Affichage des articles dont le libellé est Nông nghiệp. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Nông nghiệp. Afficher tous les articles

vendredi 23 février 2024

Mai Quốc Ấn - Nỗi niềm châu thổ

 

Năm 2011, tôi viết bài “Ngày cái đói về… Đồng bằng sông Cửu Long”. Tòa soạn không đăng, lý do đơn giản là “vựa lúa làm sao mà đói được!”.

Năm 2014, anh Lê Quốc Minh Vietnamplus đồng ý đăng lại bài báo đó, nhưng tên bài được sửa lại. Thông tấn xã luôn đặt tít “dịu dàng”, dù cơ bản tít tôi đặt đúng bản chất cảnh báo khoa học.

Vấn đề của châu thổ bây giờ là hiện trạng đất chỉ còn cao hơn mặt nước biển 0,8 mét. Nước mặn có lúc đã xâm nhập sâu tận Tân Hồng, Hồng Ngự là những huyện xa của Đồng Tháp.

mardi 8 août 2023

Trần Phan - Thêm một trò phá hoại thâm độc của Tàu

Trong ảnh là những máy kích giun đất được bán rất rẻ, thậm chí chỉ vài trăm ngàn, có thể hoạt động với nguồn ắc-quy cỡ nhỏ như bình xe gắn máy. Phần lớn những bộ kích này made in China, nhưng dạo lướt lướt trên mạng có cả hàng Việt Nam chất lượng cao.

Giá thu mua để bán sang Trung Quốc hiện nay là 40-60 nghìn đồng/kg giun tươi, và từ 700.000 - 900.000 nghìn đồng/kg giun khô.

Mình kinh hãi khi thấy các clip quảng cáo sản phẩm cho thấy cả rừng giun chui lên quằn quại khi các cọc điện cực cắm xuống đất, và được kích bởi các sò công suất lớn với dòng phóng ra cực đại có thể lên đến 8 nghìn Volt. Chưa kể các loài côn trùng khác bật tung ra khỏi mặt đất, bay nhảy loạn xạ mỗi khi máy hoạt động.

mardi 8 novembre 2022

Lưu Trọng Văn - Cần nghiêm trị kẻ gian dối

 

Nhà nông học Hồ Quang Cua, tác giả của hai giống lúa ST24 và ST25 lừng danh Việt Nam và thế giới rất tức giận khi Ban tổ chức cuộc thi “Gạo ngon nhất Việt Nam” có biểu hiện gian dối.

Ông Cua đã trả lại danh hiệu và phần thưởng của mình vì sự gian dối này.

Người anh hùng của nhà nông cho rằng: Ban tổ chức không giữ bí mật mã số của từng loại gạo dự thi, điều này dẫn đến không khách quan khi chấm điểm.

dimanche 27 mars 2022

Kim Van Chinh - Trong chiến tranh Ukraina vẫn xuất khẩu ngũ cốc hàng triệu tấn

 

1. Nhiều người sống trong thời bình không hiểu được chiến tranh, cuộc sống trong chiến tranh và sản xuất trong chiến tranh.

Hồi chiến tranh Việt Nam, miền Nam khói lửa khắp nơi, miền Bắc đánh phá ném bom ác liệt, kể cả lúc hạn chế, lúc toàn vùng, nhưng sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp vẫn diễn ra hàng vụ.

Khi Khu 4 từ Nghệ An bị ném bom cày xới trên các tuyến đường lộ và các thành phố, Hà Nội và các thành phố lớn bị ném bom cục bộ thì người dân các tỉnh miền Bắc vẫn cày cấy ngoài đồng, sản xuất lúa, khoai đóng góp nuôi quân.

lundi 7 février 2022

Lưu Trọng Văn - Phản cảm !


Hình ảnh chủ tịch nước đi cày nhân lễ Tịch điền ở Hà Nam không gây ấn tượng chút nào.

Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc bản tính bình dân và xuất thân con nhà nông nghèo, lẽ ra ông xắn quần lội ruộng cầy giữa cánh đồng.

