Affichage des articles dont le libellé est Hồi ký. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Hồi ký. Afficher tous les articles

lundi 11 mars 2024

Vương Trí Nhàn - Chuyện đời sống Hà Nội năm 1981

(Nhật ký hậu chiến)

17/1

Ý Nhi kể con ốm nhiều ngày vì thiếu ăn. Ban ngày, cả nhà muốn bán ti vi, ban đêm, lại muốn giữ lại để xem. Ân thì đau bụng đi ngoài. Sau hai tháng ăn rau, giờ mua được 2 cân cá dầu bé tí để ăn – có thể đó là lý do chăng?

Ông Kiên kể vợ vừa phải mang bán mảnh vải định may quần.

Ông Nhị Ca bảo đời phải có ân oán chứ. Mấy chục năm nay, dân cán bộ khinh dân buôn bán, bây giờ đến lúc bọn buôn bán nhỏ nó khinh lại.

mardi 5 mars 2024

Tạ Duy Anh - Ngày tổng động viên

Hoàn toàn ngẫu hứng, nhóm cựu binh chống Tầu chúng tôi hẹn gặp nhau tại nhà anh Nguyễn Thái Long, tác giả cuốn sách quý hiếm "Tiếng vọng đèo Khau Chỉa", vào đúng ngày Tổng động viên cách đây 45 năm.

Tất cả chúng tôi vẫn nhớ nguyên vẹn không khí sục sôi của buổi sáng hôm ấy, khi Chủ tịch nước Việt Nam, cụ Tôn Đức Thắng phát lệnh tổng động viên qua Đài tiếng nói Việt Nam. Khi đó, người nhiều tuổi nhất trong số chúng tôi cũng chỉ mới ngoài hai mươi.

Không hề cường điệu khi nói "Tiếng vọng đèo Khau Chỉa" quý hiếm, vì cho đến nay, số tác phẩm viết về cuộc chiến 1979 còn quá ít.

samedi 17 février 2024

Lý Quang Diệu viết về cuộc chiến Việt-Trung năm 1979

 

"Vào cuối tháng 1.1979, Đặng Tiểu Bình đi thăm Mỹ và khôi phục quan hệ ngoại giao với Tổng thống Carter mà không có điều kiện Hoa Kỳ từ bỏ Đài Loan.

Ông ta muốn tin chắc rằng Hoa Kỳ sẽ không liên kết với Liên Xô khi Trung Quốc tấn công và "trừng phạt" Việt Nam. Đó là lý do khiến ông ta nhất quyết đi thăm Hoa Kỳ.

Tại ngôi nhà nghỉ để đánh golf của thống đốc ở Fanling tại Hong Kong, tôi đã gặp David Bonavia, một chuyên gia về Trung Quốc, trước đây làm việc cho London Times, (Thời báo London).

mardi 13 février 2024

Tạ Duy Anh - Hồi ký Lý Quang Diệu

 

Sau nhiều gián đoạn vì công việc và vì những cuốn sách khác, cuối cùng tôi cũng đã đọc xong hai tập hồi ký dày gần 1.600 trang sách khổ to của ông Lý Quang Diệu.

Có rất nhiều điều để nói về cuốn hồi ký đồ sộ này, và chúng không chỉ cần phải có cảm hứng mà cần cả thời gian nữa.

Sau đây chỉ là vài tóm lược vắn tắt nhất về bộ sách.

vendredi 26 janvier 2024

Nguyễn Văn Tuấn - Người tị nạn sung sướng nhứt

 

Đúng 42 năm trước vào ngày này (26/01) tôi tới Úc làm người ‘refugee’. Hôm nay, nhân ngày Quốc Khánh Úc, tôi đọc cuốn hồi ký ‘The Happiest Refugee’ (Người tị nạn sung sướng nhứt) của Đỗ Anh cho các bạn thưởng lãm. Đây là tấm gương của một người gốc Việt thành đạt ở Úc.

"Tôi đang lái xe như bay trên Đại lộ Hume với tốc độ 130 km/h. Tôi đã mất kiểm soát một vài lần nhưng tiếng brrrrrr của những dãy phân cách màu trắng giữ cho tôi đi đúng làn xe. Nước mắt tôi dàn dụa làm ướt đẫm cái volant xe, rất trơn trợt. Tôi khóc như mưa.

