Affichage des articles dont le libellé est Phóng sự. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Phóng sự. Afficher tous les articles

samedi 20 janvier 2024

Nguyễn Hồng Lam - Hoàng Sa, giữa muôn trùng vây

 

Hôm nay, 19/1/2024, tròn 50 năm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa bằng vũ lực.

Phải khẳng định ngay, Hiến chương Liên Hợp quốc cũng như tất cả các văn bản luật quốc tế đều không thừa nhận việc sử dụng vũ lực để chiếm đóng lãnh thổ, biển đảo của một quốc gia có chủ quyền. Mọi hành vi cưỡng chiếm bằng vũ lực đều không có giá trị về mặt pháp lý.

Vì thế không có chuyện thời hiệu 50 năm Việt Nam mất chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa! Đó chỉ là "sợi dây" một số người tự đem ra trói mình để rồi lo lắng và gây áp lực, tuyên truyền méo mó. Mãi mãi, Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam. Chọn đường lối hòa bình, cuộc đấu tranh giành lại biển đảo, giành lại chủ quyền tuy trường kỳ, cam go nhưng chúng ta chưa bao giờ nguôi quên hay ngừng nghỉ.

dimanche 9 avril 2023

Irpine, thành phố biểu tượng của kháng chiến Ukraina, một năm sau giải phóng

 

(Adrien Vautier, Laurence Cornet, Le Monde 09/04/2023) Thành phố ngoại ô Kiev đã được giải phóng ngày 28/03/2022. Một năm sau, Le Monde đã đến gặp cư dân trên những đường phố vẫn còn mang dấu tích của những trận đánh.

Irpine, ngoại ô Kiev, thuật lại câu chuyện những ngày đầu bị quân đội của Vladimir Putin xâm lược, với những đoàn xe tăng kéo dài hàng mấy chục kilomet, lao nhanh về hướng thủ đô, được cho là sẽ chiếm gọn trong vài tuần. Nhưng thành phố biểu hiện cho cuộc kháng chiến của người Ukraina, đã làm ngạc nhiên tất cả mọi người.

mercredi 28 décembre 2022

Bông Lau - Bãi chôn người tập thể Bucha

 

Trước một ngày Giáng Sinh, hôm thứ Bảy 24/12 quân khủng bố Nga pháo kích vào Kherson làm 10 thường dân chết và 58 người khác bị thương. Xác người chết và bị thương vương vãi trên đường phố. Quân khủng bố đổ thừa cuộc pháo kích đó là do phía Ukraine thực hiện rồi vu khống cho họ. Ai nói láo như Vẹm thì không cần phải chứng minh nữa.

Kherson là thành phố mới được quân Ukriane tái chiếm mấy tuần trước. Quân Nga không chịu nổi các cuộc tấn công liên tục của Ukraine nên tháo chạy qua bên kia sông Dnieper. Đúng như giới quân sự tiên đoán, quân Nga thua nên quấy nhiễu phá phách. Từ bên kia sông quân khủng bố thường xuyên pháo kích vào thành phố chúng đã không thể giữ được.

Nhưng pháo kích vào mục tiêu dân sự trước một ngày Giáng Sinh là không ngoài mục đích khủng bố trả thù gây tang thương cho thường dân Ukraine. Có 10 gia đình sẽ nhận được thi hài đẫm máu của người thân trong đêm yên lành của Chúa Giáng Sinh, và có 58 gia đình khác tức tưởi bên người thân mang thương tích vì mảnh đạn pháo kích của quân giải phóng.

mercredi 2 février 2022

Putin chơi ván bài tẩy với phương Tây, nhưng dân Ukraina không sợ Nga


Đăng ngày:

 

Le Figaro hôm 31/01/2022 dành hai trang báo để nói về « Ván bài tẩy của Putin trước phương Tây ». Tờ báo dẫn nhận định của Wall Street Journal :  nắm quyền từ 1999, Vladimir Putin giờ đây đối mặt với rủi ro lớn nhất trong sự nghiệp, khi cố tìm lại hào quang đã đánh mất của Nga, xóa bỏ những gì ông ta cho là bất công trong quá khứ.

vendredi 19 novembre 2021

Con nhớ mẹ và em quá!

