Affichage des articles dont le libellé est Nhà văn. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Nhà văn. Afficher tous les articles

mercredi 31 janvier 2024

Huy Đức - Những chuyện không chính trị của con trai Lê Duẩn

Cho dù ông Dũng Hội gọi anh Lê Kiên Thành là “nhà văn chẻ” tôi nghĩ rằng, văn chỉ là phương tiện; khi mua một cuốn sách, cái bạn đọc cần là câu chuyện.

Lê Kiên Thành là con trai của tổng bí thư Lê Duẩn và “người vợ miền Nam” của ông. “Những khoảnh khắc SỐNG” trong đây đều là những câu chuyện thú vị. Anh Lê Kiên Thành lại có lối kể chuyện dung dị, không bị áp lực văn chương, nên vừa dễ đọc vừa gần gũi.

Sáng nay, trong bài viết trên Facebook, anh Lê Kiên Thành "tiết lộ" tôi là “người không thân thiện lắm” với anh và gia đình. Hôm qua, việc tôi có mặt ở đó, phải nói là một quyết định rất cân nhắc của cả tôi và anh.

mardi 30 janvier 2024

Tạ Duy Anh - Bi hài chuyện biên tập sách

 

Không thể nhớ đã có bao nhiêu chuyện cười ra nước mắt xảy ra trong thời gian 20 năm làm biên tập sách của tôi, chỉ xin kể ba chuyện.

CHUYỆN THỨ NHẤT

Qua người bạn vong niên, tôi quen nhưng không thân với một nhà văn tên là ... Ngay từ lần gặp đầu tiên tôi đã không thấy có thiện cảm với ông ta. Nước da mai mái, luôn quan trọng hóa bản thân, khiến tôi linh cảm ông ta là một người nhiều toan tính nhỏ nhặt.

Bắt đầu bằng màn bốc thơm tôi lên mây xanh. Sau đó ông ta nói về bản thân, chủ yếu khoe chiến tích nghề nghiệp. Cuối cùng lộ ra ý đồ khá dễ thương, hoàn toàn bình thường nhưng với tôi, rất khó chấp nhận: Ông ta muốn tôi đứng tên biên tập và viết lời giới thiệu cho cuốn sách của ông ta.

dimanche 31 décembre 2023

Lâm Bình Duy Nhiên - Stefan Zweig và Vienne

 

Để hiểu về Vienne, trong bối cảnh từ 1880 đến giữa hai cuộc Chiến tranh Thế giới, thì có lẽ Stefan Zweig (1881-1942) là nhà văn miêu tả chân thực và sống động nhất về thành phố này.

Đọc Zweig luôn mang lại những cảm xúc mãnh liệt, thậm chí khó thở và dằn vặt về tâm hồn con người mà ngòi bút của ông suốt đời cố gắng thăm dò và phác họa. Stefan Zweig đã chứng kiến ​​những khoảnh khắc vô tư lự cuối cùng ở châu Âu trước những thảm họa lớn của thế kỷ 20.

Đã 81 năm kể từ khi Stefan Zweig tự sát cùng vợ vào ngày 22 tháng 2 năm 1942, khi Thế chiến thứ hai tàn khốc vẫn còn diễn ra. Tuyệt vọng về tương lai của một châu Âu mà ông vô cùng yêu dấu, Zweig đã chọn cái chết. Chết để khỏi đau buồn về hồi ức huy hoàng của châu Âu trước thảm họa phát xít Đức.

lundi 25 décembre 2023

Tuấn Khanh - Tiễn biệt dịch giả Mai Sơn

 

Dịch giả, nhà văn Mai Sơn (1956-2023) đã tạ thế ở Long An vào 12 giờ  tối ngày 24-12-2023.

Mai Sơn là một trí thức điển hình mang đầy trong mình văn hóa miền Nam cũ: Thế hệ khao khát học hỏi, thận trọng khai phá, tâm hồn đầy thơ mộng như những bậc tiền bối Mai Thảo, Phạm Công Thiện, Thanh Tâm Tuyền, Nguyễn Hiến Lê....

