Affichage des articles dont le libellé est Quốc kỳ. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Quốc kỳ. Afficher tous les articles

vendredi 8 décembre 2023

Bông Lau - Biểu tình bất bạo động

 

Tấm hình này rất quý, vì sự bày tỏ khuynh hướng chính trị đối nghịch vẫn còn rất nhân văn.

Đây là cảnh kiều bào Việt Nam và các cảm tình viên đang biểu tình ủng hộ phe mình bên ngoài Trung Tâm Hội Nghị Quốc tế ở Paris, ngày 25 tháng 1 năm 1969, khi phiên họp đầu tiên của cuộc đàm phán hòa bình Việt Nam bắt đầu.

Những người biểu tình phất cờ Nam Việt, Bắc Việt và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Họ đứng trộn lẫn với nhau và hỏng thấy ẩu đả. Có lẽ họ là sinh viên du học ở thập niên 60 nên vẫn còn rất nhân văn chăng?

lundi 5 juin 2023

Bông Lau - Chuyện một lá cờ

 

Nhiều bạn theo dõi các bài viết của Bông Lau nhiều năm nên biết mình không cuồng và làm to chuyện mấy lá cờ vàng đỏ, vì đó là chính kiến của mỗi người và cũng là thói quen họ đã sống dưới lá cờ ấy. Nhưng.

Năm 2016 trong một chuyến về Việt Nam xạ thủ muốn đi thăm Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa (Việt Nam Cộng Hòa) vì chưa bao giờ đến đó lần nào trong đời.

Trước chuyến đi xạ thủ tìm mua hai lá cờ vàng ba sọc đỏ ở Wahington DC để đem về Việt Nam vì thiết nghĩ những ngôi mộ của tử sĩ Việt Nam Cộng Hòa cần phải có lá cờ của họ phủ lên. Đó chỉ là nghi thức mà thôi, như tử sĩ miền Bắc thì có cờ đỏ sao vàng đắp lên.

dimanche 7 mai 2023

Nguyễn Văn Tuấn - Hiểu lá cờ và người Việt ở nước ngoài

 

Nhiều bạn trẻ ngày nay không biết đến lá cờ vàng ba sọc đỏ thời Việt Nam Cộng Hòa, cũng như họ không biết gì về một chánh thể đã tồn tại 21 năm ở miền Nam, không biết gì về người Việt vượt biển tị nạn.

Một số khác có lẽ chịu sự chi phối của tuyên truyền nên họ căm thù một cách vô điều kiện lá cờ mà họ hay nói xách mé là ‘ba que’. Cần nói thêm rằng lá cờ đó có ý nghĩa sâu sắc: màu vàng là tượng trưng cho đất nước, là màu truyền thống của các vương triều, còn ba sọc đỏ là tượng trưng cho ba miền đất nước. Có hơn 40 triệu người Việt lớn lên dưới lá cờ da vàng máu đỏ đó, và đó là một kỷ niệm khó phai nhòa.

Sau 1975, có hàng triệu người Việt vượt biển đến các nước lân cận xin tị nạn. Đối với những người này thì lá cờ Việt Nam Cộng Hòa có một ý nghĩa quan trọng. Khi ra biển và để làm tín hiệu cho các tàu khác cứu vớt, các tàu vượt biển của người Việt thường giương lá cờ đó để nói rằng họ đến từ miền Nam Việt Nam. Nhờ lá cờ đó mà hàng vạn người được cứu vớt và đi định cư ở nước ngoài. Lá cờ do đó là một hoài niệm, thậm chí một ‘ân nhân’.

samedi 6 mai 2023

Lâm Bình Duy Nhiên - Biểu tượng nhạy cảm!

 

Chỉ mới đây thôi, ông Chủ tịch nước còn nhờ chính quyền Úc can thiệp và xử lý các cá nhân hay tổ chức “phản động” chống phá Việt Nam tại Úc.

Giờ thì Bộ Ngoại giao Việt Nam lại yêu cầu phía Úc ngừng lưu hành đồng tiền lưu niệm hai đô la Úc có hình cờ vàng ba sọc đỏ, do Công ty Royal Australia Mint và Bưu chính Úc phát hành.

