Affichage des articles dont le libellé est Hội thảo. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Hội thảo. Afficher tous les articles

vendredi 31 mars 2023

Nguyễn Quang Thiều - ChatGPT có thay thế được nhà văn ?

 

Chiều qua, tại Đại học Sư phạm Hà Nội 2 diễn ra lễ ký kết hợp tác giữa Hội Nhà văn và Đại học sư phạm Hà Nội 2 và Bảo tàng Văn học Việt Nam. Sau lễ ký kết là cuộc tọa đàm "Viết - đọc trong thời đại kỹ thuật số và trí tuệ nhân tạo".

Một câu hỏi thú vị và nghiêm túc được đặt ra: "Liệu đến một ngày trí tuệ nhân tạo có thể thay thế nhà văn để viết văn, làm thơ hay không?".

Trong buổi tọa đàm, sinh viên đã đưa ra một số bài thơ do trí tuệ nhân tạo "sáng tác" làm không ít người vừa thán phục vừa hoang mang.

dimanche 23 octobre 2022

PGS Hoàng Dũng - "Liêm sỉ"

 

Đạo văn thì đâu cũng có, chỉ khác nhau nhiều ít mà thôi.

Nhưng đạo văn đến 33 lần như GS TS Nguyễn Đức Tồn, được bêu tên trong gần 200 bài báo trong và ngoài nước, trên 30 tờ báo giấy và báo mạng, mà vẫn hạ cánh an toàn, vẫn giáo sư tiến sĩ, thì chỉ có xứ ta mới "nhân đạo" như thế.

Ở xứ người, những ai đã trót đạo văn, khi bị phát hiện, thường tủi hổ xin từ chức nếu có chức và tự nguyện rút lui khỏi môi trường học thuật. Đó là vết nhơ mà người tự trọng thấy day dứt, có khi suốt đời.

Hoàng Tuấn Công - Khi trùm đạo văn chủ tọa hội thảo

Chuyện ông Nguyễn Đức Tồn đạo văn như thế nào đã có hàng chục tờ báo (cả hải nội và hải ngoại), với hàng trăm bài viết chỉ rõ.

Giới cầm bút Việt Nam hầu như không ai không biết chuyện này.

Thời ấy, ông Nguyễn Đức Tồn không bị tước chức danh giáo sư do tội đạo văn là nhờ được sự bao che, dung túng của các ông:

lundi 25 avril 2022

Phạm Xuân Nguyên - Tôi bị cấm dự hội thảo Võ Hồng

 

Hội thảo “Hoài cố nhân – Kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Võ Hồng” do Đại học Phú Yên phối hợp cùng mấy cơ quan đã được tổ chức hôm qua (24/04/2022) tại Tuy Hoà (Phú Yên). Tôi được ban tổ chức mời tham dự và đã gửi tới hội thảo bản tham luận “Những bức thư của tình thương” viết về những bức thư nhà văn Võ Hồng gửi cho tôi trong thập niên 1990.

Ban tổ chức hội thảo cho biết tôi có trong danh sách những người phát biểu tham luận. Và tôi đã mua vé máy bay Hà Nội – Tuy Hòa (các diễn giả tự túc đi lại) và Tuy Hòa – TPHCM (kết hợp công việc cá nhân). Chuẩn bị cho hội thảo tôi còn mua hai tập truyện của nhà văn Võ Hồng do Nxb Kim Đồng in năm 2021 để mang đi.

Nhưng sáng thứ Sáu (22/4/22) tôi nhận được điện gọi của người trong ban tổ chức báo là tuyên giáo tỉnh Phú Yên yêu cầu họ không được để tôi và hai người nữa (trong đó có nhà văn miền Nam cũ Nguyễn Lệ Uyên tức Đoàn Việt Hùng) tham dự hội thảo, bài của cả ba không được đưa vào kỷ yếu. Lý do bên an ninh đưa ra, theo người của ban tổ chức cho biết, là do tôi tham gia “Văn Đoàn Độc Lập”.

dimanche 1 décembre 2019

Lưu Trọng Văn - Alexandre de Rhodes: Trái tim tôi vẫn còn mãi ở nơi này


Sáng 30.11 Đại học Văn Lang Sài Gòn (có 33.000 sinh viên) tổ chức Hội thảo kỷ niệm 100 năm chữ Quốc ngữ chính thức được vua Khải Định công nhận.