Mai Sơn từng có một thời gian dài làm việc ở ban tu thư Đại học Hoa Sen trong việc xây dựng nền tảng tri thức cấp đại học. Anh cũng là thành viên ban giám khảo nhiều năm của giải thưởng Văn Việt - một tập hợp trí thức văn chương độc lập, khởi xướng bởi nhà văn Nguyên Ngọc. Chính vì vậy, gần cuối đời anh cũng gặp khó khăn trong công việc, thậm chí được biết phải rời khỏi công việc của mình ở khối đại học.

jeudi 21 décembre 2023

Nguyễn Trường Trung Huy - Bộ sưu tập trọn vẹn 12 năm tạp chí Văn từ số ra mắt cho đến số cuối cùng (01/01/1964 - 26/03/1975)

 

Đúng một lục thập hoa giáp tính từ số ra mắt 01/01/1964 và đúng hai thập kỷ từ ngày tôi sưu tầm những số đầu tiên tạp chí ( và giai phẩm) Văn, để có được đầy đủ 210 số bán nguyệt san Văn và tiếp theo sau là các số Giai Phẩm (*).

Một thời gian - ngắn không phải là ngắn mà nói dài không phải là dài - để có được “công trình” này.

Có những hiện vật khó/ không thể quy đổi thành tiền, vì nhiều khi có tiền cũng không kiếm được. Nào có thể mua được định mệnh, mua được những hạnh ngộ hãn hữu, những tình cờ…được sắp đặt. Những gom góp chắp vá qua tơi bời của điêu linh, của tàn nhẫn thời gian…mà mỗi tờ báo đã như là một sinh mệnh.

mercredi 29 novembre 2023

Cù Mai Công - Nhà văn, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn đã ra đi

 

Ông ra đi lúc 19 giờ15 ngày 28-11-2023 theo giờ Mỹ (sáng 29-11-2023 theo giờ Việt Nam)  tại tư gia ở California, Mỹ.

(Trích “Sài Gòn một thuở - Dân Ông Tạ đó!” tập 2):

"Nhà văn, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn người Bắc 54 Gia Lâm, tác giả "Căn nhà xưa", "Em còn yêu anh", "Quê hương thu nhỏ"... Xưa nhà trong cư xá Tự Do, Ông Tạ. Ông còn là nhà văn, nhà thơ; lấy bút hiệu Tô Hà Vân khi viết văn và Hồng Ngọc khi soạn nhạc.

lundi 30 octobre 2023

Đặng Sơn Duân - Chấp nhận thực tế, không có nghĩa là quên đi những đọa đày

 

Viet nếu chỉ như một gã thiên tả đầy rẫy với những trò mèo tôi cần gì đếm xỉa.

Chỉ là Viet sử dụng vị thế nổi tiếng của mình phát biểu linh tinh về miền Nam Việt Nam, mà Viet chưa từng trải qua. Trong cơn tức giận tôi đã không kiềm chế ngôn từ, nên khóa lại.

Nói thêm một chút, khi tôi kiểu trình bày hoàn cảnh, mục đích rằng tôi đủ tư cách để nói chuyện với Viet về mọi chuyện Việt Nam Cộng Hòa.

Dũng Đặng - "Kẻ nằm vùng" Nguyễn Thanh Việt

 

Trích phát biểu của Viet Thanh Nguyen :

“Tháng Tư đen là cụm từ mà một số người Mỹ gốc Việt sử dụng để nói về ngày 30/04 năm 1975. Tôi nghĩ rằng việc họ tập trung lại với nhau để kỷ niệm ngày này là một cách để tưởng nhớ về một sự kiện mà theo họ đã không được nhớ đến một cách đầy đủ không chỉ ở Mỹ mà còn cả ở Việt Nam.

Họ nhận ra rằng tại Việt Nam, lịch sử (về họ) đã bị tẩy xóa bởi họ bị coi là những kẻ thua cuộc, bị gắn mác “ngụy”. Còn tại nước Mỹ, những người này cảm thấy mình như vô hình, bởi ngay cả những người Mỹ đã từng chiến đấu cùng với những người lính Việt Nam Cộng Hòa cũng muốn “giả vờ” là họ không tồn tại.

