Affichage des articles dont le libellé est Nghèo túng. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Nghèo túng. Afficher tous les articles

jeudi 14 mars 2024

Đoàn Bảo Châu - Một sự thật rất đáng buồn!

 

Tôi hy vọng những người làm trong hệ thống nhìn thấy con số này, và tự hỏi điều gì đang diễn ra. Tại sao những người này có học, có vị trí trong xã hội mà còn bỏ nước ra đi.

Đấy là thành phần có học, còn tầng lớp lao động thì khao khát được xuất khẩu.

Đây là số liệu của một huyện:

lundi 11 mars 2024

Lưu Trọng Văn - Ai góp phần gây nên cái chết người nhặt ve chai ?

 

Cao tốc chỉ dành cho xe hơi. Xe hơi chạy trên cao tốc chỉ dừng ở trạm dừng khẩn cấp hoặc trạm nghỉ. Vậy người đàn ông quê Bình Thuận đi xe đạp dọc cao tốc nhặt ve chai - những chai nhựa đựng nước, những lon kim loại đựng nước từ đâu mà có?

Quá rõ, từ chính những kẻ vô văn hóa trên các xe hơi- xe đò, xe tải, xe du lịch, xe chở ai đó rong chơi, ai đó công tác vứt xuống.

Nếu không có những kẻ vô văn hóa này, thì người đàn ông cơ cực kia sẽ không liều mạng trong đêm tối đi nhặt ve chai kiếm sống, để rồi đón nhận một cái kết bi thảm.

dimanche 10 mars 2024

Đỗ Duy Ngọc - Một chuyện ở Xóm Cụt

 

(Để nhớ mùa đại dịch Covid ở Sài Gòn 2021)

Khu dân cư đó người ta gọi tên là Xóm Cụt. Nó cách đường lộ khoảng cây số, đi vào bốn cái xuyệt thì mới đến xóm.

Xóm Cụt nằm mép bờ kinh, đây đó vẫn còn những bụi cây xơ xác không lớn nổi vì nắng và vì nước kênh đầy ô nhiễm. Xóm có khoảng hơn hai ba chục nóc nhà, toàn nghèo.

Từ lộ vào, đầu đường có dãy nhà lầu hai ba tầng, đi vô nữa là những căn nhà trệt, qua ba bốn đường vòng chỉ thấy mấy nhà tôn và khi đến xóm cụt thì toàn nhà lá, nhà tạm bợ như những cái lều chăn vịt đắp bằng bìa, bằng bạt nhựa, bằng những tấm thép han rỉ. Người không quen lọt vào đây sẽ ngửi thấy mùi thum thủm của những vũng nước tù đọng, mùi thối khẳm của mấy đống rác trộn lẫn mùi hôi của dòng nước đen kịt từ bờ kinh xông lên.

dimanche 3 mars 2024

Lưu Trọng Văn - Cho hay không cho ?

Trên đường phượt về Đất Phật ở phía bắc Ấn Độ, gã bất ngờ đến các trung tâm Phật giáo, các thánh địa Phật giáo thấy nhiều trẻ em, đàn bà, người già Ấn Độ biết tiếng…Việt.

Họ rất giỏi, khi xe dừng nhận biết ngay người Việt để ùa tới. Sau đó là màn chào đón nhiệt tình đến mức không chỉ chìa tay, vẫy tay mà còn cả sẵn sàng níu chân, ôm chân.

Vâng!

Những màn chào đón…đau lòng.

lundi 26 février 2024

Vương Trí Nhàn - Chuyện đời sống Hà Nội năm 1980 (2)

(Nhật ký hậu chiến)

16/6

Phổ biến một nghị quyết mới, có các nhận định :

- Người ăn lương đã đến mức không thể chịu được nữa.

- Chống tiêu cực, không chống nổi.

- Ta đầu tư vào xây dựng cơ bản quá nhiều. Nhiều công trình đắp chiếu nằm đấy, khi xong cũng đã lạc hậu.