Bà Phạm Thu Hằng, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao cho biết chính quyền Việt Nam "lấy làm tiếc và kiên quyết phản đối" hành động của Công ty Royal Australia Mint và Bưu chính Úc.

vendredi 5 mai 2023

Nguyễn Gia Việt - Cờ vàng, cờ đỏ và lòng người

 

Coi báo thấy có nhiều cái vui vui. Thí dụ như nước nào đó nhận xét, báo cáo về Việt Nam thế này thế nọ về ABC gì đó, thì Việt Nam sẽ nói là "Xin tôn trọng nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác".

Nhưng rồi Việt Nam cũng có nhiều cái là lạ. Như vụ chánh phủ Hàn Quốc kháng cáo phán quyết bồi thường cho bà Nguyễn Thị Thanh thì phó phát ngôn cho biết Việt Nam "Rất lấy làm tiếc trước việc Chính phủ Hàn Quốc kháng cáo phán quyết của tòa án".

Bà Thanh trước đó được tòa án sơ thẩm tại Seoul ra phán quyết ủng hộ, yêu cầu chánh phủ Hàn Quốc phải bồi thường cho vụ "thảm sát" tại Quảng Nam năm 1968. Trong số các nạn nhân có người thân của bà Thanh. Chuyện tòa án và chánh phủ Hàn Quốc là chuyện nội bộ của Hàn Quốc !

Nguyễn Thông - Chuyện không nhỏ

 

Này, có nhẽ từ chuyện Campuchia cấm đem ảnh idol vào sân chơi thể thao để nhảy nhót hò hét ủng hộ, xứ An Nam cũng cần coi lại cái cách dung túng những trò tuyên truyền dở hơi lâu nay.

Trước hết, nó không hợp, sân bóng không phải là chỗ biểu dương lãnh tụ. Sau nữa, trong thế giới văn minh văn hóa, nó có vẻ thô lậu, nhố nhăng, chả giống ai, cứ kiểu một mình một chợ, anh hùng làng này cóc thằng nào bằng ta.

Sau nữa, đừng để thiên hạ người ta chê cười, mà lệnh cấm vỗ mặt như Campuchia vừa ban hành là biểu hiện dứt khoát của sự chê cười ấy.

vendredi 28 avril 2023

Dương Quốc Chính - Cờ xanh đỏ

 

Nhớ mang máng là mấy năm trước có người treo cờ này vào dịp này ở Sài Gòn, bị tịch thu, cấm treo. Treo cờ đỏ sao vàng thôi.

Tầm này treo cờ Chính phủ Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam mới đúng lịch sử nhưng mà nhạy cảm nha. Bởi vì chính phủ này là đa thành phần, gồm cả những người ngoài đảng cộng sản, do một ông kiến trúc sư làm chủ tịch (tương đương thủ tướng). Huỳnh Tấn Phát là ông kiến trúc sư Việt Nam  thành đạt nhất về đường chính trị, sau đó đến ông thay cây Nguyễn Thế Thảo! 

Nhưng thành viên chính phủ nói trên được nhiều người biết đến nhất có lẽ lại là Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thị Bình. Chắc tại bà tham gia hòa đàm Paris?

mercredi 21 décembre 2022

Đặng Sơn Duân - Về vụ pa-nô trường đại học in hình cờ Trung Quốc

 

Sự việc tấm pa-nô của một trường đại học thật khó giải thích theo lỗi vô ý.

Bởi có đến hai chi tiết, gồm lá cờ và hình khắc họa những người lính, đều xuất xứ từ Trung Quốc và được ghép lại từ hai ảnh khác nhau, lại gắn với quân đội Trung Quốc nên càng đáng phê phán.