Nguyễn Ngọc Chính - Tiểu thuyết “feuilleton” trong làng báo Sài Gòn

 

“Feuilleton” phát nguồn từ Pháp để ám chỉ những bài viết đăng nhiều kỳ trên báo. Khởi đầu với truyện “La Comtesse de Salisbury” của nhà văn Alexandre Dumas, đăng năm 1836, từ ngày 15/07 đến 11/09, trên tờ Press. Sau đó là truyện “La Vieille Fille” của Balzac từ 23/10 đến 30/11/1836.

Du nhập vào làng báo Việt là một sinh hoạt độc đáo của báo chí quốc ngữ thời xa xưa tại Miền Nam. Có thể nói, đi đầu trong thể loại này là “Vè Tam Cang” bằng văn vần được đăng liên tục tám kỳ trên báo “Thông Loại Khóa Trình” (1888-1889) của Trương Vĩnh Ký.

Riêng về tiểu thuyết “feuilleton” đầu tiên xuất hiện trên báo Nam kỳ phải kể đến loại truyện 1.001 đêm với hai truyện “Bảy chuyến đi của Sinbad” “Chuyện người thợ cao vô duyên bạc phận” thuộc loại bài đăng nhiều kỳ nhất trên “nhựt trình”.

mercredi 11 octobre 2023

Đoàn Bảo Châu - Không thể chấn hưng văn hóa nếu không hiểu điều này!

Thứ trưởng Đoàn Văn Việt trả lời phỏng vấn: "Việt Nam hiện nay hầu như vắng bóng tác phẩm tầm khu vực và thế giới.

Ngành Văn hóa mong muốn đầu tư sáng tác để có những tác phẩm đỉnh cao, tầm cỡ, mang sức sống thời đại, nhất là trong văn học, nghệ thuật, hội họa. Nội dung này cần nguồn lực lớn, đầu tư nhiều năm chứ không đơn giản là tổ chức cho văn nghệ sĩ những chuyến thực tế hay trại viết trong vài tuần, vài tháng."

Việc quan trọng để chấn hưng được văn hóa là các vị phải có cái nhìn thẳng thắn, công bằng với lịch sử.

mardi 10 octobre 2023

Nguyễn Thành Phong - Đành cùng làm chó vậy

Hôm nay, bỗng dưng thấy ông nhà báo "đại gộc" Lê Thanh Phong viết trên Facebook : "Tửu sĩ Nguyễn Quang lập chia tay với rượu" và kể chuyện ông Lập bỏ uống rượu. Lại còn tả cả cái cảnh rượu ngoại ngon xịn rót ra rồi, ông Lập khẽ khàng, lịch duyệt, nói: "Mình bỏ rượu, không uống nữa, dù chỉ một giọt", làm cả bọn quá kinh ngạc.

Ông Lê Thanh Phong còn cảm thán: "Ai tuyên bố bỏ rượu mình không mấy ngạc nhiên, còn Nguyễn Quang Lập mà không uống rượu, đối với mình là kinh hoàng, là chấn động giới giang hồ rượu".

Mình lo lắng đến chết mất. Uống rượu với Lập, chẳng bao giờ mình thấy lão chịu một chai, mà phải hai, ba chai, say bí tỉ mới dừng lại. Giờ lão bỏ hẳn, lại nhẹ nhàng lịch duyệt, như thế là già, đổi tính, đổi nết rồi ư? Lại thấy lão comment khẳng định: "Ngày trước, tui uống rượu như nước lã, giờ uống nước lã như uống rượu. Thế thôi".

vendredi 6 octobre 2023

Nguyễn Đình Bổn - Văn chương rồi cũng khác hoặc sẽ không còn nữa!

 

Khoảng mười năm trở về trước, mỗi khi nghe tên một nhà văn được xướng tên Nobel là những người mê đọc vội tìm hiểu, hỏi nhau tác phẩm của ông (bà) đó đã có bản Việt ngữ chưa.

Nhưng nay thì chắc không mấy ai quan tâm.

Văn chương lối cũ và cả những tìm tòi làm cho mới chắc sắp đến ngày cáo chung.

mardi 3 octobre 2023

Dương Quốc Chính - Ai trung thực và quả cảm ?