 

(Zing 17/11/2021) Không đợi ba nhắc, đúng 10h30, Thiên Vũ xới 2 chén cơm, 1 tô canh, 1 dĩa cá rồi đặt lên bàn thờ cúng mẹ và em gái. Bị ảnh hưởng chất độc da cam (dioxin), cơ thể anh Vũ chỉ cao bằng một cậu học trò lớp 9 dù năm nay đã 45 tuổi. Anh đi đứng khó khăn, thính giác kém và nói năng không tròn tiếng.

Bước chân xiêu vẹo, người đàn ông cẩn thận đem từng món đặt lên bàn. Thắp một nén nhang, anh Vũ ngồi lặng bên hai hũ tro cốt, phía trên tường là di ảnh của mẹ và em gái treo cạnh nhau.

Chạm nhẹ vào hũ tro cốt, anh Vũ cất tiếng gọi:

mercredi 4 août 2021

Nguyễn Tập - Đêm giới nghiêm không nhà

 

Những ngày này, sau 18 giờ, Sài Gòn vắng tanh. Thành phố chìm trong im ắng, vắng lặng đến rợn người. Những con đường, hẻm nhỏ đèn tắt sớm. Thỉnh thoảng, vài chiếc xe cứu thương chạy vụt qua cùng tiếng còi hụ đầy ám ảnh.

Chỉ còn đây đó dưới mái hiên, trên hành lang cầu, nơi giao lộ...là dáng ngồi, nằm co ro của những người vô gia cư.

***

Vòng lên quận 6, thấy anh Vy Minh Cường (39 tuổi, người gốc Hoa) đang nằm dưới hiên nhà trên đường Nguyễn Thị Nhỏ. Không mùng mền, chỉ có hai bao bố, một cái kê đầu, một cái để nhét chân vô nếu trời lạnh.

dimanche 2 mai 2021

Tuấn Khanh - Điều chưa kể của một thương phế binh VNCH (Kỳ 2)


Câu chuyện hạ sĩ nhất Võ Phùng Dương chống nạng bước ra khỏi Tổng Y Viện VNCH hay bị hỏi là “sao biệt động quân mà mặc đồ bộ binh”.

Tại ngôi nhà của mình ở Chơn Thành, Bình Phước, đúng buổi trưa 30 tháng Tư, đủ 46 năm kỷ niệm đó, ông Dương nhớ lại, cười ngất “Lúc đó bị chĩa súng đuổi ra, ai quơ được bộ đồ nào mặc được là lo bận đi ra, còn sợ tụi nó không vui bắn luôn nữa chớ”.

Ông Dương về nhà, và lại trải qua 5 năm tù với cái chân cụt của mình. Do ông nghĩ mình là thương phế binh nên không cần tập trung làm gì, thế nhưng ông bị áp giải mang đi vì tội “ngoan cố không trình diện”. Lúc vào ở trại tù A20, ông có hỏi cán bộ là mình bị án bao lâu, viên cán bộ quản trại nhếch mép “20 hay 30 năm… tùy theo thái độ hối cải của các anh”.

Tuấn Khanh - Đi tìm nhân vật trong bức ảnh lịch sử (Kỳ 1)

 


Những ai đã từng nhìn qua những hình ảnh về cuộc chiến tranh Việt Nam, chắc cũng có lúc đã bắt gặp hình ảnh một người lính Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) đang bị thương tật, bị đuổi ra nơi chữa trị của mình là Tổng Y Viện Việt Nam Cộng Hòa vào chiều ngày 30-4.

Tấm hình nhỏ không có nhiều thuyết minh, nhưng chỉ với ánh mắt của người thanh niên đau đớn, mệt mỏi đang chống nạng bước đi, đã là sự ám ảnh không lời đến tận cùng. Trong bộ quân phục có vẻ mặc vào vội vã, anh lính VNCH đó bước đi và lọt vào khung hình, trở thành một dữ liệu giằng xé im lặng, như một vết thương không bao giờ lành về một câu chuyện có thật: Những người thương bệnh binh bị chĩa súng, đuổi ra đường, ngay sau khi quân bộ đội Bắc Việt tràn vào Sài Gòn.

