân biểu này còn cố ngăn trở người phát ngôn về đối ngoại của đảng gặp một nhà hoạt động dân chủ Hồng Kông. 

samedi 11 novembre 2017

«America First» của Trump làm tiêu tan quyền lực mềm Mỹ

Tổng thống Mỹ Donald Trump là trung tâm chú ý trong hội nghị APEC tại Đà Nẵng, Việt Nam ngày 10/11/2017.

Liên quan đến Hoa Kỳ, The Economist số ra tuần này cảnh báo « Nguy hiểm : Ảnh hưởng Mỹ bị suy yếu đi dưới thời Donald Trump », và không dễ dàng gì vực dậy nổi.

Cách đây đúng một năm, ông Donald Trump được bầu lên làm tổng thống. Nhiều người dự đoán chính sách đối ngoại của Mỹ sẽ trở thành thảm họa. Ông Trump từng đòi từ bỏ các hiệp định tự do mậu dịch, bỏ rơi các đồng minh, làm đảo lộn trật tự toàn cầu hiện nay dựa trên cơ sở luật pháp. NATO bị cho là « lỗi thời », NAFTA (Hiệp định Tự do Mậu dịch Bắc Mỹ) là « tồi tệ chưa từng thấy », và nước Mỹ quá lịch sự với người nước ngoài. Donald Trump dọa « thả bom xuống bọn khốn kiếp Daech », « đoạt lấy dầu lửa ».