Anh em vừa rồi rộn ràng về cái câu của chủ tịch nước "cần tiếng nói trung thực, quả cảm". Nhiều anh còn nhận luôn đang là người như thế!

Thực ra anh em nhận vơ, vì đọc mỗi tít báo. Chứ thực ra anh Thưởng cần nhà văn (coi như có cả nhà thơ nữa) trung thực, quả cảm thôi, chứ đâu cần các ông nghề khác, các ông phản động không phải nhà văn đâu?

Chuyện này làm mình liên tưởng đến vụ Nhân văn Giai phẩm, nó sát sườn luôn. Cũng là nhà văn đó. Nhà nước cũng khuyến khích anh em cứ chém đi, còn cho ra báo Nhân văn và Giai phẩm, cũng bóng gió này kia về "ông bình vôi":

samedi 30 septembre 2023

Nguyễn Thông - Hội nghị đồ nhà

Sáng nay 30.09, ở Đồ Sơn, Hải Phòng, Hội nhà văn Việt Nam (chắc chắn đã được sự cho phép của chính quyền) tổ chức "Hội nghị đại biểu nhà văn lão thành-lần thứ nhất".

Theo vài người bạn mà tôi chơi có tham dự, người đủ "tiêu chuẩn" được mời đều thuộc tuổi do cụ Đỗ Phủ quy định, nhân sinh thất thập. Tuổi ấy nhìn chung già, có già thì mới được xem là lão thành.

Người viết văn từ thời chống Pháp nếu còn sống thì chỉ thở cũng đã kỳ công, vậy nên chẳng mấy ai tới. Ngay cả những cụ viết từ hồi đánh Mỹ, trong số 300 người dự, có khi chỉ vài chục. Số còn lại, tuy lão nhưng chủ yếu chỉ thành trong hòa bình, tác phẩm thiên hạ không biết đến, chỉ trong giới trong nhà ngâm ngợi với nhau vui là chính. Còn họ và tác phẩm thơ văn của họ có phục vụ cho đất nước, dân tộc, nhân dân không, nói thật, nhà cháu rất nghi ngờ.

samedi 23 septembre 2023

Phan Thúy Hà - Nhà văn Ngô Tất Tố tuyệt thực đến chết ? Con gái ông phản bác

 

Bà Ngô Thị Thanh Lịch, con gái nhà văn Ngô Tất Tố có đôi lời về việc cha của bà qua đời:

Ông cụ ốm, yếu dần, rồi ra đi. Cụ từng bị ngã dưới chân đồi, được hai người dìu về nhà. Sau đợt ốm đó cụ vẫn đi làm, sức khỏe yếu dần.

Anh tôi Ngô Mạnh Duẩn, ủy viên ban kháng chiến hành chính Liên khu Việt Bắc, anh bị hen, nghỉ việc về nhà vừa dưỡng sức vừa chăm bố.

mardi 29 août 2023

Tạ Duy Anh - Bia mạng

 

Chuyện các nhà văn, nhà thơ biến bút thành lưỡi lê xọc vào tim đồng nghiệp, sẽ còn được nhắc tới. Thậm chí là được nhắc tới mãi mãi.

100 năm Văn Cao, rồi sẽ đến 100 năm Trần Dần, 100 năm Nguyễn Hữu Đang. Rồi tiếp đến là 100 năm Lê Đạt, Phùng Quán...

Cứ mỗi dịp kỷ niệm ấy, những tên tuổi đi kèm, sẽ lại được nhắc tới, như chúng ta đang thấy.

samedi 29 juillet 2023

Lê Học Lãnh Vân - Số phận một kiếp người, một quốc gia

 

Những năm xa lắm rồi, khoảng sáu mươi năm trước, khi các con hẻm của khu Bàn Cờ còn rộng, đường đất chưa lát xi măng. Tụi tui đang thời tiểu học, buổi sáng trời còn mờ tối, tay xách cặp, bình mực, vừa đi tới trường vừa lần theo tiếng dế trong bụi cỏ. Một đám học sinh ríu rít, an hòa, không biết những ngày yên bình đang bị mất đi…

Nhiều sinh viên từ các tỉnh vào Sài Gòn học, thuê chỗ ở trong các con hẻm đó. Các anh chị dễ thương, tổ chức các buổi vui chơi cho đám nhỏ như đánh cầu, tạt lon… mà tụi tui tham gia hết mình, tay quệt mồ hôi trán chân nhảy lò cò. Còn nhớ một chị, lớn hơn tui năm sáu tuổi gì đó, đứng trước nhà ngó tụi tui chơi cười mủm mĩm.