Nhiều năm trôi qua, người ta vẫn tự hỏi, người lính ấy còn sống không, giờ này người đàn ông ấy ra sao…?  Như mọi tấm ảnh trắng đen khác của những ngày tháng 4-1975 làm nhức nhối người xem – kể cả thế hệ chưa bao giờ trải qua ngày tháng đó – câu hỏi đó chất chứa với muôn vàn điều u uẩn trong lòng.

vendredi 22 janvier 2021

Tiết lộ bất ngờ của Navalny về cung điện hoành tráng của Putin đại đế


Đăng ngày:

Trước khi rời Berlin hôm Chủ nhật (17/01) và ngay sau đó đã bị chận bắt tại sân bay Cheremetyevo ở Matxcơva, Alexei Navalny đã dành cho Vladimir Putin một ngạc nhiên : một video sốc dài gần hai tiếng đồng hồ. Trong đó nhà đối lập tấn công vào điều cấm kỵ lớn nhất tại Nga, đó là khối tài sản của ông chủ điện Kremlin và các mối quan hệ với gia đình ông.

Video này được đưa lên mạng hôm thứ Ba 19/01, sau khi Navalny vừa trải qua ngày đầu tiên trong nhà tù Matrosskaya Tichina ở Matxcơva, và đến hôm thứ Tư 20/01 đã được xem hơn 23 triệu lần. Cuộc điều tra quy mô này do ê-kíp Quỹ chống tham nhũng (FBK) của Navalny tiến hành, xung quanh « Cung điện của Putin ». « Cung điện » này thực sự là một « Điện Versailles », rộng 17.700 mét vuông, được xây dựng gần Gelendjik ; ở vùng Krasnodar bên bờ Hắc Hải.

mardi 19 janvier 2021

Hoàng Sa mãi mãi là máu thịt của nước Việt: Gìn giữ kỷ vật thiêng liêng của Hoàng Sa


(TTO 19/01/2021) - Ngày này cách đây 47 năm (19-1-1974), Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Nhưng trong trái tim người Việt, quần đảo này vẫn mãi mãi là một phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc.Vài ngày trước dịp kỷ niệm 47 năm trận hải chiến Hoàng Sa (19-1-1974), một người đàn ông từ TP.HCM đã tìm tới Nhà trưng bày Hoàng Sa tại Đà Nẵng hiến tặng bộ ảnh quý mà ông đã cất giữ với nặng trĩu nỗi niềm suốt bao năm.

"Lòng tôi lúc này rất xúc động, không biết diễn tả thế nào. Tôi đã đến trễ và đáng lẽ những tấm ảnh tôi đang có đã được nằm trang trọng ở đây, thay vì một mình tôi đau đáu cất giữ" - ông Trần Thọ Phi Hổ (56 tuổi), người tìm tới Nhà trưng bày Hoàng Sa trưa 15-1, nói.

"Giá như tôi đến sớm hơn"

Nơi hải chiến Hoàng Sa, bây giờ: Vào Nguyệt Thiềm


(TPO 19/01/2021) - Ngày 19 tháng 1 năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa. Những tử sĩ Việt Nam Cộng hòa thời đó đã không giữ được Hoàng Sa, giờ họ vẫn được các ngư dân hương khói. Nơi từng diễn ra trận hải chiến Hoàng Sa giờ luôn có mặt những ngư dân Việt, những cột mốc sống can trường bám biển.

Trong cuốn sách “45 năm hải chiến Hoàng Sa” mới được nhóm tác giả xuất bản và trong hồi ký của những binh sĩ của chính quyền Sài Gòn từng tham gia trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974 thường nhắc đến cụm Nguyệt Thiềm. Đó là một vòng cung đảo và tàu HQ 10, HQ 16 đã tiến vào giao chiến. Suốt nhiều chục năm qua, ngư dân Việt Nam vẫn tiến vào Nguyệt Thiềm để mưu sinh bởi họ mới là chủ nhân của nơi này.

Ký ức

'Thương binh' Hoàng Sa tập tễnh mưu sinh


(NNVN 19/01/2021) Sau nhiều năm, tôi mới gặp lại ngư dân Tu Thanh Sơn với bước chân tập tễnh vì từng bị dính đạn ở gần đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa.

Anh Sơn trông gầy yếu hơn và cho biết, vẫn phải đi lặn, vẫn quay lại Hoàng Sa mưu sinh để lo cho gia đình. Anh cũng đặt câu hỏi về việc đi giữ đảo nhưng bị Trung Quốc bắn bị thương thì Nhà nước có chính sách hỗ trợ gì.