Hình ảnh ông cùng con trâu (không trang điểm son phấn như đang biểu diễn) bên cạnh những nông dân thật sự cũng đang cày giữa đồng, thì sẽ thân thiện và dễ mến biết chừng nào!

Đỗ Duy Ngọc - Lễ Tịch Điền

Lại thêm một lễ Tịch điền và Chủ tịch nước xuống ruộng cày bừa. Điều lạ năm nay -không biết là sáng tạo của ông nội nào - lại vẽ cho trâu lai hổ.

Con trâu năm nay được vẽ vằn vện như hổ, nhìn nửa trâu nửa hổ cũng thấy kỳ kỳ.

Trâu ra ngoài ruộng thì cứ là trâu đi, giả hổ làm chi vậy? Bởi có vẽ gì đi nữa nó cũng chỉ là con trâu đi cày chẳng có thêm giá trị gì khác.

Nguyễn Hữu Thao - Sao lại chọn trâu vằn


Là con nhà nông dân

Tôi rt chi bt ng

T nh gi chưa thy

Trâu vn này bao gi.

mardi 21 décembre 2021

Nguyễn Ngọc Chu - Hãy chấm dứt vĩnh viễn tình trạng ùn tắc hàng nông sản xuất khẩu tại biên giới phía Bắc

 

1. Nhiều người chỉ thích đặt chỉ tiêu cho tương lai xa 25 -30 năm sau mà không chịu cam kết cho nhiệm vụ hiện tại.

Lên nhận chức mới là có ‘tầm nhìn 20- 30 năm sau” trong khi nhiệm kỳ chỉ có 5 năm. Không ai cam kết sẽ làm điều này, sẽ làm điều nọ trong nhiệm kỳ của mình. Cuối nhiệm kỳ, không có cá nhân nào chịu trách nhiệm cho thất bại.

2. Đã mấy tuần nay, hàng ngàn xe chở nông sản xuất khẩu đang ùn tắc tại cửa khẩu biên giới với Trung Quốc.

mercredi 3 novembre 2021

Trung Quốc kêu gọi người dân tích trữ lương thực


Đăng ngày:

AFP dẫn một thông cáo trên trang web của bộ Thương mại tối qua, yêu cầu « các hộ gia đình tích trữ một số lượng hàng thiết yếu cho nhu cầu hàng ngày, để dùng trong trường hợp khẩn cấp ». Thông cáo không nêu lý do, cũng không nói Trung Quốc có bị khan hiếm thực phẩm hay không. Bộ Thương mại cũng kêu gọi chính quyền các địa phương tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp và hoạt động cung ứng, giám sát việc dự trữ thịt, rau quả, đồng thời ổn định giá cả.

Trung Quốc là nước nhập khẩu thực phẩm nhiều nhất thế giới, dễ bị ảnh hưởng trước những xung đột. Hiện nay Bắc Kinh đang căng thẳng với các nước xuất khẩu lương thực lớn như Hoa Kỳ, Canada, Úc. Chỉ thị của bộ Thương mại khiến cư dân mạng cho rằng có liên quan đến căng thẳng với Đài Loan, nhưng tờ báo Nhà nước Economic Daily phê phán họ « tưởng tượng quá nhiều ».

mercredi 4 août 2021

Huy Đức - Ly nông, ly hương

 

Chúng ta đang chứng kiến cuộc hồi hương của những người nông dân lớn nhất trong lịch sử Việt Nam.

Cuộc hồi hương lý giải vì sao lâu nay ở nhiều vùng nông thôn không còn nông dân, không còn thanh niên trai tráng và ở nhiều ngõ xóm không còn cả bóng trẻ thơ. Cuộc hồi hương không chỉ cho thấy khủng hoảng nhân đạo trên đường Cái mà rồi sẽ còn phát sinh nhiều vấn đề kinh tế xã hội trong những tháng năm tới sau các lũy tre làng.

