Affichage des articles dont le libellé est Phê bình. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Phê bình. Afficher tous les articles

samedi 3 février 2024

Đặng Chương Ngạn - Thiếu vắng phê bình văn học

Hôm qua, ngồi trong quán cà phê với một nhà văn lớn tuổi.

Bất ngờ, cụ thở dài:

"Cả năm, tìm không ra một bài phê bình văn học !"

Tôi giật mình, trấn an cụ:

"Tại cụ mắt kém nên ít đọc chứ mỗi ngày ít nhất cũng có một, hai bài phê bình văn học mới đấy ạ".

vendredi 27 octobre 2023

Huy Đức - VTV & Nhà xe Thành Bưởi

 

Lực lượng Công an và Thanh tra giao thông mà "tiến hành khám xét trụ sở chính Công ty TNHH Thành Bưởi tại quận 5" thì số phận của Nhà xe này có vẻ như đã "ngàn cân treo sợi tóc". Nhưng, tối qua khi xem một phóng sự của VTV thì thật buồn.

Những "vi phạm" mà nhóm phóng viên VTV "điều tra" ra đều là những hoạt động công khai suốt nhiều năm. Chúng không những không đe dọa gì về trật tự công cộng mà còn cho thấy, cách tổ chức rất khoa học, rất tiện lợi cho hành khách của hãng xe được lựa chọn nhiều nhất trên tuyến Sài Gòn - Đà Lạt này.

Trong các năm 2014, 2015, tôi tham gia tổ chức các lợp tập huấn cho các nhà báo và các nhà vận động chính sách ở RED Communication, khi "xe dù" đang là một đề tài được rất nhiều báo đài "điều tra", phê phán. Và, chúng tôi đã lấy "xe dù" làm case-study [dưới sự hướng dẫn của PGS Võ Trí Hảo]. Và điều mà mọi người nhận ra, "xe dù" chỉ là vấn đề cạnh tranh giữa các nhà xe.

lundi 16 octobre 2023

Hoàng Nguyên Vũ - Bênh phim Trấn Thành bằng việc tấn công người có ý kiến trái chiều: Hành động của kẻ không có văn hóa


Khen chê một bộ phim là việc hết sức bình thường. Người này thích, người kia không thích, cũng là bình thường. Góc nhìn cá nhân của bất cứ ai với bộ phim ấy cũng nên được tôn trọng.

Nhưng nếu bạn khen một cách có ý đồ và vì tiền, hoặc vì một món lợi nào đó thì lại là khác. Bạn hãy hiểu rằng bạn đọc không hề dốt, không khó để họ nhận ra từng con chữ của bạn nó có vị mặn hay nhạt của quyền lợi phía sau.

Sáng ra đọc hai "trí thức" nhớn. Một người xưa nay mình rất nể phục vì tính khá điềm đạm và kiến thức điện ảnh rất sâu, nhưng lần này anh ấy laị chọn cách tấn công trực diện hai người với ngôn ngữ đầy miệt thị, thậm chí khá bẩn thỉu, tôi sốc thật sự.

Huy Đức - Tâm thức nô lệ

 

Không phải tuyên giáo mà "trí thức" đã chỉ điểm những "sai lệch lịch sử" trong phim Đất Rừng Phương Nam. Đấy mới là bi kịch lớn nhất của nước ta.

Tất nhiên, các đạo diễn phim giải trí cũng cần phải tránh những sai sót, nhưng Đất Rừng Phương Nam đâu phải là một bộ phim tư liệu về "Lịch sử đấu tranh cách mạng của nhân dân Nam Bộ".

Không phải điện ảnh Việt Nam thiếu 350 nghìn tỉ mà điện ảnh Việt Nam thiếu một không gian tự do sáng tạo. Để trong đó, các nghệ sĩ  thỏa sức nhìn lịch sử, kể cả các nhân vật lịch sử theo cách của mình.

mardi 18 avril 2023

Lê Nguyễn - Vĩnh biệt anh Đặng Tiến (1940 - 17.4.2023)

 

Vĩnh biệt một tài năng trác tuyệt của đất nước. Lịch sử nền văn học Việt Nam sẽ mãi mãi ghi đậm nét tên anh.

Thương anh, trong những ngày tháng cuối cùng, anh vẫn luôn nhắc đến bạn bè trên Facebook, vẫn nhắn tin cho những người thân thiết. Anh vẫn còn yêu cuộc sống này biết bao nhiêu!

Để tưởng nhớ anh, xin mời mọi người đọc lại bài anh phân tích về tác phẩm “Chuyện kể năm 2000” của nhà văn Bùi Ngọc Tấn, một trong những bài phê bình văn học tuyệt vời nhất.

