Affichage des articles dont le libellé est Giao thông. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Giao thông. Afficher tous les articles

dimanche 17 mars 2024

Tạ Duy Anh - Vài chuyện nhỏ tí về Đài Loan

 

Những chuyện lớn về Đài Loan như GDP cao hàng đầu châu Á, là trung tâm cung cấp chip cho thế giới...thì ai hầu như cũng đã biết qua.

Tôi có thói quen đến đâu cũng dành sự quan tâm tìm hiểu những chuyện nhỏ nhặt, gắn với đời sống và thói quen hàng ngày của người dân. Ví dụ tôi để ý, ở Đài Loan, từ già đến trẻ, đều rất thích được người khác yêu cầu giúp đỡ. Tôi từng thấy một cụ ông đi cả cây số để "chỉ đường" cho khách, mặt rạng ngời hạnh phúc.

Đây là lần thứ hai tôi đến Đài Loan. Lần trước chỉ loanh quanh Đài Bắc và Đài Trung, hai thành phố phát triển nhất. Lần này đến thẳng Đài Nam, thành phố được xem là "nghèo"  nhất nước.

mercredi 13 mars 2024

Nguyễn Thông - Thời sự 2 : Phạt “cháu ông to”

 

Cũng tới gần giữa tháng Ba, báo mậu dịch và siêu mạng xã hội ì xèo về vụ nữ tài xế ở Hà Nội bị phạt, rồi phạt lây sang cả người khác.

Chả là có một cô lái ô tô trên đường, xe cô ta va chạm với xe máy người khác. Anh xe máy đi đúng luật, không vi phạm gì, nhưng cô kia cứ lăn ra bắt đền. Công an tới giải quyết, biết cô kia dính nồng độ cồn, lại còn cãi bướng, nên lập biên bản. Cô cáu tiết lu loa lên, kiểu “biết bố tao là ai không”, tự xưng là cháu một ông to, rất to (tôi chỉ biên chung chung vậy thôi, kẻo họ lại lôi tôi vào cuộc, đụng tới ông này phức tạp lắm).

Nhiều người nghe thấy, rồi báo chí mậu dịch nắm được, tường thuật điều nóng sốt ấy. Có những anh chị phây búc cơ nhanh nhảu thuật lại, rằng cháu ông này, cháu ông kia. Thế là sinh chuyện.

lundi 11 mars 2024

Nguyễn Đình Bổn - Cam Lộ-La Sơn : Sẽ còn bao nhiêu người chết oan ?

 

Thêm một tai nạn thảm khốc trên "cao tốc" này!

Nhiều con bò cho rằng tai nạn là do người điều khiển xe và ở Mỹ, Pháp, Nhật, Canada... cũng có những "cao tốc" hai làn xe.

Thì đúng là ở những nước đó có đường hai làn xe. Nhưng không phải vì họ không có tiền xây nhiều làn hơn, mà đó là các con đường hẻo lánh, xa xa mới có một chiếc xe chạy.

Lưu Trọng Văn - Ai góp phần gây nên cái chết người nhặt ve chai ?

 

Cao tốc chỉ dành cho xe hơi. Xe hơi chạy trên cao tốc chỉ dừng ở trạm dừng khẩn cấp hoặc trạm nghỉ. Vậy người đàn ông quê Bình Thuận đi xe đạp dọc cao tốc nhặt ve chai - những chai nhựa đựng nước, những lon kim loại đựng nước từ đâu mà có?

Quá rõ, từ chính những kẻ vô văn hóa trên các xe hơi- xe đò, xe tải, xe du lịch, xe chở ai đó rong chơi, ai đó công tác vứt xuống.

Nếu không có những kẻ vô văn hóa này, thì người đàn ông cơ cực kia sẽ không liều mạng trong đêm tối đi nhặt ve chai kiếm sống, để rồi đón nhận một cái kết bi thảm.

vendredi 1 mars 2024

Lê Thanh Phong - Biết lắng nghe thể hiện văn hóa cao

 

Về cách dùng từ "ga" để chỉ một bến tàu cũng không sai, nhưng nếu để "bến" như cách gọi cũ vẫn đúng thì tại sao lại phải thay đổi. Trong khi, "bến sông", "bến nước" của đường thủy đã đi vào thơ ca, văn chương, âm nhạc và cả "tâm trạng" của con người.

