Affichage des articles dont le libellé est Nghệ thuật. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Nghệ thuật. Afficher tous les articles

dimanche 10 mars 2024

Lê Phương - Chi bằng học!

 

Tôi nghe ông nghệ nhân trà tên Sướng ba hoa chích chòe với Bill Gates về trà Việt Nam phải ướp 500 cái hoa sen mới có mùi thơm, trà đạo Việt Nam blah blah… thì chỉ cười nhẹ.

Không chỉ có Việt Nam, bá tước Bergamont đã từng dùng hoa hồng ướp trà, tác giả của loại trà Earl Grey trứ danh.

Mà chẳng cần cầu kỳ gì, xé gói trà Anh bằng trà đen Sri Lanka hảo hạng, thả cái oạch vào ly nước sôi bắng sứ mỏng tang. Hương trà thơm nức, đủ mùi hoa trái thảo mộc, nước trong veo, thật là thư giãn mà chẳng cần gõ chuông, tịnh tâm gì sất.

mardi 2 janvier 2024

Tạ Duy Anh - Bảo tàng Đông Dương một tuổi

 

(Một năm đã trôi qua kể từ khi tôi được mời cùng cắt băng khánh thành Bảo tàng Văn hóa Nghệ thuật Đông Dương. Mọi thứ trong cái không gian Tuấn Cá Sấu vẫn nguyên một sự tươi mới và đầy cuốn hút. Sự khác biệt dễ thấy nhất có lẽ là ở con số ba vạn lượt du khách đã ghé bảo tàng. Xin đăng lại bài viết cách đây đúng 365 ngày).

Mạnh mẽ, lãng tử, hào sảng… là những nét tính cách ai cũng nhận ra ngay lần đầu tiếp xúc với ông chủ trang trại cá sấu lớn nhất Đất Cảng - Tuấn Cá Sấu.

Nhưng hóa ra đấy chỉ là những gì thuộc về vẻ bề ngoài, của một con người có một khát vọng lớn về vẻ đẹp tinh thần. Sớm từng trải nhờ những năm tháng kiếm sống trong nhọc nhằn và nguy hiểm, Tuấn cá sấu lại là người đam mê lịch sử, thơ ca, nghệ thuật nói chung.

jeudi 30 novembre 2023

Nguyễn Văn Tuấn - "Có biết đâu niềm vui đã nằm trong thiên tai"

 

Người viết ra những câu chữ quen thuộc đó đã từ giã chúng ta đi về cõi vĩnh hằng vào ngày 28/11, thọ 87 tuổi. Người đó là Nhạc sĩ, nhà văn Nguyễn Đình Toàn, còn được mệnh danh là 'Người tình không chân dung'.

Theo báo Người Việt, Nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn sanh năm 1936 ở Gia Lâm (xưa thuộc tỉnh Bắc Ninh). Năm 1954 ông di cư vào Nam, và từng có thời làm việc như là một phát thanh viên của Đài Phát Thanh Sài Gòn, phụ trách chương trình Nhạc Chủ Đề nổi tiếng.

Sau 1975, ông bị đi tù cải tạo 10 (?) năm. Cuối năm 1998 ông sang Mỹ định cư và tiếp tục sáng tác. Ông qua đời vào lúc 7 giờ 15 sáng ngày 28/11/2023 tại Nam California. Trước đó (năm 2021) phu nhân của ông, bà Nguyễn Thị Thu Hồng (cũng từng là một phát thanh viên đài Phát Thanh Sài Gòn), qua đời ở tuổi 78.

dimanche 29 octobre 2023

Stephen Nguyễn - Lật màu trắng đen

 

Tôi cho rằng, mấy chục triệu dân miền Nam thời ấy cũng tin rằng, nếu người cộng sản không cướp miền Nam thì xã hội miền Bắc ngày nay sẽ không khác gì tấm hình này. Một xã hội mang một màu xám xịt.

Người dân miền Bắc sẽ không khác gì người dân Triều Tiên hiện nay. Nghèo đói thực phẩm, nghèo đói thông tin, nghèo đói văn hóa.

Cưỡng chiếm miền Bắc gần 80 năm rồi. Cướp miền Nam cũng gần 50 năm rồi. Văn hóa cách mạng cứ dần bay màu, hay bị mất niềm tin.  Xã hội Việt Nam thay đổi từ từ, một cách gượng gạo, từ đỏ sang vàng hay xanh.

mercredi 18 octobre 2023

Nguyễn Đắc Kiên - Bẫy trung bình

 

Trong cuộc trò chuyện mới đây với nhà báo Kim Hạnh, bà Phạm Chi Lan có nhắc đến lời cảnh báo từ năm 2010 của ông Homi Kharas, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới (WB).