LÊ NGUYỄN 17.04.2023

lundi 17 avril 2023

Huỳnh Duy Lộc - Vĩnh biệt nhà phê bình Đặng Tiến

 

Ở Việt Nam, người đầu tiên giới thiệu thi pháp của Roman Jakobson là nhà phê bình Đặng Tiến ở Paris, với loạt bài về thơ và thi pháp của Roman Jakobson đăng vào năm 1973 trên Tạp chí Văn của Nguyễn Đình Vượng.

Năm ấy, sau khi đọc những bài viết của nhà phê bình Đặng Tiến về thi pháp của Roman Jakobson, mình đã vào thư viện Trung tâm Văn hóa Pháp ở Sài gòn mượn đọc cuốn “Questions de poétique” của Roman Jakobson, rồi sau tháng Tư năm 1975 trao đổi với một giáo sư đại học hai cuốn sách về Tư Mã Thiên để lấy bốn cuốn sách của Roman Jakobson.

Mấy năm nay mình hay đăng bài về Roman Jakobson và anh Đặng Tiến vì trong tâm tưởng của mình, hai cái tên Jakobson và Đặng Tiến gắn liền với nhau, là hai người viết về thơ hay nhất. Một người bạn mới cho hay anh Đặng Tiến phải nhập viện để chữa bệnh từ mấy tuần nay và mới vừa từ trần sáng nay (thứ Hai 17.04.2023). Độc giả của anh 50 năm về trước xin vĩnh biệt anh và xin chia buồn với gia đình anh.

Hoàng Hưng - Vĩnh biệt nhà nghiên cứu văn học Đặng Tiến (Pháp)

Ông ra đi lúc 8 giờ sáng nay (giờ Paris) tại Orleans!

Xin chân thành chia buồn với chị và gia quyến. Xin thắp một nén tâm hương cầu nguyện cho hương linh ông siêu thăng!

Không quên những ngày đầu gặp anh ở Paris trong chuyến sang Pháp lần đầu năm 2000. Anh đến thăm mình ở chỗ trọ để đưa đi chơi, vội quá, đỗ xe sai chỗ, bị phạt! Anh tổ chức cho mình nói chuyện về dịch thơ Apollinaire ở lớp Việt Nam học Đại học Paris 7.

samedi 26 mars 2022

Thái Hạo - Ếch chết tại miệng và im lặng là vàng

 

Sự kiện bà Nguyễn Phương Hằng, CEO của Đại Nam, bị khởi tố và bắt tạm giam vì “lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích cá nhân”, đã gây nên một cuộc bàn tán sôi nổi ở Việt Nam.

Bà Nguyễn Phương Hằng nổi tiếng trên mạng xã hội vài năm gần đây bởi những livestream tố cáo nhiều nhân vật, từ “thần y” Võ Hoàng Yên, đến giới nghệ sĩ, nhà báo…, và gần đây là đụng chạm tới chính quyền lẫn giới quan chức.

Có rất nhiều quan điểm và đánh giá khác nhau trước sự kiện này ở cộng đồng mạng Việt Nam, trong đó, nổi bật lên là loại ý kiến được thể hiện bằng một câu thành ngữ: “Ếch chết tại miệng”.

mercredi 1 décembre 2021

Nguyễn Chương - « Ăn mày dĩ vãng »

 

Hồi nẳm, cũng lâu rồi, khi còn làm ở báo Tuổi Trẻ, một hôm tôi được nhắn qua phòng Tổng Biên tập gấp.

Lúc bấy giờ tôi đang phụ trách hai trang Văn hóa - Nghệ thuật trong mỗi số báo (giao/duyệt đề tài của phóng viên, đặt bài cộng tác viên, và biên tập), mỗi tuần ba số (Tuổi Trẻ lúc đó còn ra cách nhựt, hai ngày một số, sau này mới trở thành nhựt báo).

Sếp nói có điện thoại từ Ban Văn hóa Tư tưởng Thành Ủy (VHTT, sau này đổi thành Ban Tuyên giáo) gọi xuống.

mercredi 1 septembre 2021

Nguyễn Thông - Bộ Chính trị và Gia Cát Lượng

 

Phàm ở trên đời, khen ai chê ai là quyền của mỗi cá nhân. Cái quyền tối thiểu ấy mà không có thì con người ta chẳng có gì sất. Trong lịch sử thể chế này, đã có thời nhà cai trị bắt đám đông phải ngắm trăng tập thể, khi cán bộ bảo trăng đẹp thì mọi người phải khen đẹp, chê trăng mờ thì cũng ngậm ngùi rằng trăng mờ.

