Affichage des articles dont le libellé est Quốc khánh. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Quốc khánh. Afficher tous les articles

samedi 2 septembre 2023

Nguyễn Gia Việt - Quốc khánh và Tết, hai nghĩa hoàn toàn khác nhau

 

Thấy tự dưng giờ truyền thông xọ ngày quốc khánh là ngày "Tết độc lập" (?)

Cái này rất bậy về chữ nghĩa, con chữ nó vốn đã có nghĩa quy định trong tự điển riêng biệt hết rồi, xọ vô tầm xàm.

- Tết :

Chữ "Tết" trong văn hóa Việt Nam được một số người lý giải Tết là do Việt đọc trại từ Tiết trong Tiết Nguyên Đán của Tàu mà ra. Tuy nhiên chưa đúng. Ai cũng biết Tết và Tiết cũng một chữ thôi. Nhưng lịch sử Việt tộc chứng minh rằng, cái chữ "Tết" xuất hiện trước “Tiết”.

Nguyễn Thông - Quốc khánh

 

Hôm nay 02.09, xứ này gọi là ngày quốc khánh, hoặc ngày độc lập, tết độc lập.

Các nước trên địa cầu hầu như nước nào cũng có ngày quốc khánh. Theo từ nguyên, quốc nghĩa là nước, khánh là mừng, vui mừng, ăn mừng (khánh tiết, khánh thành, khánh hạ, lễ mừng thọ lục tuần đại khánh...). Quốc khánh, hiểu nôm na, là ngày lễ ăn mừng, vui mừng của một quốc gia.

Xưa nay, các nước trên thế giới thường chọn ngày quốc khánh là ngày gắn với sự kiện trọng đại, có ý nghĩa bậc nhất của nước ấy. Rồi hằng năm, cứ tới ngày tháng đó thì kỷ niệm quốc khánh. Nước Mỹ là 04.07, Pháp chọn 14.07, Trung Quốc 01.10, Việt Nam 02.09 (lưu ý là « ngày » 2 tháng Chín chứ không phải « mùng », bởi mùng chỉ dùng cho âm lịch).

vendredi 2 septembre 2022

Nguyễn Thông - Quốc khánh

 

Hôm nay 2.9, xứ này gọi là ngày quốc khánh, hoặc ngày độc lập.

Các nước trên địa cầu hầu như nước nào cũng có ngày quốc khánh. Theo từ nguyên, quốc nghĩa là nước, khánh là mừng, vui mừng, ăn mừng. Quốc khánh, hiểu nôm na, là ngày lễ ăn mừng, vui mừng của một quốc gia.

Xưa nay, các nước trên thế giới thường chọn ngày quốc khánh là ngày gắn với sự kiện trọng đại, có ý nghĩa bậc nhất của nước ấy. Rồi hằng năm, cứ tới ngày tháng đó thì kỷ niệm quốc khánh. Nước Mỹ là 4.7, Pháp chọn 14.7, Trung Quốc 1.10, Việt Nam 2.9 (lưu ý là ngày 2.9 chứ không phải mùng 2.9, bởi mùng chỉ dùng cho âm lịch).

lundi 26 octobre 2020

Bùi Chí Vinh - Ký ức về tổng thống Ngô Đình Diệm


Ngày 26-10 là ngày Quốc Khánh của Đệ Nhất Cộng Hòa thời Tổng thống Ngô Đình Diệm. Cứ đến ngày này tôi lại nhớ mấy câu thơ học thuộc lòng trong sách Quốc Văn ngày xưa:

Ngày hai mươi sáu tháng Mười

Là ngày Quốc Khánh dưới trời tự do

Say sưa tiếng hát câu hò

Reo vang hạnh phúc ấm no hòa bình...

Thời ấy chúng tôi đi học trong túi chỉ có 5 cắc mà xài hoài không hết, là bởi vì vô trường đã được cho ăn bánh mì phô mai, uống sữa nóng miễn phí nên tiền lúc nào cũng dư. Càng nghĩ về ngày Quốc Khánh càng tiếc thương Tổng thống Ngô Đình Diệm biết bao. Nay tôi trích lại một chút kỷ niệm về ông trong hồi ký Giai Thoại Của Thi Sĩ, để hiểu cách ông đối xử với kẻ thù chính trị và con cái họ như thế nào...

mercredi 30 janvier 2019

Nguyễn Quang Duy - Quyền Bày Tỏ Chính Kiến Của Trẻ Em tại Úc



Diễu hành mừng Quốc khánh Úc. Ảnh Courrier Australien.