Tuy nhiên, lỗi vô ý hay cố ý, và nằm ở trách nhiệm của cấp nào sẽ được cơ quan chức năng làm rõ. (Hoặc có thể làm rõ mà không công bố, đối với một số trường hợp phát hiện ổ gián điệp lạ). Cho tới lúc này tôi vẫn áp dụng "benefit of doubt" đối với lỗi cố ý.

samedi 18 juin 2022

Bông Lau - Những lá cờ kiêu hùng

 

Mỗi bữa sáng đi làm, nhiều khi quá mệt mỏi và buồn ngủ vì thức khuya nên cảm thấy chán chường mất hết sinh khí để lái xe đến sở.

Nhưng khi lái xe trên xa lộ 66 để vào thủ đô Washington DC và nhìn lên mấy cái cầu băng ngang phía trên thấy treo mấy lá cờ Ukraine và cờ Mỹ, tự nhiên tỉnh ngủ và trong lòng bừng lên niềm vui và khí thế. Nhớ bài hát vui nhộn hào hùng "Javelin Missile Song" của Quân Lực Ukraine mà cảm thấy yêu thương đất nước ấy vô cùng.

Đã hai lần vừa lái trên xa lộ 66 và lấy cell phone ra để vừa nhắm là cờ trên cao để chụp vừa lái xe.

vendredi 11 février 2022

Tại sao ở Thế vận hội, Đài Loan lại trở thành Đài Bắc Trung Hoa?


Đăng ngày:

La Croix ngày 10/02/2022 giải thích, danh xưng Đài Bắc Trung Hoa do Ủy ban Thế vận Quốc tế (CIO) dựa vào thỏa hiệp năm 1981 đưa ra, để giúp Đài Loan có thể tham gia tranh tài, nhưng không với tư cách một quốc gia có chủ quyền.

Trước khi Đài Loan bị mất chiếc ghế ở Liên Hiệp Quốc vào tay Trung Quốc năm 1971, đảo quốc tham gia với tên gọi « Formosa-Trung Hoa », sau đó là « Đài Loan » rồi đến « Trung Hoa Dân Quốc », cho đến thỏa hiệp 1981. Trong suốt thời gian đó, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa do Mao Trạch Đông lãnh đạo vẫn tẩy chay Thế vận, cho dù CIO là một trong những định chế quốc tế đầu tiên công nhận chế độ cộng sản từ năm 1954.

jeudi 13 mai 2021

Paul Huy Nguyễn - Cập nhật thông tin về việc Du Học Sinh nhục mạ Cờ vàng tại Marrickville NSW (Thông Báo Số 3)


Kính Thưa Quý Hội Đoàn, Đoàn Thể và Quý Đồng Hương,

Sau khi nhận được sự ủng hộ của nhiều Dân Biểu cấp Tiểu Bang và Liên Bang về việc nhục mạ cờ vàng tại Marrickville, Bộ Trưởng Cảnh Sát New South Wales (NSW), ông David Elliott đã điều động đơn vị Chống Khủng Bố và Hận Thù (Counter Terrorism & Hate Crime Unit) vào cuộc điều tra.

Chúng tôi đã có cuộc nói chuyện cùng đơn vị tại văn phòng cộng đồng ngày hôm qua 11.05.2021. Vụ việc tại Marrickville không đơn giản là một hành động phá rối nơi công cộng hay phá hủy tài sản, mà nghiêm trọng hơn và hành vi công khai đe dọa, kích động bạo lực vì lý do chủng tộc, chính trị và nguồn gốc sắc tộc.

dimanche 9 mai 2021

Lưu Trọng Văn - Về hành động chà đạp cờ vàng của một du học sinh ở Úc


Cháu Thịnh có quyền ủng hộ cờ đỏ sao vàng, có quyền không ưa, không chào cờ vàng ba sọc đỏ mà nhiều người Việt ở Úc coi là cờ đại diện của mình.

Cháu Thịnh đang là học trò ở Úc thể hiện thái độ chính trị theo nhận thức của mình, chứng tỏ phần nào cháu là người có cá tính mạnh và có quan tâm chính trị, thời cuộc.