Những địa phương có người về từ Sài Gòn, Bình Dương… không chỉ phải ngăn chặn dịch lây lan ra cộng đồng từ những F0 rất có thể có trong dòng người trở về, vừa phải đảm trách các sứ mệnh nhân đạo. Mà còn, phải tiên liệu, họ sẽ sống ra sao cho đến khi Sài Gòn, Bình Dương… trở lại bình thường, và có thể nhiều người trong số họ không còn trở lại Sài Gòn, Bình Dương… nữa.

vendredi 23 avril 2021

Hoàng Hải Vân - Không hiểu lúa gạo, chớ lên mặt làm mẹ thiên hạ !

Năm 2019, gạo ST25 của kỹ sư Hồ Quang Cua đoạt giải Gạo ngon nhất thế giới trong cuộc thi quốc tế cùng tên. Đó là điều mừng vui của cả nước.

Năm 2020, kỹ sư Cua tiếp tục đưa gạo ST25 đi thi và đoạt giải nhì. Anh Cua rất vui mừng với thành quả này, vì Việt Nam tiếp tục nằm trong Top 3 gạo ngon thế giới.

Nhưng anh Cua và mọi người chưa kịp thể hiện niềm vui thì bị một số người chửi như tát nước bẩn vào mặt. Đám lâu la vô công rồi nghề chửi không tính, đằng này cầm đầu cuộc chửi là một đại nương rất có số má trong ngành truyền thông và thương hiệu.

vendredi 16 avril 2021

Vinh Hv - Giá thịt heo không bao giờ giảm, vì sao ?

Hôm nay CAFEF giật tít ông trùm nông nghiệp Việt Nam lãi đột biến gần 1 tỉ USD nhờ thịt heo, ngang ngửa với các nhà sản suất công nghiệp hàng đầu như Honda Việt Nam, hay Samsung Việt Nam.

Xin nói rõ, đó là công ty chăn nuôi C.P Việt Nam (thuộc sở hữu của tập đoàn C.P Thái Lan, nhưng đối tác Trung Quốc đã thâu tóm lại toàn bộ cố phần nắm giữ ở C.P VN; 71%).

Đối với mọi người khi nghe tin đó thực sự giật mình, bất ngờ và không ít bạn thể hiện sự ngưỡng mộ với một doanh nghiệp lớn. Riêng tôi, qua theo dõi diễn biến thịt heo hai năm qua thì lợi nhuận đó là hiển nhiên. Điều đó đáng báo động cho nông nghiệp chăn nuôi và lương thực Việt Nam. Vì các lý do sau.

mardi 16 juin 2020

Hoàng Nguyên Vũ - Nói như Bộ trưởng Nông nghiệp, trẻ con cũng nói được!



Hôm nay, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường chiếm sóng với phát ngôn bất hủ, đại ý là: Thịt heo đắt thì tìm cái khác mà ăn, cứ gì ăn thịt heo?

1/ Tư duy bà bán rau

Tôi thấy ông Cường nói đúng. Đúng quá ấy chứ. Thịt heo đắt quá thì tội gì đi mua, mua cái khác cho đỡ đắt. Nghĩa là nếu thịt heo đắt thì còn nhiều lựa chọn khác cơ mà, ai bảo đi mua về rồi còn kêu. Ai khiến mua đâu?

Nhưng, cái đúng này không phải là cái đúng nếu người phát ngôn là một Bộ trưởng. Càng không phải là cái đúng, khi ông đứng ngay trước nghị trường mà nói, giữa bá quan văn võ, trên truyền hình trực tiếp, trước toàn dân như thế,

jeudi 26 mars 2020

Mai Bá Kiếm - Hệ thống tồn trữ lúa gạo



Tôi có ông anh họ bên ngoại (sinh 1947) được học bổng Hoa Kỳ, đậu master toán thống kê và xác suất, về nước làm ở bộ Kinh tế.

Anh kể, năm 1974, tiến sĩ Nguyễn Văn Hảo - Phó Thủ tướng Việt Nam Cộng Hòa đặc trách phát triển kinh tế, kiêm Bộ trưởng Bộ Canh nông và Kỹ nghệ, gọi anh lên xem “Đồ án xây dựng Hệ thống kho tồn trữ lúa gạo” (rice preservation system) theo Chương trình tài trợ kế hoạch hậu chiến của Hoa Kỳ.