Liệu ông ấy có nhận ra tôi? Nếu không, tôi sẽ quay đầu và bỏ đi.

samedi 2 décembre 2023

Huy Đức - 1972: Hà Nội 12 ngày đêm B-52

[Phần II]

Khi bước lên máy bay, Kissinger đã nhận được một bức thư tay của Nixon, dặn: “Thứ nhất, anh cứ làm cái gì cho là đúng mà không cần chú ý đến bầu cử; thứ hai, chúng ta không thể để tuột mất cơ hội kết thúc chiến tranh trong danh dự”. Nixon cũng gửi một bức thư cho Brezhnev, nhưng theo Kissinger, những yêu cầu của Nixon đều bị bỏ qua.

Trong khi đó, tuy không trả lời gì, “viện trợ đạn dược của Bắc Kinh cho Hà Nội đã giảm tới mức ít ảnh hưởng tới kết quả của cuộc chiến”.

Sài Gòn

Nhưng, kể từ ngày 14-10, khi Đại sứ Bunker chuyển bản tóm tắt Hiệp định cho Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, đến ngày 18-10, khi Kissinger đến Sài Gòn, ông Thiệu không hề trả lời. Ngày 19-10, khi đến Dinh Độc Lập, Kissinger đã phải đợi tới 15 phút, Hoàng Đức Nhã - trợ lý của Tổng thống - mới ra đưa Đại sứ Bunker và Kissinger vào gặp ông Thiệu trao bức thư của Nixon. Ông Thiệu hẹn 2 giờ chiều hôm sau sẽ trả lời.

vendredi 1 décembre 2023

Bông Lau - Khởi đầu của cuộc sụp đổ

Mấy hôm nay kiếm thì giờ để nghiền ngẫm cuốn sách có cái tựa rất dài “Chuẩn Tướng Phạm Duy Tất và Sự Thật Cuộc Triệt Thoái Quân Đoàn II”. Ngồi nằm đâu cũng kè kè cuốn này bên cạnh. Chỉ trừ lúc khi tắm.

Mua cuốn này lâu lắm rồi nhưng khi đó chê vì mới đọc mấy trang đầu thấy người viết hơi bị cảm tính. Giờ đọc thử lại và sâu hơn thì thấy hay. Người viết sử khách quan là không được lồng tình cảm hỉ nộ ái ố của mình vào bài viết vì điều đó sẽ lèo lái sự cảm nhận của người đọc làm nội dung của bài mất đi sự chính xác.

Đọc cuốn Sự Thật Cuộc Triệt Thoái Quân Đoàn II mà nếu bỏ ra ngoài các từ ngữ ai oán trách móc mỉa mai tức giận, thì sách có giá trị cao bởi các chi tiết quý báu thu thập của tác giả vốn là một sĩ quan cao cấp làm việc gần với Tướng Phạm Văn Phú, Chỉ Huy Trưởng của Quân Đoàn 2 Việt Nam Cộng Hòa.

Huy Đức - Henry Kissinger


 

Ngày 10-03-2006, tại Thư viện và bảo tàng John F. Kennedy, tôi phỏng vấn Henry Kissinger: “Ông có biết là từ mấy hôm nay, cộng đồng sinh viên vùng Boston, trong đó có cả những sinh viên đang học giáo trình ‘Ngoại Giao’ của ông, kêu gọi tổ chức biểu tình chống ông và gọi ông là ‘tội phạm chiến tranh’?’’

Kissinger trả lời: “Tôi biết. Nhưng, liệu thế giới có như hiện nay nếu ngày ấy chúng tôi không làm như thế?”

Một trong những việc “làm thay đổi thế giới” của Henry Kissinger là thiết kế cuộc gặp giữa Nixon và Mao tháng 2-1972.

mercredi 29 novembre 2023

Cù Mai Công - Nhà văn, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn đã ra đi

 

Ông ra đi lúc 19 giờ15 ngày 28-11-2023 theo giờ Mỹ (sáng 29-11-2023 theo giờ Việt Nam)  tại tư gia ở California, Mỹ.