Ngồi bên "bến" để ngóng trông một người có lẽ "tâm trạng" hơn là "ga". Trừ phi là ga tàu lửa như trong "Những bóng người trên sân ga" của Nguyễn Bính.

Rất hay là ông Nguyễn Kim Toản - Giám đốc Công ty TNHH MTV Thường Nhật (chủ đầu tư tuyến buýt sông số 1), đã theo dõi những ý kiến đóng góp mang tính xây dựng, có sức thuyết phục và đưa ra quyết định thay đổi.

jeudi 29 février 2024

Huỳnh Ngọc Chênh - Bàn về Bến

Từ xa xưa tổ tiên ta chủ yếu đi lại bằng đường thủy qua thuyền ghe. Nơi dừng đậu ghe thuyền bên bờ sông gọi là BẾN.

Nói đến bến, hàng ngàn năm qua được mặc định là bến ghe thuyền. Và rồi mãi về sau xuất hiện thêm xe ngựa, xe kéo “tham gia giao thông” trên bộ, thế là hình thành ra bến trên bộ gọi là bến xe để phân biệt với bến dưới nước.

Từ lúc đó, nước Nam ta xuất hiện hai loại bến: Bến xe và Bến.

Hà Phan - Đổi Ga tàu thủy thành Bến trong hôm nay!

 

Ông Nguyễn Kim Toản - Giám đốc Công ty TNHH Thường Nhật (chủ đầu tư tuyến buýt sông số 1) - nơi "biến" bến thành ga cho biết sẽ thực hiện điều chỉnh, thay đổi bảng hiệu "ga tàu thủy" thành "bến tàu" tại các bến đón, trả khách của tuyến buýt sông số 1 ngay trong ngày hôm nay 29/2.

Trong ảnh là Ga tàu thủy Thủ Thiêm đã bị gỡ mấy chữ Ga tàu thủy để chuẩn bị thay bằng Bến!

Ông Toản giải thích tên gọi "ga tàu thủy" có từ lúc tư vấn lập đề án và đặt tên khi đưa vào vận hành khai thác.

mercredi 28 février 2024

Cù Mai Công - Không chỉ người Sài Gòn, người Việt cũng không nói tiếng Việt kiểu kỳ dị như vầy

 

Thiên hạ khắp nơi chứ không chỉ là người Sài Gòn, có cả những bậc trí giả, túc nho… đang nổi giận về cái cụm từ “Ga tàu thủy Bạch Đằng”.

Cơn giận có cơ sở vì đây là một cụm từ kỳ dị, kết hợp một mớ từ “hổ lốn”, “hằm bà lằng” gồm cả từ gốc tiếng Pháp (gare), tiếng Tàu (thủy ) lẫn tiếng Ta (tàu). Ai học, chú ý ngôn ngữ tiếng Việt đều biết có một nguyên tắc cơ bản trong tiếng Việt: từ gốc Việt đi với từ gốc Việt, từ gốc Hán Việt đi với từ gốc Hán Việt…

Trước 1975, ở miền Nam, người ta dùng từ Hán Việt, chưa phải đã hay nhưng ít ra từ Hán Việt đi với từ Hán Việt, không Tây - Tàu - Ta lẫn lộn và thống nhất cách gọi: hải cảng (cảng biển), giang cảng (cảng sông), xa cảng (cảng xe), phi cảng (cảng bay - dịch từ air port - ảnh). Không lung tung như hiện nay: bến xe, ga hành khách, ga hàng không, ga tàu hỏa, ga tàu thủy, cảng biển, cảng sông, sân bay...

Phan Hân - Vì sao là "Ga tàu thủy Bạch Đằng"?

 

Tôi biết nhiều bạn không thích đọc sách, nên 1984 hay George Orwell đối với các bạn chả có gì hấp dẫn!

Nhưng khi xúm nhau chửi vụ "Ga tàu thủy Bạch Đằng", tôi nghĩ các bạn cũng nên thử suy xét sâu xa hơn một chút, tại sao họ muốn làm điều đó? Như cách họ thay biển báo giao thông khắp miền Nam từ "bùng binh", "vòng xoay" thành "vòng xuyến"; "giao lộ", "ngã tư - ngã năm..." thành "nút giao" kiểu ngoài Bắc.