Quay đi quay lại, quân Mỹ đổ bộ Miền Trung, dù còn nhỏ tui cũng cảm thấy cuộc sống nóng hơn, thức ăn mắc mỏ hơn, chị kia trổ mã trắng da dài tóc được một anh dẫn đi đâu mất! Ông già chị bắc ghế chửi ra rả cuối xóm còn nghe. Vài bữa sau an ninh tới hỏi thăm, ông già hết chửi. Ông anh trong nhà nói thằng cha ngu quá, con ổng vô bưng chống chánh quyền, càng lớn tiếng chửi thiên hạ càng biết. Bà chị nói vô bưng mà dắt nhau xà nẹo còn đâu thì giờ kháng chiến.

vendredi 28 juillet 2023

Ý Nhi - Một bức thư của anh Hoàng Phủ Ngọc Tường

(Vanviet 27/07/2023) Trong số thư từ viết tay của bạn bè, tôi còn giữ một bức thư của anh Tường, viết ngày 30/10/1991, từ Huế, nhờ tôi lấy giấy phép và lo việc in ấn cho tập thơ Người hái phù dung của anh.

Tuy nhiên, thông tin quan trọng nhất mà tôi nhận được, lại nằm ở những dòng chữ sau: Ôi một thời để yêu một thời để chết, cái thằng Tường tín đồ mù quáng của giáo hội”, “Mình bao giờ cũng thế, tìm một niềm tin, sống hết cho niềm tin của mình, hành động và cực đoan, và như số phận dành cho những típ kiểu mình, là khổ đau suốt đời”.

Ở một chỗ khác, anh Tường thừa nhận: “Mình mang đầy máu hồng vệ binh từ trong rừng ra”.

mercredi 26 juillet 2023

Ngô Thị Kim Cúc - Tiễn biệt anh, Hoàng Phủ Ngọc Tường

Vậy là anh đã lên đường, chưa tới hai mươi ngày sau khi chị Lâm Thị Mỹ Dạ - người bạn đời của anh ra đi. Gia đình vẫn nghĩ người đi trước sẽ là chị Dạ. Tuy chỉ bị Alzheimer nhưng sức khỏe của chị xấu đi nhiều và nhanh so với anh. Và đúng là như vậy .

Ngay lần tai biến đầu tiên vào năm 1998, khi đang thưởng thức World Cup cùng bè bạn, con người chỉ nặng hơn 40 ký là anh đã được bác sĩ đau buồn tiên lượng rằng khả năng qua được rất thấp. Vậy mà anh đã hồi phục một cách kỳ diệu, khiến tất cả mọi người kinh ngạc.

Trong một lần trò chuyện, anh đã kể với tôi rằng, khi đang trải qua cuộc phẫu thuật có một không hai trong đời, trong trạng thái lơ mơ giữa hai bờ hư thực/chết sống, anh nhìn thấy chen giữa những bác sĩ đồng phục trắng đang bận rộn bên anh còn có cả những người trong đồng phục bộ đội, những quân y sĩ.

Trần Tiến Dũng - Ông Hoàng Phủ Ngọc Tường, cái chết và lời "xin lỗi"

 

Cái chết vật lý là quy luật tự nhiên của con người. Người Việt có câu châm ngôn: “Trăm năm bia đá thì mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.”

Tin về cái chết của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường không khiến dư luận quan tâm, nói đúng hơn là lạnh nhạt. Nếu so với hơn nửa thế kỷ không ngừng dậy sóng quan tâm đến ông, do sự kiện ông có liên quan đến vụ thảm sát đồng bào vô tội ở Huế năm Mậu Thân 1968.

Tội ác không có cái chết vật lý, bởi vì trớ trêu thay người làm việc ác ở một tầm mức thảm sát hàng loạt thì cũng luôn có chỗ trong lịch sử dân tộc.