Tại hội nghị WB công bố Việt Nam thoát khỏi ngưỡng nước nghèo bước vào nhóm các nước có thu nhập trung bình, tổ chức tại khách sạn Sheraton Hà Nội. Ông Homi Kharas cảnh báo: Việt Nam có “nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình là rất lớn”. Ông lấy dẫn chứng, các nước xung quanh như Malaysia, Thái Lan, Indonesia v.v...đều là những nước vượt qua ngưỡng nghèo rất sớm so với Việt Nam nhưng hiện (năm 2010) vẫn loay hoay ở mức thu nhập trung bình.

Bà Phạm Chi Lan kể tiếp: “Sau hội nghị tôi ra nói cảm ơn ông đã cảnh báo, nhưng tôi lo là Việt Nam còn rơi vào bẫy thu nhập trung bình thấp, chứ không phải thu nhập trung bình. Khi đó ông Homi Kharas mới nói: Có thể như vậy thật, nhưng tôi không thể nói thẳng ra. Chuyện đó Việt Nam các bạn phải biết với nhau để cố gắng vượt lên, từ mức thu nhập trung bình thấp lên mức vừa, rồi lên trung bình cao. Điều đó đòi hỏi rất nhiều nỗ lực và cải cách mới có thể được”.

dimanche 13 août 2023

Viên Huỳnh - Cùng nhau vào Chợ Lớn "dẩm chà"

 

Khi người Hoa mời bạn đi “dẩm chà” (uống trà) thì bạn nên chuẩn bị cái bụng, vì “đi uống trà” ở đây không có nghĩa là chỉ đi uống nước trà suông hay uống trà ăn bánh ngọt kiểu người Anh.

“Dẩm chà” trên thực tế, chính là đi ăn “tỉm xấm” (điểm tâm/dim sum) ở các tiệm nước mà người Hoa gọi là “chà thỏi” (trà đài-bàn uống trà), một dạng ăn sáng có thể kéo dài suốt cả buổi. Khu nào có nhiều người Quảng Đông, khu đó sẽ có nhiều “chà thỏi” cũng giống nơi nào có người Việt là nơi đó có các quán phở, cơm tấm hay bún.

Chỉ cần đi một vòng các quận 5, 6, 10, 11 thôi thì bạn ít nhất cũng đếm được trên trăm “chà thỏi” là ít. Thường thì một “chà thỏi” sẽ có một xe hủ tiếu mì trước cửa với người nấu luôn mặc áo thun trắng, quần đen vắt một chiếc khăn trên vai. Bên trong có độ từ 5-10 cái bàn bằng gỗ tạp hoặc inox với bộ gia vị (sa tế, xì dầu, dấm đỏ) đựng trong những chiếc bình thủy tinh nhỏ và ống để chén đũa. Phần lớn trên tường của các quán điểm tâm như vậy đều treo một tấm gương khá lớn chiếm gần hết diện tích của bức tường, có lẽ là vì hình ảnh phản chiếu trong tấm gương vừa giúp tạo cảm giác tiệm rộng và thực khách đông hơn gấp đôi, vừa vì phong thủy.

mardi 27 juin 2023

Phó Đức An - Hồn du Thánh Địa

"Anh đã chán ngấy sự huyên náo của Paris, anh đã đến thị trấn Auvers-sur-Oise, ở đây tuyệt đẹp, có cả những ngôi nhà cổ đã ngày càng hiếm hoi, tuyệt vời..." - Van Gogh.

Auvers-sur-Oise, một địa danh trên đất Pháp, một Thánh địa hội họa của thế giới. Trên bản đồ hiển thị cái tên Auvers-sur-Oise, nhưng với dân bản địa, họ lại gọi thị trấn của họ là thị trấn Van Gogh để kỷ niệm nhà họa sĩ tài ba lừng danh Vincent Willem Van Gogh, và đây cũng là chốn đi về cuối cùng của Van Gogh. Đêm qua, trong giấc mộng, tôi lại một lần du hồn về đây...