Hội thảo trên có mặt hơn 20 giáo sư tiến sĩ hàng đầu chuyên ngành ngôn ngữ, văn học, lịch sử cùng lãnh đạo Hội Ngôn ngữ Việt Nam, Hội Ngôn ngữ TP.HCM.

Diễn giả chính là tiến sĩ Kiều Ly, người trước các giáo sư tiến sĩ hàng đầu của Pháp vừa bảo vệ rất thành công luận án tiến sĩ về Lịch sử hình thành chữ Quốc ngữ. Ts Kiều Ly với các chứng cứ lịch sử, khoa học sau nhiều năm tìm hiểu nghiên cứu công phu tại các kho tàng sử liệu tại Pháp, Bồ Đào Nha, Vatican, Ý... đã chứng minh rõ ràng vai trò sáng tạo của các cha Dòng Tên: Pina, Amaral, Borbasa, Rhodes.

samedi 30 novembre 2019

Chu Mộng Long - Lại hội thảo chữ quốc ngữ : Đục nước béo cò chăng ?


Một bạn trong số 12 hoàng giáp ký tên phản đối đặt tên đường Alexandre de Rhodes và Francisco De Pina gọi điện cho tôi, muốn mời tôi ra Đà Nẵng dự hội thảo về chữ quốc ngữ. Lý do, tôi hãy ra đó, vừa lắng nghe cho hết thông tin, vừa có ý kiến chính thức.

Tôi bật cười. Chuyện chữ quốc ngữ đã có hàng trăm hội thảo, hàng ngàn công trình tiếng Tây lẫn tiếng ta, chưa đủ thông tin hay sao? Nhiều lắm là các ông bà lại khoe cái thứ cũ rích mà các ông bà cho là sở hữu chân lý chứ gì? Nhân vụ cãi nhau đặt tên đường mà quý ông bà mang danh nhà khoa học lợi dụng đục nước béo cò chăng?

Tôi nói, quan điểm của tôi bộc lộ công khai trên mạng. Các ông bà cứ đọc đi và tranh luận vô tư. Bạn ấy nói, chúng tôi phát ngôn đúng chỗ chứ không bạ đâu phát ngôn đó! Tôi lại phải cười sặc, rằng câu này tôi nghe rất quen.

mardi 9 juillet 2019

RT và Sputnik của Nga bị Anh ''cấm cửa'' tại một hội nghị truyền thông


Đài truyền hình Russia Today (RT) và trang web Sputnik của Nga hôm 08/07/2019 bị Luân Đôn từ chối cho tham dự một hội nghị quốc tế về tự do báo chí, do « vai trò chủ động trong việc bóp méo thông tin » của hai phương tiện truyền thông này.

Nhiều bộ trưởng và khoảng 1.000 nhà báo, đại diện cho xã hội dân sự sẽ tham dự hội nghị do Anh và Canada phối hợp tổ chức, diễn ra trong hai ngày 10 và 11/7 tại Luân Đôn. Nhưng phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Anh tuyên bố không chấp nhận cho RT và Sputnik tham gia với lý do nêu trên.

RT trong một thông cáo đã tố cáo Anh « đạo đức giả ». Đại sứ quán Nga ở Luân Đôn cho rằng đây là sự « phân biệt đối xử về chính trị, tiếp theo một chiến dịch vu khống từ nhiều tháng qua » của Ofcom, cơ quan quản lý các đài phát thanh và truyền hình Anh quốc.

dimanche 18 février 2018

Trần Đức Anh Sơn - Chỉ có 13 dòng trong sách giáo khoa về cuộc xâm lược 1979?



Ngày 17/2 cách đây tròn 39 năm, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) bất ngờ cho quân tấn công xâm lược 6 tỉnh biên giới phía bắc của Việt Nam, gây ra cuộc chiến tranh tàn khốc, thảm sát cả vạn người Việt Nam, gồm cả bộ đội, dân quân và thường dân vô tội; phá hủy nhiều thành phố, làng mạc, công trình giao thông, bệnh viện, trường học... ở 6 tỉnh biên giới của Việt Nam.

Tuy nhiên, trước sự chống trả quyết liệt của quân và dân Việt Nam, cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc đã bị Việt Nam đẩy lùi. Ngày 18/3/1979, Đặng Tiểu Bình, lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc lúc đó, tuyên bố "đã dạy cho Việt Nam một bài học" và ra lệnh rút quân.