- Sẽ gần như không chiêu sinh đại học thời gian tới. Học sinh hết lớp 10 chuyển về nông thôn, vào vùng B2 cũ, đi xuất khẩu lao động.

dimanche 25 février 2024

Vương Trí Nhàn - Chuyện đời sống Hà Nội năm 1980 (1)

(Nhật ký hậu chiến)

8/1

Trứng 1 đồng một quả. Thịt 2,6 đồng. Tất cả các thứ đều lên giá. Giá vàng tăng từ 23,5 lên 30. Xe pơgiô khoảng 5,6 ngàn. Từ 1/1 nhà nước chỉ bán cho mỗi người trong gia đình một ký gạo một  tháng. Đầu năm chưa có phiếu, vợ Bằng Việt đẻ, con chưa được cấp phát gì hết.

Ở một khu phố ngoài bãi, điện đột ngột lên cao, hàng loạt nhà bị hỏng đồ điện. Không ai đặt vấn đề đòi bồi thường.

Đăng kể chuyện trên đơn vị: Cả B trưởng, A trưởng cũng trốn.

Vương Trí Nhàn - Chuyện đời sống Hà Nội năm 1979

 

(Nhật ký hậu chiến)

Lời dẫn : Mấy năm 1979-1982 quả là đặc biệt trong đời sống xã hội, nên mặc dù chỉ quen ghi chép về các sinh hoạt trong giới văn học, trong năm ấy, đôi lúc - nghĩa là tùy hứng -  tôi cũng thường “vào sổ” các sự kiện hàng ngày được nghe được biết trong sổ tay.

Tôi ghi một cách thật gọn và không kèm theo bình luận. Còn chính xác đến đâu thì quả thật không biét và đến nay lại càng không biết.

 Lọc lại một số đoạn ghi năm ấy như bạn đọc sẽ đọc dưới đây, tôi hiểu mình thực ra vẫn chỉ làm việc theo hướng suy nghĩ lâu nay - mong từ cái nhỏ hiểu ra cái lớn và lấy quá khứ để giải thích hiện tại. 

jeudi 15 février 2024

Mai Quốc Việt - Gói kẹo Tết

Nó cùng tuổi với tôi, nó gọi tôi bằng cậu họ, ông ngoại nó là chú ruột của tôi. Chú ruột tôi vào Sài Gòn học hành, đến tuổi lấy cấy thì về quê lấy cấy, ở quê tôi cấy là vợ.

Thím ở lại quê chăm sóc ông bà nội tôi. Thím mắn đẻ chỉ cưới ba năm đã đẻ cho chú tôi ba đứa con. Ở Sài Gòn chú tôi đi theo cách mạng trôi dạt về đồng bằng Nam Bộ thăng tiến thành quan lớn cách mạng. Chú giấu tiệt việc chú có vợ ở quê, lấy thêm vợ hai, thím là người Kiên Giang.

Tập kết ra bắc chú đi một mình, thím hai ở lại hoạt động bí mật. Chú ra Hà Nội ổn định công tác ở trung ương cục miền nam được phân nhà biệt thự gần nhà hát tây. Chú về quê mang thím cả và hai đứa con ra Hà Nội. Đứa con thứ ba của chú là gái, đẹp gái nên tảo hôn lấy chồng sớm. Chồng là con trai cả của ông bà địa chủ đành ở lại quê, ở luôn trong ngôi nhà ngói ba gian ông nội tôi xây cho chú thím tôi.

mercredi 14 février 2024

Cù Mai Công - Tết qua như chưa Tết bao giờ…

An lành chắc hẳn chiếm tỉ lệ cao nhất trong các lời chúc Tết, chúc năm mới, nó bao hàm cả sức khỏe lẫn hạnh phúc.