Nhưng hành động của cháu giật cờ vàng ném xuống đất và dẫm lên để thể hiện "thái độ chính trị" của mình cũng chứng tỏ cháu chưa hiểu các giá trị của gần một triệu đồng bào ruột thịt của cháu đang sống ở Úc. Càng chứng tỏ cháu không biết luật pháp Úc và lối sống Úc - bảo vệ và tôn trọng sự khác biệt thậm chí đối nghịch nhau về chính trị - một giá trị văn minh dân chủ của một quốc gia tồn tại trên nền tảng văn minh, dân chủ.

Đào Hiếu -Giảng dạy hay cho ăn c*t gà ?


Có một thằng nhỏ du học bên Úc, khi nhìn thấy lá cờ Việt Nam Cộng Hòa treo trên cột, nó bèn giựt xuống, xé nát rồi đạp dưới chân.

Có một ông bạn già của tôi khó chịu trước hành động ấy, bèn viết một bài “giảng dạy” rằng: Cháu không nên làm thế, cháu phải thế này, phải thế kia… Cuối cùng ông bạn già bèn “hy vọng dần dà nền giáo dục Úc sẽ giúp cháu trở thành người tốt”.

LỜI BÌNH CỦA KIM THÁNH THÁN:

samedi 8 mai 2021

Hoa Nguyễn - Bàn về khía cạnh giáo dục và thấy gì qua việc du học sinh giật cờ vàng VNCH ở Sydney


Làm Đại diện giáo dục và đại diện di trú cho Úc 13 năm, đây không phải lần đầu tiên tôi chứng kiến du học sinh từ Việt Nam sang xúc phạm cờ vàng và những giá trị thuộc về Việt Nam Cộng Hòa.

Trong phạm vi hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân, tôi xin chia sẻ dưới đây để giúp mọi người có cái nhìn khách quan với sự việc, và cùng nhau tìm cách giúp thế hệ trẻ từ Việt Nam sang có được sự giáo dục tử tế hơn. Đồng thời cùng nhau tìm giải pháp chấm dứt những chuyện như thế này.

1. Bị tẩy não bởi hệ thống giáo dục xã hội chủ nghĩa, sốc văn hóa với phương Tây và những đụng độ cá nhân có thể xảy ra trước đây với cộng đồng người Việt :

Lê Hoàng Hải -Thực sự khó hiểu !


Tôi tiếp xúc với cộng đồng tị nạn lần đầu là ở Nhật. Ở đây khởi đầu chỉ có 10.000 người được chính phủ Nhật chấp nhận quy chế này, nên cộng đồng ở Nhật không lớn như Úc hay Mỹ.

Ấn tượng của tôi là tất cả đều là những người tôn trọng pháp luật nước bản xứ và có hiểu biết. Với cộng đồng người Việt tự do ở Nhật hay bất cứ nơi nào trên thế giới, lá quốc kỳ của Việt Nam Cộng Hòa là một thánh vật, không khác gì ngôi sao David với dân Do Thái hay biểu tượng Hinomaru với dân Nhật Bản.

Không thể tưởng tượng nổi có chuyện gì xảy ra nếu có ai tới chỗ hội đoàn của người Nhật mà giật lá cờ Nhật Chương Kỳ xuống chà đạp rồi quay clip thách thức. Chắc chắn chuyện đó sẽ gây ra một cơn phẫn nộ khủng khiếp cho người Nhật khắp thế giới và thủ phạm sẽ bị pháp luật trừng trị.

Nguyễn Văn Tuấn - Nhập gia tùy tục


Mấy hôm nay, Cộng đồng người Việt ở Úc (và cả trên thế giới) tỏ ra bất bình trước hành động của một thiếu niên (du học sinh từ Việt Nam) xúc phạm lá cờ biểu tượng cho Cộng đồng ngay tại khu phố có đông người Việt cư ngụ. Hành động này nếu nhìn xa một chút sẽ thấy có nhiều ý nghĩa, và con đường hòa hợp - hòa giải dân tộc còn rất xa.