Đối với người Úc Quốc khánh, quốc kỳ và quốc ca chỉ là biểu tượng nên thường được mang ra tranh luận. Bởi thế ngay từ khi còn rất nhỏ trẻ em Úc đã được khuyến khích công khai bày tỏ chính kiến về ba biểu tượng kể trên. Nhân Quốc Khánh Úc 26/1/2019 xin được lấy vài dẫn chứng để thấy được việc giáo dục “chính trị” tại học đường Úc.

Kêu gọi đổi ngày Quốc khánh

Trước đây ít hôm, chương trình ABC Úc cho công bố một bức thư viết tay của 1 cô bé gởi cho chính giới Úc lời văn như sau:

“Chính giới kính mến,

“Tôi nghĩ rằng Quốc Khánh nên được tổ chức vào một ngày khác, vì ngày 26/1 là ngày chúng ta đánh cắp nước Úc từ tay những người thổ dân. Đó là một ngày người thổ dân cảm thấy rất buồn và tôi không nghĩ điều đó là đúng. Nó giống như chúng ta ăn mừng vì đã giết rất nhiều rất nhiều thổ dân."

lundi 3 septembre 2018

Việt Nam bắt thêm 7 người trong vụ ném chất nổ vào trụ sở công an

Ông Ngô Văn Hoàng Hùng, ảnh của Công An Nhân Dân.
Phát thanh RFI ngày 03.09.2018



Công an Việt Nam vừa bắt thêm 7 người có liên quan đến vụ ném quả nổ vào trụ sở công an phường 12 Tân Bình ở Saigon hồi tháng Sáu, mà theo báo chí trong nước là thuộc một nhóm lưu vong ở Canada có mục đích lật đổ chế độ. Reuters hôm nay 03/09/2018 cho biết như trên.

Đây là vụ bắt giữ mới nhất, trong số một loạt biện pháp trấn áp các nhà ly khai và các nhóm lưu vong chống cộng, trong đó có hai nhóm bị liệt vào loại khủng bố (Việt Tân và Chính phủ Quốc gia Việt Nam lâm thời).

Nguyễn Di Ngữ - Mất chiến hào



7g30 sáng tôi có mặt tại khu vực Nhà Thờ Đức Bà. Các ngã ba, ngã tư ngoài những chồng thép gai làm rào cản, lực lượng an ninh chìm nổi đã tụ đầy ở đó. Các quán café tại những điểm nóng trong khu này không còn ghế cho người dân thường.

Tôi chạy dọc Duy Tân hướng về Hiền Vương để lên Công Lý rồi tới công viên Hoàng Văn Thụ, điểm nóng có thể xảy ra một cuộc xuống đường.

Phạm Đình Trọng - Ngày 2 tháng Chín


Ảnh FB Lê Đinh Thăng

Ngày 2 tháng Chín, 2018, công an bủa vây bịt bùng trước nhà nhiều người dân trên khắp mọi miền đất nước. 

Hai trung tâm chính trị văn hóa, xã hội, hai không gian tiêu biểu cho đời sống dân sự đất nước, tiêu biểu cho bộ mặt xã hội Việt Nam là Hà Nội và Sài Gòn không những là hai nơi số người dân bị công an nhà nước cộng sản bủa vây, ngăn chặn không cho ra khỏi nhà nhiều nhất. Mà trên khắp đường phố Hà Nội, Sài Gòn còn rải đầy sắc áo công an, dân phòng trang bị roi điện, dùi cui, trang bị cả bộ mặt thú săn hầm hầm sát khí. Khắp các ngả đường trung tâm hai thành phố lớn nhất nước giăng trùng trùng lớp lớp rào sắt, kẽm gai. 

jeudi 11 janvier 2018

Ấn Độ lần đầu tiên mời toàn bộ 10 lãnh đạo ASEAN đến dự Quốc Khánh

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (người thứ 5 từ trái sang) tại thượng đỉnh Ấn Độ-ASEAN lần thứ 14 tại Vientiane (Lào), ngày 08/09/2016. Ảnh minh họa.


Mười nhà lãnh đạo Đông Nam Á sẽ là khách mời danh dự của thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi trong dịp Quốc khánh, trong bối cảnh New Delhi đang tìm cách ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực. Bộ Ngoại Giao Ấn Độ hôm 10/01/2018 cho biết như trên.
Theo truyền thống, chỉ có một nhân vật ngoại quốc là khách mời danh dự trong cuộc diễu binh nhân Quốc khánh Ấn Độ 26/01. Nhưng năm nay cả 10 nhà lãnh đạo của Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Miến Điện, Campuchia, Lào và Brunei đều là thượng khách. Preeti Saran, một quan chức cao cấp của Bộ Ngoại giao cho biết rất vui mừng vì tất cả lãnh đạo ASEAN đều nhận lời tham dự.