(Trích “Sài Gòn một thuở - Dân Ông Tạ đó!” tập 2):

"Nhà văn, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn người Bắc 54 Gia Lâm, tác giả "Căn nhà xưa", "Em còn yêu anh", "Quê hương thu nhỏ"... Xưa nhà trong cư xá Tự Do, Ông Tạ. Ông còn là nhà văn, nhà thơ; lấy bút hiệu Tô Hà Vân khi viết văn và Hồng Ngọc khi soạn nhạc.

jeudi 14 septembre 2023

Huy Đức - Nguyễn Chí Vịnh [1959-2023]

 

Ngày 08-02-2023, tôi nhận được cuốn sách “Người Thầy” với lời đề tặng của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, “Thân tặng anh Huy Đức Osin/ Bài học vỡ lòng của tôi trong nghề viết lách”.

Đọc xong, tôi nhắn anh ấy:

“Cuốn sách rất hấp dẫn nhưng tôi vẫn phải đọc chậm rãi. Rất nhiều ký ức dội về. Những người như tôi đọc được rất nhiều tầng ngữ nghĩa mà anh gửi gắm. Cho dù, về cách nhìn các sự kiện chính trị giữa tôi và anh có nhiều chỗ không giống nhau. Nhưng phần lớn tư liệu và những vấn đề anh đề cập rất bổ ích đối với tôi. Đặc biệt, phần ‘con người’ được anh viết rất xúc động. Tôi không chỉ hiểu thêm ‘Người Thầy’ mà hiểu thêm về anh. Những câu chuyện như vậy chắc chắn sẽ làm nhiều người điều chỉnh cách nhìn về một con người ‘quá phức tạp’ như anh. Rất cám ơn anh về cuốn sách, mong anh tiếp tục chiến thắng trong ‘cuộc chiến’ mà anh đang phải đối đầu này.”

lundi 10 juillet 2023

Nguyễn Đình Cống - Vài suy nghĩ khi đọc sách của ông Võ Hồng Phúc

 

Đó là sách “Chuyện của chúng tôi”, viết dưới dạng hồi ký.

Ông Phúc người xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, sinh năm 1945, thời còn bé ở quê nhà, lớn lên và trưởng thành ở Hà Nội. Ông nguyên là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2002 - 2011), ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, IX, X, đại biểu QH khóa XI, XII.

Ông Phúc viết sách kể qua về quê hương và thời đi học. Chủ yếu kể những chuyện ông đã làm ở Bộ Kế hoạch và Đầu tư khi mới tốt nghiệp đại học, làm cán bộ tập sự ngành địa chất, cho đến lúc nghỉ hưu sau khi làm hai nhiệm kỳ bộ trưởng.

lundi 24 avril 2023

Nguyễn Đăng Mạnh - Chân dung Dương Thu Hương

 

Tôi không nhớ rõ đã quen Dương Thu Hương từ bao giờ. Có lẽ từ hồi chị học trường viết văn Nguyễn Du chăng (1981)? Tôi được mời dậy trường này mấy khóa đầu.

Dương Thu Hương học khóa một cùng với Ngô Thị Kim Cúc, Lâm Thị Mỹ Dạ, Lê Thị Mây, Hữu Thỉnh, Chu Lai, Nguyễn Khắc Trường… Hôm làm lễ bế giảng, chị mặc áo dài trắng, khoác tay tôi cho Hoàng Kim Đáng chụp. Ấy là năm 1982. Dương Thu Hương là một phụ nữ có tính cách rất dữ dội và ngang tàng.

Tôi nhớ trong một cuộc họp rất đông văn nghệ sĩ nghe Hoàng Tùng nói chuyện, ở câu lạc bộ báo chí xế xế Nhà hát lớn. Có lẽ nghe chán quá, nhiều người bỏ xuống tầng trệt giải khát. Giữa chỗ đông người, Dương Thu Hương nói lớn: “Trừ anh Hoàng Ngọc Hiến là thày tôi, anh Nguyễn Đăng Mạnh là người tôi kính trọng, còn tất cả bọn phê bình đều là giòi bọ. Riêng Phan Cự Đệ là con chó ngao”.

dimanche 9 avril 2023

Phạm Chu Sa - Thanh Tâm Tuyền, người cách tân táo bạo thơ Việt

 

Cùng địa chỉ tòa soạn tạp chí Văn và tòa soạn tuần báo Tuổi Ngọc là “tòa soạn ghi trên manchette” của nguyệt san Vấn Đề - một tạp chí rất uy tín do kịch tác gia - giáo sư Vũ Khắc Khoan chủ biên.