Thiếu niên đó chưa đầy 18 tuổi, nhưng đã tỏ ra là một người hung hăng và bất kính. Mới có 18 tuổi mà đã chửi thề như bắp rang. Mỗi lời thốt ra là kèm theo một tiếng chửi thề tục tĩu đặc thù cách nói của người miền Bắc [1]. Mới 18 tuổi mà đầu óc đã bị tiêm nhiễm ý tưởng hận thù, hận thù một cách vô cớ. Ngôn ngữ chửi thề và xấc láo của người thiếu niên đó sử dụng thì chỉ có thể mô tả bằng ba chữ "vô giáo dục".

Thiếu niên đó rất may mắn đến Úc vào thế kỷ 21, chớ nếu vào những năm trong thập kỷ 1980 thì chưa biết chuyện gì xảy ra. 

jeudi 6 mai 2021

Song Chi - Sao không sang Nga, Tàu, Cuba du học ?


Đọc một status của người khác mới biết chuyện du học sinh “yêu đảng yêu bác” sang nước khác học rồi gây hấn với cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản, ngứa mắt với lá cờ vàng không phải chỉ có mỗi trường hợp láo xược mới đây.

Kể cũng lạ, không thích “cái đám người Việt lưu vong, ôm chân ngoại bang, phản động cả lũ”, không thích nhìn “cái cờ ba que” thì chọn mấy nước Nga, Tàu, Cuba mà du học là khỏi đụng đám người đó, đụng lá cờ đó.

Ai bảo chọn sang Úc, sang Mỹ, Anh, Pháp, Đức... làm gì để rồi ngứa mắt ngứa miệng rồi làm bậy, vi phạm pháp luật của nước người? Sống ở các nước tư bản giãy chết là mọi thứ đều phải theo luật, chứ có phải như ở Việt Nam - nơi từ công an, quan chức cho tới cái đám trẻ trâu con ông cháu cha là cứ hỗn hào hống hách, ngồi xổm lên pháp luật quen thói?

Paul Huy Nguyen - Cập nhật thông tin về việc du học sinh nhục mạ Cờ Vàng


Kính Thưa Quý Hội Đoàn, Đoàn Thể và Quý Đồng Hương,

V/v - Thông Báo Số 2 - Cập nhật thông tin về việc Du Học Sinh nhục mạ Cờ Vàng tại Marrickville, New South Wales

Sau 2 ngày làm việc cùng với Cảnh Sát New South Wales (NSW), chúng tôi vẫn đang chờ đợi kết quả chính thức về các án phạt hình sự đối với nhóm học sinh có hành vi nhục mạ Cờ Vàng tại Marrickville vào Ngày 30 Tháng 4, 2021.

Lê Nguyễn - Nhân chuyện du học sinh dẫm đạp lên lá cờ VNCH, nghĩ đến nền giáo dục nước nhà hiện tại


Câu chuyện vẫn đang rất “hot” trong cộng đồng người Việt Nam sống ở Úc và lan truyền đến các mạng xã hội trên thế giới. Song điều này có đáng ngạc nhiên không?

Theo tôi, loại hành động vô pháp vô thiên này của một số không nhỏ những bạn trẻ Việt Nam hiện nay không có gì đáng ngạc nhiên hết. Chúng là hậu quả của một nền giáo dục què quặt, nặng tính nhồi sọ, chỉ nhằm đào tạo những con robot biết nói và hành xử theo những khuôn mẫu được lập trình sẵn.

Nền giáo dục đó dạy cho họ phải biết căm thù một chế độ đã tàn lụi gần nửa thế kỷ qua, tô vẽ trong con mắt họ hình ảnh không có thật về những nhà tù “địa ngục trần gian”, về những con người từng sống dưới vĩ tuyến 17 trước năm 1975.

Ann Đỗ - Giá trị Úc


Giờ xin visa Úc bị ràng thêm cái câu ''hiểu và tôn trọng các giá trị của Úc''.

Giá trị Úc là cái gì? Đầu tiên là phải tôn trọng sự đa dạng, sự khác biệt, không bạo lực, không kỳ thị, tuân thủ luật pháp Úc.

Mấy em du học sinh, khi nộp visa bao giờ cũng phải deposit nguyên khóa tiếng Anh và nửa năm học sau đó, có thể lớp 10, 11 hay 12 như case thằng bé trên Sydney vừa qua.