Hôm nay 14-2-2024, mùng 5 Tết Giáp Thìn. Không rõ nơi khác ra sao, nhưng với dân Sài Gòn và miền Tây, đây là một ngày kỵ húy khai trương, động thổ, mưu sự… này nọ. Vô tình mùng 5 năm nay lại trùng với Valentine’s day 14-2. Và cũng trùng với ngày thứ tư lễ Tro - ăn chay bên Công giáo 14-2-2024, khởi đầu mùa Chay 40 ngày.

Nghĩa là cả đạo - đời lẫn thông lệ ông bà, ngày này cần sự an lành, tịnh tâm. Cũng như Tết, chúng ta dễ nức nở, hào hứng nói về tưng bừng, náo nhiệt “người ta đông quá, giời ôi chen” mà quên rằng Tết là thời điểm dừng lại cần thiết sau một năm quay cuồng với cuộc mưu sinh.

mardi 13 février 2024

Nguyễn Mỹ Khanh - Mùng 4, hết Tết

 

Mùng 4 hàng năm, mẹ tôi thường cúng đưa ông bà - Tuyên bố hết Tết, nghĩa là mấy chị em tôi có phạm lỗi gì thì hết được cho qua vì Tết.

Bữa cơm trưa mùng 4 Tết cũng ấm áp không thua bữa cơm 30 Tết. Chỉ khác là một đằng háo hức vào Tết, một đằng tiếc nuối chia tay Tết.

Những năm sau này, các gia đình nhỏ thường đi du lịch nên bữa cơm mùng 4 không còn đầy đủ các thành viên như xưa, nhưng không khí vui tươi đầm ấm vẫn mãi trong ký ức tôi. Có lẽ đó là sợi dây mềm mại buộc chặt trái tim tôi với gia đình.

jeudi 8 février 2024

Trần Thị Sánh - Hoa hải đường đã cho nhà mình cái Tết

Cây hoa hải đường này gắn bó với gia đình mình cả thế kỷ.

Bà nội mình kể rằng: Năm 18 tuổi, bà về làm vợ ông trưởng họ Trần Đăng (tức ông nội mình) đã có cây hải đường này rồi. Hải đường được trồng sau bức phù điêu đắp nổi bằng thạch cao trên bể nước mưa, có con cá đang đớp mồi, tạo điểm nhấn và đối diện nhà thờ họ cổ kính, sau lưng bụi hoa dành dành nở hoa trắng thơm ngào ngạt và ao cá.

Ông nội mình mất sớm, bà nội mình mới 21 tuổi nhưng không đi bước nữa mà ở vậy thờ chồng, nuôi con, trông nom, gìn giữ ba gian nhà thờ họ và cây hoa hải đường quý hiếm.

jeudi 1 février 2024

Lê Thu Hiền - Về vụ án người mẹ trẻ bốn con ở Trà Vinh

Khi còn làm báo, một nguyên tắc và đạo đức nghề nghiệp mà mình luôn nhớ, là: Không- ngồi- bàn- giấy- viết. Cho dù có biết sự thật thế nào thì cũng phải tới tận nơi gặp tận mặt.

Bây giờ tuy không còn làm báo nữa nhưng trong những trường hợp đặc biệt, một khi đã quyết định, mình sẽ luôn tới gặp trực tiếp và làm mọi cách trong khả năng mình có thể trước. Đây là một phần những gì mình mắt thấy tai nghe.

Chiều chủ nhật tuần rồi (28/01), khi mình gặp bị cáo Nhung thì trời đã chập choạng tối và em tay thì ôm bụng đau, mặt xanh lét, mắt thâm quầng. Hôm đó Nhung đang đi làm mướn và gần Tết còn ráng làm thêm việc chạy bàn tiệc. Sáng tới tối mới có thời gian ăn được chén bún dằn bụng.