Ban đầu có sự cộng tác của nhà văn Mai Thảo, họa sĩ Thái Tuấn và nhà thơ Thanh Tâm Tuyền. Một thời gian sau Vũ Khắc Khoan giao Vấn Đề cho Thanh Tâm Tuyền. Anh làm công việc một chủ bút kiêm thư ký tòa soạn: Đọc bản thảo, tuyển chọn, biên tập và sắp xếp bài vở.

Mai Thảo cũng chuyển sang làm “công việc của một chủ bút” tạp chí Văn - nhưng không ghi tên trên manchette. Trước khi về làm Tuổi Ngọc, tôi có vài bài thơ đăng trên Vấn Đề, nay lại tình cờ về làm việc cùng địa chỉ, nên có ý tìm hiểu, mới biết địa chỉ tòa soạn 38 Phạm Ngũ Lão, Sài Gòn ghi trên manchette chỉ là hộp thư liên lạc.

dimanche 12 février 2023

Mạnh Kim - Vũ Hoàng Chương

 

Theo danh sách được Ủy ban Nobel vừa được công bố sau 50 năm giữ kín do quy định, thi bá Vũ Hoàng Chương là một trong 100 nhân vật được đề cử giải Nobel Văn chương năm 1972. Viện Hàn lâm Thụy Điển ghi rõ rằng Vũ Hoàng Chương là Chủ tịch Hội Văn bút Việt Nam và người giới thiệu là Thanh Lãng.

Kể về những ngày cuối đời của Vũ Hoàng Chương, nhà văn Mai Thảo thuật lại trong bài “Mấy tháng cuối cùng với Vũ Hoàng Chương”:

Vượt qua cây cầu Calmette soi bóng trên một con kinh tù đọng, con kinh chạy dọc theo vùng ngoại vi tràn lan náo nhiệt nhất của Sài Gòn là khu Chương Dương, Ông Lãnh, chiếc xe đạp lọc cọc chở tôi đi trên một mặt nhựa lồi lõm, đụng tới tòa nhà xám bẩn của hãng làm phân bón thì rẽ trái và lăn vào một con đường trải đá xanh.

dimanche 11 décembre 2022

Tạ Duy Anh - Xuất bản Trại Súc Vật : Vài lời cuối


(Chỉ liên quan đến Hữu Thỉnh và tôi)

Hồi ký “Lách qua luật ngầm” dày khoảng 400 trang in, thì có tới 50 trang chân dung Hữu Thỉnh. Những gì bạn đọc vừa thấy về ông, chỉ là một nét rất sơ khai. Ông hấp dẫn, phức tạp, kỳ lạ hơn thế nhiều.

Chân dung ông là một phần không thể thiếu của cuốn sách, bởi chính ông đã “vượt qua mọi nỗi sợ hãi” để đưa bằng được tôi về Nhà xuất bản Hội nhà văn, như ông từng làm thế khi nhận Bảo Ninh về báo Văn Nghệ; như ông đã làm thế và hơn thế để cứu Trần Huy Quang khỏi án hình sự mười mươi trong vụ Linh Nghiệm. Biết tôi quyết định về hưu, chính ông cử người thuyết phục tôi ở lại. Tôi tin là ông chân thành.

Nhưng tôi chọn về ở ẩn tại gia.

vendredi 9 décembre 2022

Tạ Duy Anh - Xuất bản Trại Súc Vật (6)

 

(Trích hồi ký Lách Qua Luật Ngầm)

KỲ 6 - ĐƠN GIẢN NHƯ SỰ THẬT

Chẳng có nhóm chống phá nào rình rập tận 70 năm.

Chẳng có bất cứ tổ chức nào đứng ra thuê mướn rồi chống lưng cho việc xuất bản Trại súc vật.

Chẳng có âm mưu thâm độc nào cả.

Chẳng có ai là kẻ chủ mưu.

Tạ Duy Anh - Xuất bản Trại Súc Vật (5)

 

(Trích hồi ký Lách Qua Luật Ngầm)

KỲ 5 - LUẬN TỘI

Lần này thì ngay cả nhìn vào đâu cũng là lựa chọn khó khăn cho Hữu Thỉnh và những người dự họp. Mất một lúc lâu Khuất Quang Thụy mới phá vỡ bế tắc bằng lời phát biểu.