Nhưng ngặt là Chương trình tài trợ đòi Việt Nam phải đưa ra được danh sách kỹ sư ngành tồn trữ lương thực (food storage engineer), TS Hảo sai anh rà soát có kỹ sư  tồn trữ nào đang làm trái nghề ở các bộ, ngành không?

mercredi 4 mars 2020

Trương Châu Hữu Danh - An ninh lương thực cho ai?



Người dân Chợ Gạo đã vét đến những giọt nước cuối cùng cho đồng ruộng, chỉ để đảm bảo "an ninh lương thực". Mà an ninh lương thực cho ai, khi hàng chục năm nay Việt Nam luôn tự hào xuất khẩu gạo nhất nhì thế giới!

Việc sử dụng nước ngọt để trồng lúa, trong số các quốc gia dọc sông Mêkông, Việt Nam là quốc gia đầu tiên đã và đang lấy nước sông Tiền và sông Hậu nhiều nhất để mở rộng diện tích lúa có nước tưới trong mùa khô (đông xuân), đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu hằng năm từ 6-7 triệu tấn gạo. 

Theo tiến sĩ Lê Anh Tuấn, sản xuất mỗi một kg lúa tốn đến 3.000 lít nước. Vậy để xuất khẩu gạo 6 - 7 triệu tấn gạo cho "an ninh lương thực thế giới", sẽ tốn bao nhiêu nước?

lundi 23 décembre 2019

Mai Bá Kiếm - Chống dịch tả heo châu Phi, người chăn nuôi và nội trợ là bên thua cuộc !



Tôi bảo con gái tôi, từ nay không mua thịt heo và Tết này không cần nồi thịt kho tàu truyền thống. Cúng ông bà bằng các món thịt bò, thịt gà, cá đồng là quý rồi.

Đó là cách tôi phản kháng với các tập đoàn chăn nuôi, được tiếp tay bởi quan chức ngành nông nghiệp và công thương để thổi phòng giá heo, rồi đổ thừa do nguồn cung thiếu vì dịch tả heo châu Phi.

Tại cuộc họp ngày 18/12, Phó thủ tướng  Vương Đình Huệ phê bình và yêu cầu Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (NN-PTNT) phải nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm vì chậm trễ thực hiện các giải pháp bình ổn giá thịt heo.

mercredi 4 décembre 2019

Ngô Nhân Dụng - Vận xấu của Tập Cận Bình


Dân Tàu thích thịt heo. Năm ngoái họ đã làm thịt 694 triệu con, 1.4 tỉ người ăn 56 triệu tấn thịt lợn, bằng một nửa số thịt lợn cả thế giới đã ăn! Trong hình, một người bán thịt heo tại một chợ ở Bắc Kinh hôm 10 Tháng Bảy, 2019. (Hình: Nicolas Asfouri/AFP via Getty Images)

(Người Việt 03/12/2019) Ông Tập Cận Bình không tin nghiệp báo hay số mệnh. Nếu tin thì ông đã không ra lệnh giết người một cách lạnh lùng như câu chuyện mới được hai tác giả Peter Mattis và Matthew Brazil kể trong cuốn sách về “Gián Điệp Trung Cộng” (Chinese Communist Espionage).

Năm 2011, Trung Cộng bắt được một công chức bán tin mật cho tình báo Mỹ, CIA. Anh ta bị xử tử. Nhưng chưa đủ, Tập Cận Bình ra lệnh cho các công chức làm cùng một bộ với anh ta phải ngồi coi ti vi chứng kiến cảnh hành quyết đang diễn ra. Và bà vợ anh, đang có thai, cũng bị giết. Ác không kém gì Kim Jong Un, đã giết những thủ hạ bị nghi phản bội bằng “khuyển quyết,” xua chó cắn đến chết.

