Affichage des articles dont le libellé est Giáo viên. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Giáo viên. Afficher tous les articles

mercredi 31 janvier 2024

Mai Quang Hiền - Học sinh dầm mình trong rét để cúi chào ô tô của thầy cô

Quê hương Thanh Hóa anh hùng luôn có những điều khiến thập phương phải trầm trồ.

Tôi cho rằng trường học gì kia đã rất tài tình sáng suốt khi bắt học sinh đứng ở cổng trường để cúi đầu chào xe ô tô của thầy cô mỗi khi ra vào cổng, ngay cả trong tiết trời giá rét.

Nó vừa thể hiện được truyền thống tôn sư trọng đạo được hun đúc từ bốn nghìn năm văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, lại vừa nâng tầm vị thế giáo viên trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa, hiện đại hóa, đa phương hóa.

Trung Sơn - "Điểm sáng"

Nghĩ về chuyện chào hỏi nhân việc đọc tin ở một trường học ở miền trung Việt Nam.

Học sinh trong đội cờ đỏ phải túc trực ở cổng trường để cúi gập người chào khi các xe hơi chở các cá thể thầy cô giáo đi qua trong thời tiết rất lạnh, nhiệt độ chỉ xung quanh 11°C...

Chuyện cúi chào xe ô tô chở sếp đi qua cổng thì không lạ. Ai ở Hà Nội mà muốn chứng kiến xin mời ghé đến cổng mấy doanh trại quân đội, công an có nhiều trên các phố... Chỗ nào cũng vậy, mỗi khi xe sếp đến là cổng được mở sẵn, lính gác thì đứng nghiêm như gác lăng.

samedi 16 décembre 2023

Trương Đức Nghiêm - Giáo dục chưa bao giờ băng hoại đến thế !

 

Thế hệ chúng tôi - mà đơn cử là cá nhân tôi, một đứa bé bị lưu đày từ Thừa Thiên - Huế lên vùng kinh tế mới thâm sơn cùng cốc, rừng thiêng nước độc ở Cao nguyên Trung phần. Biến thành một đứa trẻ vào đời sớm, là người rừng, từ 11 tuổi (1978), rồi trôi dạt về vùng sâu vùng xa sông nước Hậu Giang !

Nhưng trong cái rủi có cái may. Cuối thập niên 70 đến giữa thập niên 80, ở lứa tuổi cấp 2, cấp 3, tôi được học với Quý Thầy Cô chính trực, nghiêm cẩn, chất lượng, đầy đủ lương tâm chức nghiệp, sự tận tâm và vốn kiến thức đã được kiểm chứng qua bằng cấp thật... của thời Việt Nam Cộng Hòa.

Các thầy cô từ Huế, Saigon, Cần Thơ...bị đày ải, trôi dạt về đó. Mà lúc đó thầy trò đều nghèo khổ như nhau !

samedi 9 décembre 2023

Hương Nguyễn - Có học trò hư hay không ?

 

Nhớ những năm tháng đói khổ sau 1975 của miền Nam...Tôi học hai năm lớp 6,7 ở trường nữ trung học Gia Long. Sau 1975, tôi phải chuyển trường về một nơi xa xôi của huyện Thủ Đức là trường Nguyễn Trường Tộ.

Thời ấy, lũ học sinh chúng tôi cơm ăn không đủ no, phải ăn độn khoai mì, rau lang, rau muống... Vậy mà đến trường lại dư năng lượng để quậy phá.

Tôi được thầy chủ nhiệm cho làm lớp phó học tập. Còn lớp trưởng thầy cho bình bầu. Vậy là đám nghịch phá dùng số phiếu chiếm đa số bầu lên "đại ca" của mình làm lớp trưởng. Đa số học thì dở, quậy phá thì nhứt trường.

Nguyễn Đắc Kiên - Sản phẩm của một nền giáo dục thất bại

 

Sáng nay, 09/12, mở đầu tọa đàm ra mắt sách “Vì một Việt Nam dân giàu nước mạnh”, GS Trần Văn Thọ (GS Kinh tế, Đại học Waseda, Nhật Bản) có nói một ý rằng, chúng ta có thể chậm làm một cây cầu, một con đường 10 năm, 20 năm, thì cơ hội vẫn còn đó. Sau này chúng ta vẫn có thể xây cầu, làm đường ở chỗ đó.

Nhưng nếu để hỏng giáo dục thì cái hại sẽ đến ngay tức thì, sẽ mất ngay cả một thế hệ theo cách không thể cứu vãn nổi.

Sau đó, khi trả lời câu hỏi của một cử tọa về việc Việt Nam phải làm gì trong 5-10 năm nữa để thoát “bẫy trung bình”, GS Trần Văn Thọ lại một lần nữa nhắc đến giáo dục. Ông cho rằng có ba thứ: Thứ nhất, một bộ máy công quyền chuyên nghiệp; thứ hai, một lực lượng doanh nghiệp mạnh; và thứ ba, một nền giáo dục tốt.

vendredi 8 décembre 2023

Học sinh đánh cô giáo ở Tuyên Quang: Phụ huynh bênh chằm chặp, hiệu trưởng đòi xử lý cô giáo!