Nghe đồn ông nhà văn này nổi tiếng khôn ngoan, nên mọi người rất tò mò chờ ý kiến của ông, với tư cách là “quan thanh tra”. Ra mặt phê phán Nhà xuất bản trong đó có tới những bốn đồng nghiệp đang làm việc từng là đồng môn, chắc chắn không phải là lựa chọn thức thời. Nhưng ông phải thể hiện thái độ vì ông là đảng viên, là trưởng ban Kiểm tra của Hội, là cấp dưới thân cận của Hữu Thỉnh.

Tạ Duy Anh - Xuất bản Trại Súc Vật (4)

 

(Trích hồi ký Lách Qua Luật Ngầm)

KỲ 4 - CUNG ĐÌNH NỔI GIẬN

Về nhiều mặt, Đinh Thế Huynh không có gì so được với Hữu Thỉnh. So với uy tín văn chương, báo chí, Đinh Thế Huynh luôn chỉ là bậc đàn em của Hữu Thỉnh.

Nhưng Hữu Thỉnh không là gì, so với Đinh Thế Huynh, về mặt quyền lực. Là Ủy viên Bộ Chính trị, dưới mắt Đinh Thế Huynh thì Chủ tịch Hội Nhà văn chỉ là người giúp việc đúng nghĩa.

Việc để lọt Trại súc vật đã khiến Cung đình nổi giận. Qua chính miệng Hữu Thỉnh, thì ông bị Trưởng ban truyên giáo là Đinh Thế Huynh “gọi” lên mấy lần chỉ trong một thời gian ngắn. Nỗi uất ức của Hữu Thỉnh là có thật. Và ông không thể không trút nó lên một ai đó.

Tạ Duy Anh - Xuất bản Trại Súc Vật (3)

 

(Trích hồi ký Lách Qua Luật Ngầm)

KỲ 3 - DƯ LUẬN VÀ CÁC THUYẾT ÂM MƯU

Có rất nhiều lời đồn đoán cũng như các giả thiết mang mầu sắc thuyết âm mưu về việc “Trại súc vật” được xuất bản chính thức tại một nhà xuất bản lớn.

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đầy tự tin khẳng định có sự đánh đấm hạ bệ nhau từ Bộ Chính trị ; và bọn Trung Trung Đỉnh, Tạ Duy Anh chỉ là mấy kẻ được nhờ đánh thuê. Ông cho rằng nếu không có phe nhóm nào tầm cỡ Bộ Chính trị bật đèn xanh rồi chống lưng, thì “mấy thằng cha kia” có cho mật gấu cũng không dám. Quan điểm này được Nguyễn Huy Thiệp bảo lưu nhiều năm sau, ngay cả khi mọi sóng gió về cuốn sách đã tạm lắng lại.

Tạ Duy Anh - Xuất bản Trại Súc Vật (2)

 

(Trích hồi ký Lách Qua Luật Ngầm)

KỲ 2 - CÁC BÁO ĐẢNG ĐUA NHAU ĐƯA TIN VỀ TRẠI SÚC VẬT

“Trại súc vật”, sau khi đổi tên thành “Chuyện ở nông trại”, được phát hành bởi Nhã Nam, thông qua Nhà xuất bản Hội Nhà văn, dựa trên bản dịch của An Lý, nghe nói còn rất trẻ.

Cho đến giờ tôi vẫn chưa từng một lần gặp mặt dịch giả, cũng không biết tí gì về thân thế, sự nghiệp của cô ta. Về mặt lý thuyết thì cuốn sách tuân thủ đúng các quy trình theo Luật xuất bản hiện hành, được dịch và biên tập kỹ lưỡng, phát hành rộng rãi một cách công khai cho đến khi có lệnh thu hồi.

Thực sự tận khi nhận bản thảo “Trại súc vật”, tôi mới biết đến cuốn tiểu thuyết đình đám này. Còn trước đó, hầu như tôi chỉ biết chút ít về nó cùng cái tên tác giả, nhờ  một bài báo ngắn mà tôi không thể nhớ mình đọc ở đâu.