Thấp thỏm “bạn cũ”

Chiếc tàu cá của ngư dân xã Bình Châu (huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) tiến vào gần cụm đảo Lưỡi Liềm ở quần đảo Hoàng Sa để thả ngư dân lặn. Một chiếc tàu tuần tra của Trung Quốc màu trắng lượn lờ và tiến lại gần khiến các ngư dân phải luôn canh chừng và thuyền trưởng điện đàm với các tàu cá khác xem có yên ổn không.

Hoàng Sa xa mà gần: Có chồng đi biển Hoàng Sa


(TNO 19/01/2021) Xưa đi biển Hoàng Sa lo sóng to gió lớn, lo rủi ro với nghề lặn biển muôn trùng. Nay các bà vợ có chồng đi biển Hoàng Sa lại thêm nỗi lo nữa: bị tàu Trung Quốc ngang ngược rượt đuổi, đâm chìm, tính mạng như treo trên sợi tóc.

Thế nhưng, dù thường trực nỗi lo cho chồng cho con, những người vợ, người mẹ có chồng có con bám biển Hoàng Sa vẫn đứng sau lưng động viên chồng, con vững tin ra khơi mưu sinh, giữ biển trời Tổ quốc.

“Biển cho cái ăn thì phải giữ biển nước mình”

samedi 2 mai 2020

Đại dịch virus corona, Tập Cận Bình và một Trung Quốc « đỏ máu »

Ảnh chế Tập Cận Bình và virus corona trên một bức tường ở Hồng Kông, ngày 26/04/2020. © REUTERS/Tyrone Siu
Đăng ngày:


Vào tiết thanh minh, Zhang Hai thắp nhang trước bức ảnh thờ của người cha. « Ba ơi, con hối tiếc biết bao nhiêu vì đã đưa ba đến Vũ Hán, chuyến đi này đã làm ba ra đi vĩnh viễn ». Người đàn ông tuổi ngũ tuần đau đớn thầm khấn.

Trong ngày lễ thanh minh hàng năm, người Trung Quốc đến lau dọn mộ phần của tổ tiên, theo truyền thống từ nhiều thế kỷ. Nhưng Zhang Hai chỉ còn có thể khóc với một tấm ảnh.

dimanche 9 février 2020

Virus corona làm Thượng Hải chìm vào hôn mê

dimanche 2 février 2020

Virus corona : Trong địa ngục của bệnh viện Vũ Hán



Ảnh của Shi Muying.

(Sébastien Faletti, LeFigaro 02/02/2020) Một bệnh nhân kể với Le Figaro chuyện thường ngày đáng sợ tại một bệnh viện thiếu thốn đủ thứ, ở thành phố trung tâm nạn dịch. Lời chứng này cho thấy các điều kiện vệ sinh tạm bợ trước làn sóng bệnh nhân mới ồ ạt.

Cô đã bay từ Luân Đôn về để ăn một cái Tết cuối cùng với người mẹ đang bị ung thư. Và thế là cô bị dính vào dịch virus corona, bị nhốt trong một bệnh viện cũ kỹ, xung quanh là những bệnh nhân đang hấp hối lần lượt tử vong, trong một căn phòng giá lạnh.

« Tôi cảm thấy tuyệt vọng » - Shi Muying, 37 tuổi, thổ lộ. Cô nằm trên giường, trong một phòng bệnh tối tăm, chung với hai người phụ nữ lớn tuổi hơn và thường xuyên ho lớn, trên tầng ba của Bệnh viện số 8 đã xuống cấp, ở thủ phủ Hồ Bắc.

mardi 21 janvier 2020

Trung Quốc dòm ngó sông Mêkông để tìm đường ra Biển Đông

Đập thủy điện Xayaburi có chiều dài 820 mét nằm trên đoạn sông Mêkông chảy qua Lào.
Đăng ngày:


Trên đoạn sông này, Trung Quốc muốn phá đi các ghềnh thác, nạo vét lòng sông cho sâu hơn để cho các tàu chở hàng khổng lồ có thể đi qua, thậm chí cả các chiến hạm. Mục tiêu là nối tỉnh Vân Nam của Trung Quốc với vùng Biển Đông đang bị tranh chấp quyết liệt, bằng cách tăng cường kiểm soát « Mẹ của các dòng sông » - vốn từ cao nguyên Himalaya đổ xuống Trung Quốc, Miến Điện, Lào, Thái Lan, Cam Bốt và Việt Nam. 