Mặc nhiên chọn tiếng Bắc thành "quốc ngữ", mỗi ngày đều tìm cách triệt phá sự đa dạng của phương ngữ vùng khác, nhất là ngôn ngữ cũ của Miền Nam trên mọi phương diện đọc, viết, đặc biệt là sách giáo khoa.

Huỳnh Duy Lộc - Bến tàu hay ga tàu thủy?

 

Trong hơn nửa thế kỷ qua, bến tàu trên sông Bạch Đằng gần cảng Saigon được người dân Saigon gọi là “bến tàu” hoặc “bến Bạch Đằng” sau ngày 30.4.1975.

Vào thời Pháp thuộc, bến sông từ công trường Mê Linh đến cảng Ba Son lúc đầu mang tên Primauguet, đến năm 1920 đổi thành Quai d’Argonne (trong tiếng Pháp, quai có nghĩa là “bến tàu”).

Mới đây, bến tàu này được đặt một cái tên mới là “ga tàu thủy Bạch Đằng”, dấy lên những lời châm biếm của cư dân mạng. Ga là từ tiếng Việt phiên âm từ tiếng Pháp “gare” có nghĩa là một trạm dừng trên đường sắt. Ga có liên quan gì tới tàu thủy?

Đặng Chương Ngạn - Ga nước quê hương!

- Ông tổng biên tập! Sao trong cuốn tiểu thuyết của tôi các ông biên tập kỳ thế: Tất cả các từ Ga nội địa Tân Sơn Nhất, Ga quốc tế Tân Sơn Nhất, các ông sửa thành Bến nội địa, Bến quốc tế? Ông có hiểu nghĩa từ "BẾN" không?

- Hiểu chứ! Theo từ điển tiếng Việt: chỗ bờ sông, thường có bậc lên xuống, để tắm giặt, lấy nước; nơi quy định cho tàu thuyền, xe cộ dừng lại để hành khách lên xuống, xếp dỡ hàng hóa...Vậy, anh có hiểu nghĩa từ "GA" không?

- Tất nhiên, cũng theo từ điển: Công trình kiến trúc làm nơi cho tàu hỏa, tàu điện hay máy bay đỗ để hành khách lên xuống hoặc để xếp dỡ hàng hóa...

mardi 27 février 2024

Nguyễn Thông - Các nhà ngôn ngữ học ơi ời, bận ngủ hở (2)

- Cảng: Cũng theo từ điển Hoàng Phê, là nơi công trình cho tàu thuyền, ghe, ca nô ra vào neo đậu xếp dỡ hàng hóa hoặc hành khách lên xuống.

Cảng là từ chỉ chỗ dùng của các loại phương tiện giao thông thủy. Nơi có nước mới là cảng, chẳng hạn bờ sông, bờ biển. Ven sông thì cảng sông, ven biển thì cảng biển. Ví dụ cảng Hải Phòng, cảng Sài Gòn, cảng Đình Vũ, cảng Vũng Tàu.

Nhạc sĩ Hồ Bắc có bài hát “Bến cảng quê hương tôi”, “khi xuân sang trên bến cảng, đàn hải âu tung cánh bay rợp trời”. Không có cảng nào nằm trên đất không sông không biển bao giờ. Gọi những chỗ trung chuyển hàng từ cảng biển cảng sông về là “cảng trung chuyển” là hết sức bậy.

Nguyễn Thông - Các nhà ngôn ngữ học ơi ời, bận ngủ hở (1)

Đành rằng ngôn ngữ (trong đó có tiếng Việt) luôn vận động, phát triển, đổi thay, mỗi thời mỗi khác (như ông hàng xóm nhà tôi bẩu, chế độ còn thay đổi được, huống chi ngôn ngữ). Nhưng không phải cứ đổi lung tung xòe, loạn cào cào như xứ ta thời nay rồi biện bạch là phát triển.

Ngày xưa, cụ thể là thời phong kiến, rồi kế tiếp là thời thuộc Pháp, ngôn ngữ được dùng rất chuẩn mực. Mọi cách tân, thay đổi đều phải hết sức hợp lý, có cơ sở thì mới được chấp nhận. Ngôn ngữ đã đạt được sự trong sáng, chính xác, chuẩn, cả cộng đồng thừa nhận.