Viết vậy để nói rằng, dù chỉ là đứa dân đen nhưng tôi có ý thức tôn trọng quyền cá nhân của người khác. Họ phát ngôn, đánh giá, nhận xét, bày tỏ quan điểm, thậm chí chửi mắng, tôi đều tiếp nhận. Giày dép còn có size, kích cỡ khác nhau, nữa là người.

Hôm trước, tôi biên bài “Những chị Dậu thời nay” kể về cảnh khổ của người lao động tha hương chạy trốn dịch và cái đói. Không ít người nhào ra mắng mỏ, chê trách người chạy nạn vi phạm giãn cách, coi thường Chỉ thị 16, xem thường đường lối chống dịch của chính phủ.

samedi 14 août 2021

Nguyễn Tập - Chích hay không chích vaccin Trung Quốc ?

 

🛑 Chích hay không (dù bất cứ lý do gì) đều cần được tôn trọng. VÌ ĐÓ LÀ QUYỀN.

🛑 Bày tỏ ý kiến CŨNG LÀ QUYỀN (và chỉ bị phân xử bởi LUẬT khi chứng minh được ý kiến đó gây hại cụ thể đến cộng đồng hoặc cá nhân nào đó).

️Vì thế, mình có thể nói: Hãy chích vaccin Trung Quốc bởi lý do abc, thì người khác cũng có thể nói: Đừng chích vaccin Trung Quốc vì lý do xyz.

dimanche 13 décembre 2020

GS Nguyễn Văn Tuấn - Thói chê bai (phán xét) người khác


Nghĩ về cuộc đời của Chí Tài tôi thấy anh ấy có một cái tánh rất đáng học: không phán xét ai. Trên sân khấu, anh đóng những vai có tính phán xét, nhưng ngoài đời thì tất cả những ai quen anh đều nói anh rất hòa nhã, dễ mến, không chê bai ai. Càng đọc, học và suy nghĩ về vấn đề này (phán xét) tôi thấy có nhiều cái hay và xin chia sẻ cùng các bạn vài điều tôi hiểu được.

Phân biệt phán xét (judgment) và đánh giá (assessment)

Đọc bất cứ cuốn sách nào về tâm lý học và Phật giáo, các bạn sẽ thấy người ta xem phán xét là một hành vi xấu. Thoạt đầu, tôi rất ngạc nhiên và hoang mang, bởi vì công việc của tôi rất thường xuyên đòi hỏi phải đánh giá. Đánh giá công trình nghiên cứu của đồng nghiệp cho các tập san khoa học, đánh giá đề cương nghiên cứu cho các hội đồng cấp tài trợ nghiên cứu, đánh giá đồng nghiệp cho các chương trình fellowship, v.v…

Không làm không được, vì đó là một phần của công việc. Chẳng hạn như sáng nay tôi phải đánh giá một đề cương nghiên cứu bên Tiệp Khắc, và tôi nghĩ chắc người ta sẽ không tài trợ. Vậy hóa ra tôi đã phạm phải sai lầm trong đời ?

mardi 13 octobre 2020

Trịnh Hồng Thọ - Vụ sách giáo khoa Cánh Diều : Chửi không đúng lúc, đúng người

 


Cả tuần qua, dư luận mạng dậy sóng xung quanh cuốn sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1 của Nhóm Cánh Diều. Có quá nhiều vấn đề cần đặt ra, thậm chí tôi nghĩ có thể nhân đây mở một diễn đàn chấn hưng tiếng Việt.

Qua cách giải thích của giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên, và nhìn thành phần chủ biên gồm toàn giáo sư với tiến sĩ, nhưng cho ra đời một cuốn sách tệ hại như thế, đủ thấy tiếng Việt đã và đang bị phá nát như thế nào!

Vấn đề chuyên môn đặt ra thì nhiều, và cần phải được đào sâu, tuy nhiên có một điều có thể nói ngay, đó là việc mọi người chửi đồng loạt, mạnh mẽ, nhưng thật ra không giải quyết được gốc rễ vấn đề. Cơn sóng giận dữ vừa qua chỉ mới liếm quanh chân bức tường đá giáo dục trì trệ khổng lồ.

lundi 3 août 2020

Huy Đức & Dương Quốc Chính - Đừng đọc cái tít rồi chửi



Ngay cả nhiều vị là trí thức thật sự cũng chỉ đọc cái tựa bài của tiến sĩ (TS) Vũ Ngọc Hoàng rồi chửi. Cái tít là của báo chứ không phải của ông. Người giật tít không hiểu ý sâu xa của người viết. 