Với khẩu hiệu « Chia sẻ dòng sông, chia sẻ tương lai », Bắc Kinh biện minh không có ý định bành trướng, khẳng định các công trình lớn của mình chỉ nhằm phát triển bền vững cho dòng sông dài 5.000 kilomet. Nhưng dân địa phương và các nhà bảo vệ môi trường cảnh báo về các dự án nạo vét của Trung Quốc. 

lundi 20 janvier 2020

Đồng Tâm 10 ngày sau biến cố

Một đoạn đường làng đang được tu sửa, trải bê tông. Ảnh: Phong Vân.

(VnExpress 20/01/2020) Nhớ lại biến cố rạng sáng 9/1, ông Giang kể đang ngủ thì bị dựng dậy bởi tiếng đùng đoàng. Ông chạy lên trần ngó xuống đường thấy lực lượng an ninh dàn hàng kín mít. Những ngày sau, ông Giang cảm thấy hơi gò bó trong chính ngôi làng của mình.  Không ai dám giơ điện thoại chụp hình, không túm tụm nói chuyện. Thôn Hoành gần như bị cô lập.  Điện thoại không vào được mạng, ông không biết tin tức gì, cũng không xem tivi. 

Bức tường bao quanh sân bay Miếu Môn đã xây xong, dân làng Hoành bắt đầu mua sắm đón Tết, muộn hơn mọi năm.

"Sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật", tấm băng rôn căng nổi bật trước cổng trụ sở UBND xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Chủ nhật (19/1) ngày nghỉ nhưng cổng trụ sở vẫn mở, khu nhà của công an xã có người trực.

jeudi 31 octobre 2019

Châu Âu, ảo ảnh miền đất hứa của một số thanh niên miền trung Việt Nam

Di ảnh anh Nguyễn Đình Tứ, mà gia đình tại Nghệ An, Việt Nam tin rằng nằm trong số 39 nạn nhân trên chiếc xe tải định mệnh ở Anh. Ảnh chụp ngày 26/10/2019.

Nghèo túng, không tìm được chỗ đứng trong xã hội và hy vọng về một cuộc sống tươi đẹp hơn đã thúc đẩy nhiều thanh niên nông thôn miền trung Việt Nam vay nợ để cố gắng nhập lậu và Tây Âu, hoàn toàn không ý thức được các rủi ro cũng như nỗi thất vọng đang chờ đợi đối với đa số người.

Những nguy hiểm của các chuyến tương tự đã được nhắc nhở trong tuần rồi, sau khi phát hiện xác của 31 người đàn ông và 8 phụ nữ trong một xe tải kéo theo container lạnh ở Essex, gần Luân Đôn. Cảnh sát Anh ban đầu cho rằng các nạn nhân là người Trung Quốc, nhưng nay dường như đa số là người Việt Nam.

Nhiều người Việt nhập cư lậu có nguyên quán là các tỉnh miền trung, họ phải lưu lạc xứ người chủ yếu vì không có được việc làm ổn định, và cuộc sống buồn tẻ ở nông thôn.

dimanche 27 octobre 2019

Lễ vinh danh và an táng 81 tử sĩ Nhảy Dù, ‘Người lính không bao giờ chết’




Linh cữu chứa 81 di cốt được phủ màu cờ. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)

(Người Việt 26/10/2019) Mới hơn 7 giờ sáng Thứ Bảy, 26 Tháng Mười, không khí trang nghiêm chạy dọc theo đường All American Way, vào đến Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ. Dù chật kín người gốc Việt lẫn người bản xứ tề tựu từ sáng sớm, không ai bảo ai, họ không ồn ào, huyên náo như bình thường.

Trước khi buổi lễ vinh danh 81 tử sĩ thuộc Đại Đội 72/Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù bắt đầu, sự uy nghiêm đã ngự trị.

Lễ vinh danh

Nói với phóng viên nhật báo Người Việt, cựu Thượng Nghị Sĩ Jim Webb (Dân Chủ-Virginia), cho biết: “Có lúc tôi tưởng không thành công (trong việc đưa 81 di hài về đây). Nhưng người lính không thể bỏ đồng đội, đồng minh của mình sau lưng. Họ phải được lo liệu.” Ông vắn tắt: “Tôi đã thực hiện được điều tôi muốn làm.”