mercredi 31 janvier 2024

Lưu Trọng Văn - Thưa chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ

Báo Giáo dục Việt Nam còn đó lời kể của bà Võ Thị Cầm, thân sinh của ông, thưa ông: “Huệ sinh ngày 11.7.1957. Tôi sinh mấy đứa con đứa nào cũng dễ, chỉ có sinh nó là khó nhất, chuyển dạ từ chập tối đến sáng bảnh mắt mới đẻ. Khi sinh nó bé tí nhưng nhờ trời, nó không bệnh tật gì mà chóng lớn…

Ngày đó, chuyện thiếu ăn đối với gia đình xảy ra thường xuyên. Không có gạo, tôi phải đi nhặt hạt bo bo về đập giập nấu cháo cho các con ăn. Có những đận chồng và các con ốm đau phải đi viện hàng tháng trời, không còn cách nào khác, tôi đã đứt ruột bán Vương Đình Huệ cho một gia đình giàu có để cứu gia đình. Bán con là trường hợp bất khả kháng. Những năm tháng xa con, lòng tui khi mô cũng như lửa đốt".

Còn đây tòa án Trà Vinh vừa thẳng thừng và lạnh lùng và nhẫn tâm tuyên án 10 năm tù giam cho cô gái vì tội bán con để có tiền nuôi ba đứa con còn lại.

jeudi 25 janvier 2024

Dương Quốc Chính - Khi nào được phép nghèo ?

 

Vụ bán con tạo nên hai luồng quan điểm. Một luồng đổ hết tội cho chính quyền, coi như dân chả trách nhiệm gì, nghèo là đương nhiên có quyền được bao bọc bởi phúc lợi. Tạm gọi là luồng "nhân văn".

Luồng thứ hai thì cho là buôn bán trẻ em, nhất là con mình, thì tù đúng cmnr, khóc lóc gì. Nhưng mà chính quyền phải có trách nhiệm với bọn trẻ. Tức là chính quyền vẫn phải có trách nhiệm, nhưng không phải là toàn bộ. Tạm gọi là luồng "vô cảm".

Nếu nghiên cứu khoa học chính trị thì sẽ thấy luồng 1 là thiên tả, luồng 2 thiên hữu. Tất nhiên dân Việt Nam thì thiên tả nhiều hơn. Kể cả phản động thì cũng vẫn thiên tả nhiều.

mardi 23 janvier 2024

Dương Quốc Chính - Vụ bán con lấy 18 triệu


 Vụ hai vợ chồng bán con lấy 18 triệu tạo nên nhiều nghịch lý xã hội. Cặp đó bán một đứa con út (hình như mới 1 tháng tuổi), tức là chưa đầu tư gì vào việc nuôi dạy, cũng chưa có nhiều tình cảm gắn bó, để lấy tiền nuôi ba đứa còn lại lớn hơn.

Nhưng họ bị bắt bỏ tù, tức là sẽ không có 18 triệu để nuôi con (cũng chưa chắc thực tế đã vậy). Mà hơn nữa, bốn đứa con mất luôn bố mẹ, chỉ còn trông vào ông bà, đói rách bệnh tật. Chúng nó sẽ sống sao?

Tòa cho rằng, bán con đã là một tội, bán mà còn không quan tâm đến người mua là ai, hoàn cảnh thế nào, thì tội nặng hơn.

Nguyễn Ngọc Chu - Tỉ lệ án oan sai là bao nhiêu ?

1. Ông Trần Hùng nhiều lần nhiều nơi tuyên bố không ai hối lộ được ông, kể cả những vụ án “mạnh về tiền bạc và quyền lực” như phân bón Thuận Phong [1], thì hẳn trong lòng ông Trần Hùng phải có một niềm tin vững chắc.

Không giống như các ông viết sách giáo huấn hàng ngày rao giảng đạo đức (nhưng trên thực tế thì nhiều lần nhận hối lộ), phát biểu của ông Trần Hùng trước đây và tại Tòa luôn có khí phách. Giống như những người có bản lĩnh hiến dâng vì lẽ phải, họ hiên ngang trước Tòa, không cầu ban ơn, không khóc lóc hay xin lỗi cấp trên, ông Trần Hùng rồi sẽ tiếp tục kháng án. 