Thời ấy, những người trong bộ máy cầm quyền hầu hết đều học hành bài bản, trình độ cao, nắm chắc ngôn ngữ. Họ viết một chữ, dùng một từ, đặt một câu, diễn đạt một ý… đều rất cân nhắc.

lundi 26 février 2024

Nguyễn Gia Việt - Nhìn “Ga tàu thủy Bạch Đằng” ở giữa sông nước Sài Gòn mà buồn lòng quá xá!

 

Lịch sử, văn hóa Sài Gòn đã có sự khó hiểu, sai lệch từ những năm sau này, khi mà chữ nghĩa Miền Nam đã bị thay đổi.

Lịch sử Bến Bạch Đằng đơn giản. Đây vốn là đất Kompong Luông vùng Sài Gòn. Pháp qua đặt tên đường từ cột cờ Thủ Ngữ tới công trường Mê Linh là Quai le Myre de Vilers, đoạn còn lại tới Ba Son là Quai d’Argonne.

Sau 1955 tổng thống Ngô Đình Diệm nhập hai đoạn đường lại đặt thành Bến Bạch Đằng. Kêu là bến vì đây là đại lộ ven sông, dưới là bến sông nhiều ghe tàu. Sau 1975 Bến Bạch Đằng bị xóa tên, đặt thành đường Tôn Đức Thắng. Tuy nhiên người Sài Gòn vẫn kêu là Bến Bạch Đằng. Và nay xuất hiện "ga tàu thủy" tại bến Bạch Đằng.

dimanche 25 février 2024

Phúc Lai - Cầu Kerch sẽ bị đánh một lần nữa như thế nào ?

 

(Vài gạch đầu dòng về cuộc chiến tranh của Putox ở Ukraine – ngày 25/02/2024)

Trong chiến tranh Việt Nam, có một cây cầu đã tiêu tốn của Không quân Hải quân Hoa Kỳ kha khá máy bay: cầu Hàm Rồng. Đây là cầu đường sắt kiêm đường bộ bắc qua sông Mã cách – hồi đó là thị xã Thanh Hóa hai ki-lô-mét về phía đông bắc.

Sở dĩ nó được gọi là Hàm Rồng có lẽ vì địa hình ở khu vực gần đó bằng phẳng, ngoại trừ một sườn núi lởm chởm ở phía tây gọi là núi Rồng và một ngọn đồi nhỏ ở phía đông gọi là đồi Ngọc – không quân và hải quân Hoa Kỳ gọi là Jade Hill. Cùng với nhau, hai mũi đất tạo thành xương hàm của miệng rồng ở hai bên bờ sông.

Từ năm 1965 đến năm 1972, cây cầu là mục tiêu của nhiều cuộc tấn công không thành công của máy bay Hải quân và cả Không lực Hoa Kỳ.

mercredi 21 février 2024

Người Sài Gòn - Biết tin ai?

Trang chinhphu.vn  ngày 13/02/2024 đưa tin “Trong 6 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 (từ 8-13/2) cả nước xảy ra 466 vụ tai nạn giao thông, làm 187 người chết, 435 người bị thương. Trong khoảng thời gian này cơ quan chức năng cũng xử lý 24.480 trường hợp vi phạm nồng độ cồn”.

BẢNG THỐNG KÊ TNGT TỰ 08 - 13/02/2024

Ngày

Số vụ TNGT

Số người chết

Số người bị thương

Số người bị xử lý vi phạm nồng độ cồn

8/2

79

33

73

2457

9/2

71

30

55

3428

10/2

78

35

66

2835

11/2

83

28

87

3993

12/2

60

27

67

5589

13/2

95

34

87

6178

Tổng

466

187

435

24480

 

 

 

 

 

mardi 20 février 2024

Lưu Trọng Văn - Đổi mới

 

Gã từ Campuchia về Việt Nam qua cửa khẩu Gia Lai. Đi 2.000 kilomet đường quốc lộ, đường xuyên tỉnh: không cổng chào, không khẩu hiệu, không trạm thu phí, không ổ gà, không xóc tưng tưng.