Tuy rằng người ta gọi đây là thành phố của các nhà nghệ thuật. Paul Cézanne, Van Gogh, Camille Pissarro, Claude Monet, Charles-François Daubigny, Cuong Tuse...đều đã lưu lại các tác phẩm của họ ở đây, nhưng chỉ có Van Gogh đã để lại đây 70 ngày quý giá của sinh mệnh mình. Giai đoạn ấy, ông bị bệnh tật và sự túng thiếu dày vò một cách thảm hại, nhưng Van Gogh vẫn sung mãn với niềm đam mê nghệ thuật phi phàm. Ông sáng tác liền nhau 80 tác phẩm trong quãng thời gian còn lại của cuộc đời.

dimanche 28 mai 2023

Trần Tiến Dũng - Về các nghệ sĩ gốc Việt phát sáng ở bến bờ sáng tạo tự do

 

Trước tiên xin chúc mừng hai nghệ sĩ Trần Anh Hùng và Phạm Thiện Ân đã nhận được hai giải thưởng danh giá tại Liên hoan phim Cannes 2023.

Cũng cần chúc mừng lần nữa đến nhà văn Dương Thu Hương đoạt giải Cino Del Duca 2023, và tượng vàng Oscar 2023, Quan Kế Huy cũng như các nhà văn nghệ sĩ nhận được các phần thưởng cao quý khác những năm trước.

Từ cách nhìn cá nhân, tôi cho là các nghệ sĩ gốc Việt thuộc thế hệ sau biến cố 1975 đã hiển hiện phẩm chất tài năng ở tầm thế giới văn minh. Trong đó cái phần hồn gốc cội Việt từ xuất xứ đã tìm được, ngôn ngữ nghệ thuật để nói cùng nhịp sống với các giá trị văn hóa-văn minh của nhân loại.

lundi 17 avril 2023

Mai Bá Kiếm - Bà Bạch Tuyết hàm hồ khi tự cho « nghệ thuật là một nghề sang và sạch sẽ nhất »

 

Đôi lời : Tác giả viết rằng bà Bạch Tuyết làm luận án ở Anh nhưng thật ra ở Bulgaria, và không rõ bằng tiếng gì vì bà không rành ngoại ngữ ! (link tham khảo ở cuối bài) –TM.

Tôi chẳng bao giờ viết bài phê phán giới Showbiz khi họ có phát ngôn cao ngạo, nhưng với bà Bạch Tuyết tôi phải nói vì bà là đào hát duy nhất có bằng tiến sĩ.

Bà Bạch Tuyết coi “nghệ thuật” như “một nghề” là đã rất khiên cưỡng. Vì nghệ thuật có nhiều loại hình và trong mỗi loại hình có nhiều nghề.

Thí dụ, nghệ thuật âm nhạc có nghề nhạc sĩ, ca sĩ, nhạc công, múa minh họa. Nghệ thuật sân khấu có soạn giả, đạo diễn, đào kép, thầy đờn, họa sĩ phong cảnh, chuyên viên âm thanh, ánh sáng. Nghệ thuật thứ bảy (điện ảnh) có tác giả kịch bản, đạo diễn, minh tinh, cascadeur, quay phim, viết nhạc nền. Nghệ thuật nhiếp ảnh có nhiếp ảnh gia; nghệ thuật tạo hình có điêu khắc gia, họa sĩ, đồ họa viên, nhà trang trí mỹ nghệ. Nghệ thuật nấu ăn có đầu bếp…

jeudi 19 janvier 2023

Trình Phương Quân - Linh vật gây cười

 

Trong những ngày giáp Tết Quý Mão, tôi được chiêm ngưỡng linh vật mèo khắp nơi trên cả nước.

Bên cạnh những tác phẩm đẹp, có hồn; không ít linh vật trông như "mèo đội lốt chuột", "mèo rầu rĩ", "mèo hốt hoảng"... làm xấu cảnh quan đô thị.

Tạo hình linh vật gây chú ý nhất đến nay có lẽ là con Pikalong vào Tết năm 2017 - do họa sĩ Thăng Fly vẽ lại, dựa trên con rồng vàng với hình dáng xấu khó tả, được mang ra trang trí đường phố ở Hải Phòng.

vendredi 28 octobre 2022

Đào Hiếu - Tôi nể phục chính phủ Hàn Quốc quá xá !

 

Mấy hôm nay rảnh, xem bộ phim Lãng Khách (Vagabond) của Hàn Quốc, thấy người Hàn Quốc họ tự do đáng nể. Nội dung phim là cuộc truy tìm thủ phạm khủng bố làm rớt chiếc máy bay chết 211 hành khách.

Kết quả:  Thủ phạm là cả chính phủ Hàn Quốc từ tổng thống, thủ tướng, bộ trưởng quốc phòng, giám đốc cơ quan tình báo quốc gia, các cục trưởng và một lô quan chức cao cấp... ăn tiến của nước ngoài để gây án, hòng ký hợp đồng sản xuất máy bay chiến đấu, kiếm 500 tỉ won tiền hối lộ chia nhau.