Những người như vậy chắc không tin có số mệnh và nghiệp báo, nhân quả.

vendredi 30 août 2019

Amazon : Brazil tạm cấm đốt rừng làm rẫy trong vòng 2 tháng

Cháy rừng gần Altamira, Brazil ngày 27/08/2019.

Trước áp lực quốc tế, hôm 29/08/2019 tổng thống Brazil, ông Jair Bolsonaro đã ký nghị định cấm đốt rừng làm rẫy trên toàn quốc trong vòng 60 ngày, nhằm làm giảm bớt những vụ cháy liên tục xảy ra tại khu vực Amazon.

Nghị định buộc phải ngưng đốt rừng làm rẫy trong hai tháng tới trên toàn quốc, nhưng cho phép một vài ngoại lệ. Chẳng hạn trong khu bảo tồn dành cho thổ dân, cư dân có thể tiếp tục dùng biện pháp cổ truyền này để trồng rau quả.

Thật ra luật lâm nghiệp cho phép đốt rừng để trồng trọt ở một số thời kỳ trong năm, dưới sự kiểm soát của chính quyền. Vấn đề là nhiều nông dân ở vùng Amazon vẫn đốt rừng tuy không được phép, và cũng không hề bị trừng phạt.

samedi 6 juillet 2019

Hạ nguồn Mêkông trong cơn khát vô tận của Bắc Kinh



(VnExpress 04/07/2019) Gần hai mươi triệu người Việt Nam phụ thuộc vào nước ở hạ nguồn sông Mêkông. Nhưng thượng nguồn bị kiểm soát bởi một quốc gia có cơn khát vô tận.

"Chúng không chết nhưng cũng không lớn nổi", Hủ nói, ném lại những con tôm bé hơn ngón tay út xuống hồ. Đó là lần thả lưới thứ ba trong ngày, mới có vài con tôm vướng lưới.

Như nhiều nông dân khác ở Đồng bằng sông Cửu Long, Trần Văn Hủ đã từng chuyển đổi từ hai vụ lúa sang một vụ lúa một vụ tôm, rồi cuối cùng chuyển hẳn sang quảng canh tôm. Đất nhiễm mặn, cây lúa cho năng suất thấp. Nước ngọt ngày càng khan hiếm mà cây lúa lại tiêu tốn nhiều nước.

Hủ vay ngân hàng, đổ tiền vào thiết bị, con giống; mua chịu thức ăn công nghiệp. Nhưng anh chỉ có lãi hai năm đầu. Những mùa tiếp theo, sau vài tháng xuống giống, tôm chết nổi kín mặt hồ, con còn sống thì quá bé, không bán được.

Càng nuôi càng lỗ, hai vợ chồng Hủ bỏ ruộng lên Bình Dương tìm việc. Họ bỏ lại sau lưng khoản nợ hai trăm triệu và đứa con 2 tuổi.

vendredi 30 novembre 2018

Huy Đức - Hậu Võ Kim Cự & Bắc Hà : Hà Tĩnh nên trả lại đất cho dân



Cuối năm 2015 khi khảo sát "chính sách địa phương" ở Hà Tĩnh (một dự án của Canada/Red), nhiều cán bộ cấp cơ sở thở phào với chúng tôi khi biết Võ Kim Cự phải rời Hà Tĩnh. Một cán bộ cấp huyện ở Kỳ Anh cho biết, ông Cự gọi thường xuyên bắt phải thu hồi đất của dân giao cho dự án Bình Hà. "Các anh làm hay trả ghế cho người khác" - tối hậu thư ông Cự. 

Nông dân nhiều xã Kỳ Anh đến lúc ấy vẫn sống trong nơm nớp. Đất đai của họ có nguy cơ bị mất. Mức giá mà "Ban đền bù giải phóng mặt bằng" đưa ra là khoảng 30 triệu/hecta. Trong khi đất đai của nông dân là tư liệu sản xuất, là nguồn sống duy nhất. Họ đang trồng keo với mức thu nhập hàng chục triệu/hecta cho một chu kỳ 5-6 năm. Bắc Hà có tham vọng lấy cả ngàn hecta đất trong vùng này.