Chứng cứ buộc tội ông Trần Hùng chưa thuyết phục [2]. Nhưng sợ rằng, thẩm phán rồi cũng sẽ tuyên là “đủ chứng cớ” như bao vụ án đã có quyết định trước khi xét xử. Hai thập niên gần đây, chưa thấy vụ án nào thay đổi căn bản phán quyết từ tranh tụng. Giáo án đã được soạn sẵn.

lundi 22 janvier 2024

Tạ Duy Anh - Khổ đau tột cùng

 

Mải việc cưới xin cho con và sau đó chống đỡ cơn đau thần kinh cấp, đêm qua tôi mới có thời gian và tâm trí để tìm hiểu về "vụ án bán con", của một cặp vợ chồng trẻ.

Tôi không thể nào ngủ được.

Mẹ tôi lúc nhỏ từng bị đem "bán" (thực ra là gửi vào cửa khác) và nhờ thế bà mới có cơ hội sống sót để rồi có chúng tôi.

Nguyễn Thông - Chuyện lương thực, gạo (2)

 

Giờ thì khác, người ta sợ ăn mặn, dễ bị huyết áp cao, nên đài báo, tivi nhan nhản lời khuyên cần ăn nhạt để bảo vệ sức khỏe.

Tất nhiên kèm theo lời khuyên ấy thường là một vài thứ thực phẩm chức năng giá cực đắt rất cần cho người bị cao huyết áp hoặc bị bướu cổ, với lời đọc liến thoắng trên tivi, hay in chữ bé tí ti như con kiến trên báo, rằng “sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.

Chả hiểu sao đám báo chí truyền thông quốc doanh công khai thủ đoạn bịp bợm, lừa đảo, dối trá như thế mà nhà cai trị, cụ thể là Ban Tuyên giáo và Bộ Thông tin - Truyền thông vẫn cứ mặc nhiên chấp nhận, không xử lý.

dimanche 21 janvier 2024

Chu Mộng Long - Xưa bán con được ca tụng, nay bán con phải ở tù

 

Bi kịch của chị Dậu bán con để cứu chồng được ngợi ca trong tất cả các giáo trình, giáo khoa cho trẻ con học. Hiển nhiên, ca tụng chị Dậu là để tố cáo chế độ thực dân, phong kiến đã đẩy thân phận con người vào bước đường cùng.

Có học trò viết: "Chị Dậu bán chó để cứu chồng thì có thể chia sẻ, cảm thông, nhưng bán con để cứu chồng là nhẫn tâm". Cô giáo cho ăn hột vịt lộn vì bình luận như vậy là xúc phạm tấm gương người mẹ Việt Nam.

Học trò chua chát viết trên nhóm Zalo: "Đề yêu cầu trình bày "suy nghĩ của em", nhưng lại chấm theo suy nghĩ của cô giáo!"

vendredi 19 janvier 2024

Nguyễn Thông - Chuyện lương thực, gạo (1)

 

Ngẫm lại tiếng Việt ta, trải qua năm qua tháng có những từ, những cách nói gần như mất hẳn trong đời sống, nếu muốn tìm hiểu nó chỉ có thể lục tìm ở cuốn từ điển.

Ví dụ, cùng nói về ăn, xưa có những từ ghép: ăn dè, ăn mặn, ăn độn, ăn vã… nay chả ai nhắc tới hoặc dùng theo nghĩa từng phổ biến nữa.

Cũng phải thôi, ngôn ngữ là hình chiếu của cuộc sống, nó phản ánh, thể hiện những gì có trong đời thực, nay đời thực không còn thứ ấy thì nó cũng lịm nhạt dần đi, sau biến thành tử ngữ. Khi người ta mặc quần jean, quần tây thì không ai nhắc tới quần lá tọa, quần dây rút, quần ta. Phải chấp nhận thôi.