Một phim có nội dung như vậy mà chính phủ Hàn Quốc hiện tại vẫn cho sản xuất và chiếu trên truyền hình.

vendredi 29 juillet 2022

Quang Vĩnh - Nghệ thuật vị nhân sinh hay nghệ thuật thay cho phán xét của tòa án ?

 
 

Trong hai ngày 26 và 27.07.2022 tại Hà Nội đã diễn ra Đại hội đại biểu lần thứ 13 Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội.

Sáng 27/07, ngày khai mạc chính thức được mở đầu với vài  tiết mục văn nghệ, trong đó có bài hợp xướng “Sau lời tuyên thệ” của nhạc sĩ Lân Cường (phổ nhạc từ bài thơ “Lời tuyên thệ” của Lê Cảnh Nhạc).

Chiều 27/07/22, trả lời với báo giới, nhạc sĩ Lân Cường khẳng định bài hợp xướng như một lời cảnh tỉnh cho tất cả Đảng viên không trừ một ai.

vendredi 3 décembre 2021

Nguyễn Văn Tuấn - Tại sao những ca khúc trước 1975 được ưa chuộng?

 

Hôm nọ, ông Nguyễn Phú Trọng phàn nàn là Việt Nam không có những bài hát hay. Tôi thì nghĩ khác ổng, vì Việt Nam có những bài hát hay, có thể ổng chưa nghe đó thôi. Chúng ta thử tìm về nhạc thời trước 1975 ở miền Nam xem, có nhiều bài hay lắm chứ, và vẫn còn lưu truyền cho đến ngày nay dù nó bị vùi dập nhiều lần ...

Câu hỏi đặt ra là tại sao những bài ca đã được sáng tác hơn nửa thế kỷ trước mà đến nay vẫn còn được giới thưởng ngoạn, từ bình dân đến lịch lãm, đều ưa thích. Tôi nghĩ đến 4 lý do và cũng là đặc điểm của những ca khúc trước 1975 ở miền Nam: tính nhân văn, tự do tư tưởng, tính phong phú, và giàu chất nghệ thuật.

Nhân văn

Thứ nhất là đậm chất nhân văn. Nếu nhìn lại những bài ca trước 1975 ở miền Nam và so sánh với những sáng tác ở miền Bắc, tôi nghĩ ít ai có thể bác bỏ tính nhân văn trong các sáng tác ở trong Nam. Khi nói "nhân văn", tôi không chỉ nói đến những sáng tác về thân phận con người, mà còn kể cả những sáng tác thuộc dòng nhạc lãng mạn, trữ tình, nói lên cảm xúc của con người trước thời cuộc.

samedi 23 octobre 2021

Lê Huyền Ái Mỹ - Phiếm chuyện tài đức


Sáng 23-10, trong phiên họp tổ góp ý Luật Điện ảnh (sửa đổi), đại biểu Quốc hội Lê Thu Hà cho rằng nghệ sĩ cần đức trước khi cần tài.

Tôi nghĩ, bất cứ ai, làm nghề gì thì cũng cần phải có đức - một nhân tính căn bản, nó chẳng phải có trước hay sau bất kỳ đức tính, phẩm chất nào khác.

Còn đã là nghệ sĩ, ở đây chỉ tạm gói trong nghệ sĩ biểu diễn thì phải có tố chất tài năng sáng tạo - biểu diễn, tùy mỗi lãnh vực mà tài năng ấy là trời cho, là di truyền, là khổ luyện…

vendredi 7 mai 2021

Đỗ Duy Ngọc - Treo tranh


Mấy lần đến Hồ Tràm, ở trong khách sạn đẹp và khá hiện đại nhưng vắng khách.

Những lần ở đây tui phát hiện ra một việc rất đau lòng cho các họa sĩ Việt Nam. Đó là rất nhiều tranh của các họa sĩ được gọi là cây đa cây đề, là họa sĩ nổi tiếng bị treo trong phòng vệ sinh. Có tranh treo ngay trên bồn cầu. Cảm giác đầu tiên là buồn.

Vẫn biết khi khách đã mua tranh, treo ở đâu và sử dụng như thế nào là quyền của họ. Tuy nhiên, người khách sở hữu tranh cũng nên xử sự cho có chút văn hóa. Ai lại đem tranh của người có tên tuổi vào trong phòng vệ sinh, nhìn đau lòng và cảm thấy bị xem thường, xúc phạm quá. Để trang trí cho phòng có màu sắc thì thiếu gì cách để chọn.

dimanche 25 avril 2021

Chu Mộng Long - Lịch sử và phi lịch sử


Tôi không còn nhớ ở trang nào, sách nào, nhưng chắc chắn từ biện chứng lịch sử của K. Marx, có đoạn viết về lịch sử và phi lịch sử.