Đành rằng, bài viết của ông còn nhiều điều cần tranh luận, nhưng muốn tranh luận thì càng nên phải đọc. Qua giờ không có thời gian, nay đọc được phân tích dưới đây của bạn Dương Quốc Chính thấy không cần phải bình luận thêm gì nữa:

"Bài báo của TS Vũ Ngọc Hoàng mấy hôm nay bị lên sóng chỉ trích nặng nề vì mỗi cái tít! Công nhận là đọc tít thấy đúng là giật gân, chướng mắt thật. Nhưng nội dung một bài báo đâu chỉ có mỗi cái tít.

dimanche 26 août 2018

Đỗ Trường - Vũ Thư Hiên, người giã từ thiên đường ảo ảnh



Khi nhát dao chém ngang hình đất nước, thì văn học Việt cũng chẻ đôi dòng chảy. Bắc Nam như hai thái cực đối nghịch nhau về cả tư tưởng lẫn bút pháp. Sau Nhân văn giai phẩm, trên đất Bắc lại một cuộc nồi da xáo thịt nữa xảy ra với cái tên gọi mơ hồ: "nhóm xét lại chống Đảng". Cơn sóng ngầm ấy cuốn đi nhiều công thần của chế độ, cả những nhà báo, văn nhân. Nhà văn Vũ Thư Hiên và cha mình, cụ Vũ Đình Huỳnh, bí thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng nằm trong số đó. 

Chín năm dài đằng đẵng trong lao tù, cứ tưởng Vũ Thư Hiên đã đoạn tuyệt với văn thơ. Nhưng kỳ lạ thay, chính những năm tháng quằn quại đớn đau ấy là chất liệu, nguồn thực phẩm nuôi dưỡng, thôi thúc tâm hồn, để Vũ Thư Hiên viết nên những tác phẩm tuyệt vời, với bút pháp hiện thực nhân đạo đặc trưng đến vậy. Có thể nói những tác phẩm ấy không chỉ được viết bằng tài năng, trí tuệ mà còn thấm đẫm cả máu và nước mắt của nhà văn. 

mardi 6 mars 2018

Huy Đức - « Hồi Ức Lính Tây Nam »



Năm con gà bị vặn cổ; một con heo sặc tro, chỉ ít phút sau, lính pha thịt chặt xương đâu ra đấy [gà và heo của những người dân Khmer vừa chạy, trong thời điểm người lính được quán triệt “không lấy cái kim sợi chỉ của dân”]. Những người lính giành nhau những miếng vàng lá. Những người lính loay hoay mở chiếc đồng hồ trên cổ tay một tên “Pốt” vừa bị bắn hạ. Và, những món đồ cổ trong ba lô… 

Chưa có một cuốn sách nào tiếp cận những “người lính tình nguyện” ở cả những góc khuất như thế. Nhưng, đấy là chiến tranh. Đấy là những người lính rách rưới, đói xanh xao, hành quân cả tháng, không có “chất tươi”. Đấy là những người lính có thể chết vì hổ vồ, rắn cắn; có thể mất chân, có thể mục kích bốn, năm đồng đội của mình bị hất tung lên bởi một trái mìn… 

dimanche 4 mars 2018

Từ Thức - Nhà văn Tiểu Tử, những giọt nước mắt, những tiếng thở dài




Người Sài Gòn. Ảnh minh họa
André Gide nói « C’est avec des beaux sentiments qu’on fait de mauvaise littérature » (Với những tình cảm tốt, người ta làm văn chương dở) (1). Tiểu Tử là một nhà văn đã chứng minh ngược lại, có thể viết hay với những tình cảm tốt

Trong tác phẩm của ông, hầu như chỉ có những tình cảm tốt, chỉ có tình người. Một nhân vật nói về một nhân vật khác trong truyện ngắn ‘’Made in Vietnam’’ : « Người chi mà tình nghĩa quá héng ? ». Độc giả nghĩ tới câu đó mỗi lần lại gần những nhân vật của Tiểu Tử. Người chi mà tình nghĩa quá héng. 

Độc giả chai đá tới đâu, đọc Tiểu Tử cũng không cầm được nước mắt. Người ta khóc, nhưng sau đó thấy ấm lòng, vì thấy trong một xã hội đảo lộn, vẫn còn đầy tình người, vẫn còn đầy thương yêu, vẫn còn nghĩa đồng bào vẫn còn những người tử tế. Và thấy đời còn đáng sống. Một nhà văn Pháp nói văn chương, trước hết là xúc động. Trong truyện ngắn của Tiểu Tử, sự xúc động hầu như thường trực.