Gã ngạc nhiên những biển báo mà không con đường Việt Nam nào có được: Đi chậm, cấm còi-nai qua đường. Chú ý thú rừng. Bò qua đường.

Về Việt Nam, từ cửa khẩu Lệ Thanh đến Pleiku 75 kilomet hết 2 giờ. Còn từ Siêm Riệp đến Lệ Thanh 570 kilomet hết 7 giờ. Tự nó nói lên điều gì?

Mai Quang Hiền - Vài suy nghĩ về cao tốc ma-dê-in Vietnam

- Cao tốc mà mỗi chiều chỉ có một làn, không dải phân cách cứng, không làn dừng khẩn cấp, thậm chí còn không có cả chỗ dừng để đi... tè. Thì tốt nhất không nên gọi là đường cao tốc để tránh ngộ nhận và thất vọng, gây ảnh hưởng tâm lý.

- Cao tốc mà có biển báo đại khái "làn dừng khẩn cấp cách 1.500 m", tức là thông báo rằng còn 1.500 m nữa mới đến chỗ dừng khẩn cấp. Đã gọi là "dừng khẩn cấp" rồi mà còn phải đợi gần 2 km mới tới thì không khác gì bên bệnh viện có thông báo "hết giờ cấp cứu". Mấy bác làm đường này mà cho đi làm bác sĩ sản khoa thì chắc thường xuyên yêu cầu sản phụ... hoãn đẻ.

- Nhiều chỗ đã giải phòng mặt bằng xong rồi mà cũng vẫn không chịu làm thêm làn đường cứu nạn (làn thoát xe, dừng khẩn cấp...). Làn khẩn cấp thì đâu cần phải kiên cố gì lắm đâu mà sợ tốn kinh phí? Cứ đắp đất và trải đá dăm lên để dừng đỗ khẩn cấp cũng được mà nhỉ?

Mai Bá Kiếm - Thiết kế cao tốc sai, Bộ Giao thông bảo đúng

Xem hình chụp bằng flycam mới thấy tai nạn đụng xe liên hoàn trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn từ đoạn vào cao tốc đến đoạn nhập ba làn còn một, thành nút cổ chai, là do thiết kế rất sai.

Nhưng, Bộ Giao thông Vận tải nói cao tốc làm đúng thiết kế, vạch kẻ đường đầy đủ, và bộ không chịu trách nhiệm. Dù không có chuyên môn, tôi có thế khẳng định những chỗ thiết kế sai:

1/ Góc tạo ra giữa đường dẫn vào và cao tốc theo tôi đoán "trên 45 độ" là quá lớn, xe vào góc này vừa quẹo gắt vừa tăng tốc từ 60 km/g lên 80 km/g, tạo ra lực ly tâm lớn. Mặc dầu xe chạy thẳng trên cao tốc bị những vạch sơn trắng sọc ngang cấm vào làn của xe vào cao tốc, song vẫn nguy hiểm.

lundi 19 février 2024

Hà Phan - Lạm dụng chữ « cao tốc »

 

Cao tốc ngày càng nhiều là nỗ lực đáng ghi nhận, hạ tầng giao thông mỗi năm một tốt hơn cũng không thể phủ nhận! Nhưng cao tốc chỉ mỗi bên một làn xe (hai làn ngược chiều) không dải phân cách, không trạm dừng nghỉ hay chưa có làn dừng khẩn cấp... vẫn là điều khó chấp nhận.

Có thể lấy lý do cần gấp để phục vụ nhu cầu abcd hay giai đoạn 2,3 sẽ hoàn thiện . Nhưng thực tế hàng loạt tuyến đường như vậy đã được đưa vào sử dụng như một tuyến cao tốc đầy đủ tiêu chuẩn.

Một năm trước, Thủ tướng chỉ đạo không đầu tư đường cao tốc quy mô hạn chế hai làn xe, gây lãng phí nguồn lực và thời gian nâng cấp, mở rộng. Hôm qua, sau tai nạn kinh hoàng trên, ông lại tiếp tục yêu cầu bộ anh Thắng phải xem lại những cao tốc thiếu chuẩn như thế. Rõ ràng không chỉ dân chúng bức xúc, mà cấp cao từ lâu đã thấy cao tốc hai làn là điều không nên tồn tại!