Lịch sử không đơn thuần là sự vận động của thời gian. Lịch sử phải là sự thay đổi của sự kiện, và sự thay đổi sự kiện không đơn thuần là sự kiện này tiếp liền sự kiện kia. Sự thay đổi về chất trong chiều hướng tiến hóa hay phát triển mới đảm bảo tính lịch sử đích thực của một dân tộc.

Khi các sự kiện tiếp liền nhau nhưng bản chất không thay đổi, tức lặp lại hoặc thậm chí quay vòng theo chu kỳ, dân tộc đó vẫn nằm trong trạng thái phi lịch sử (nonhistorical).

dimanche 13 décembre 2020

Lưu Trọng Văn - Thôi rồi, tượng đài…


Thái Bình sau 6 năm đã hoàn thành tượng đài cụ Hồ với nông dân.

Tin báo đưa chỉ nói lãnh đạo dự lễ khánh thành, chứ không hề lộ bí mật cỡ "Thái Bình gia" quê hương của thường trực Ban bí thư Trần Quốc Vượng, công trình tượng đài đồ sộ này trị giá bao tiền, và nhà điêu khắc nào là tác giả.

Gã chỉ lạm bàn khía cạnh nghệ thuật của tượng đài thôi.

vendredi 11 décembre 2020

Nguyễn Ngọc Chu - Sự tụt dốc vô cấp đớn đau của văn hóa


1. Đã cố nén nhịn, vì ai cũng sai lầm. Nhưng khi nhìn bức ảnh quái dị ở Hồ Gươm thì bàng hoàng cho sự tụt dốc vô cấp về Văn Hóa. Nhìn vào bức ảnh, phần lớn không nghĩ đến lồng ngực chứa đựng “trái tim lông lá”, mà liên tưởng đến điều khác.

Đừng ngụy biện về tự do nghệ thuật. Cuối cùng là con người “thụ hưởng”. Không ai cấm được sự “ tự do thụ hưởng” trong suy nghĩ của con người. Hãy làm một phép thống kê hỏi ý kiến thì rõ.

2. Nhiều thế kỷ trước đây, dù không nhiều trường học như bây giờ, không nhiều người biết chữ như bây giờ, và thông tin không dễ tiếp cận như bây giờ, thế mà Văn Hóa ứng xử đẹp hơn giai đoạn này.

Nguyễn Quang Thiều - Họ bị làm sao thế này ?


Đêm qua đã rất muộn, nhưng điện thoại của tôi vẫn réo dồn dập nhiều lần. Vì thế tôi phải nhìn màn hình xem ai gọi vì chắc có việc gấp.

Người gọi là họa sĩ Nguyên Trâu. Và câu chuyện bức xúc trong khuya của ông là chuyện người ta đặt một cái hình trái tim nhìn đến rùng mình đã được nhà thơ, họa sĩ Lê Anh Hoài đưa trên Facebook của mìn,h ngay ở một nơi đẹp và trang trọng nhất thủ đô: Hồ Gươm.

Họa sĩ Nguyên Trâu bức xúc là đúng. Ngay trên bờ Hồ Gươm mà cho dựng lên một hình ảnh quái dị như thế này quả là người ta đạng bị làm sao ấy, không bình thường.

vendredi 27 novembre 2020

Đỗ Duy Ngọc - Đem cây rừng về nhà


Thời nay ở xứ Việt, người ta không chỉ vào rừng lấy gỗ về làm những ngôi nhà đồ sộ tốn hàng trăm mét khối. Không chỉ đốn cây rừng về làm bàn ghế, tủ giường chạm khắc lởm chởm để chứng tỏ mình giàu, mình là giới quý tộc. Những trọc phú thời nay còn đốn nguyên cả cây rừng cổ thụ về trồng ở sân nhà mình.

Đem cây rừng về nhà người ta gọi là "di thực". Rừng tan hoang vì thủy điện, rừng không còn vì những thú sở hữu của những kẻ lắm tiền.

Cây rừng với đường kính cả thước hoặc nhỏ nhất cũng nửa thước mất cả trăm năm mới thành. Nay bị đào bới, cắt rễ, lặt nhánh mang về đứng chơ vơ trong sân của những biệt phủ mênh mông.