Đây là những gì trên báo Tuổi Trẻ sáng nay:

“Việc tôi bị nhốt trong lớp, đuổi hay chửi, đấm vào lưng giữa sân trường diễn ra thường xuyên. Một số học sinh quây tôi vào bàn giáo viên, đội mũ, khoác áo lên đầu, phe phẩy trước mặt tôi. Có bạn cầm thước kẻ, chống xuống đất doạ nạt, chửi tôi. Có bạn còn thọc gậy vào bộ phận sinh dục của tôi”.

Đọc đến đây, tôi lạnh toát người. Thực sự là không quá khó tin sau khi xem clip và nghe từ trong clip những ngôn từ bẩn thỉu nhất mà một học sinh nam lớp 7 nói với cô.

Em này có phụ huynh tên Hương, cũng là em học sinh cầm ghế phang lại cô giáo, rồi lăn đùng ra giữa lớp hô hoán là bị cô giáo đánh. Bà Hương, mẹ của học sinh này, hôm nay phát ngôn trên báo là “Cô có thế nào con tôi mới vậy. Cô đánh con tôi thì con tôi đánh lại”.

jeudi 7 décembre 2023

Đỗ Việt Khoa - Chuyện giáo viên đánh học sinh và học sinh đánh giáo viên ở địa phương tôi

 

1) Trường THPT Ng. Tr xảy ra ít nhất ba vụ đánh giáo viên

- Giáo viên (GV) Thai dạy Hóa có vấn đề về tâm thần, nóng nảy mất kiểm soát ngôn từ, đánh học sinh, cuối cùng thì bị học sinh đánh lại vài bận.

- GV Huong mắt rất kém, dạy Toán. Cứ học sinh này mất trật tự thì đánh nhầm sang học sinh khác. Lớp trưởng can thì đánh luôn lớp trưởng. Kết quả bị các nam sinh lao vào đánh, khiêng lên văn phòng bàn giao cho hiệu trưởng và dọa : Nhà trường mà để giáo viên này lên lớp là chúng em đánh tiếp. Chán chường, GV này xin chuyển về trường THPT Va.T.

- GV Hoa dạy Lý. Vừa mới bị học sinh đánh vài bận vì nóng nảy, chửi bới nói năng vung vít, đánh học sinh.

mercredi 6 décembre 2023

Nguyễn Thông - Xuống đáy rồi

 

Nước Nam ta từ khi có nền giáo dục tới nay, chưa bao giờ nó (giáo dục) lại xuống cấp tận đáy thảm hại đến thế.

Cả lớp xúm lại đánh chửi cô giáo, thì đạo đức của học trò đã được cắt giảm về 0. Trước khi hứa với thế giới giảm phát thải ròng carbon về 0 thì hãy cố vực đạo đức xã hội lên số dương đã, đảng ạ.

Dù thầy cô gây lỗi gì chăng nữa, nhà trường cũng đã mạt hết mức. Giờ thì thấy hệ quả của việc chê bai và tháo bỏ câu "Tiên học lễ, hậu học văn" thay bằng "Sống học tập, làm theo..." trong nhà trường.

Hoàng Nguyên Vũ - Chữ “lễ” ta để mất, đừng hỏi tại sao con cái chúng ta không có lại nó!

 

Tôi đã từng rất lo sợ mình sẽ không dạy nổi một đứa trẻ, khi chứng kiến thế hệ tiếp theo trưởng thành trước mắt mình với những thứ dang dở mà xã hội để dấu ấn lên chúng.

Không ít những đứa trẻ xung quanh tôi từng rất ngoan, từng được tạo mọi điều kiện, từng được ăn học tử tế…Thế rồi khi thành người lớn, chúng thành một phiên bản khác đến ngỡ ngàng.

Có lần tâm sự với một phụ huynh của chúng, tôi nghe đầy tai những than phiền và đổ lỗi. Thậm chí đổ lỗi cho công nghệ, cho mạng xã hội. Tôi bực mình: “Chị cũng lên phây, cũng chửi nhau ầm ầm trên đó; cũng khen một người nào đó một cách quá lố trên đó; cũng làm màu làm mè trên đó. Vậy lấy điều này ra đổ lỗi cho sự khác biệt của con mình, có công bằng với chúng không?”

Chu Mộng Long - Trò chơi ném dép

 

Báo Tuổi Trẻ tường thuật có đầu có đuôi vụ cô giáo và học sinh chơi "trò chơi ném dép" ở Tuyên Quang. Đầu đuôi là cô giáo có "khúc mắc" với học sinh, học sinh "phản ứng" và sau đó diễn ra "trò chơi ném dép". Tuy nhiên, báo không cho biết rõ là "khúc mắc" như thế nào.

Chỉ nói cô giáo "nhắc nhở" một số học sinh ở ngoài chưa vào lớp và "không đồng ý" khi học sinh xin ra ngoài. Chỉ có thế mà kết quả là xung đột diễn ra. Khi cô giáo đã sang dạy lớp khác mà học sinh vẫn kéo nhau sang tấn công cô giáo: nhốt cô giáo lại, chửi bới, ném rác, ném dép vào đầu cô giáo.

Nếu viết một vở kịch dựa trên tường thuật của báo như vậy thì ắt bạn đọc sẽ bảo: Đó là kịch phi lý hoặc là hư cấu một cách khiên cưỡng. Bởi vì nếu cô giáo chỉ nhắc nhở, không cho học sinh ra vào tùy tiện trong giờ học mà dẫn đến học sinh tấn công cô giáo là chuyện không thể xảy ra. Nếu chỉ vì thế mà bị tấn công thì nhà giáo nào chẳng một lần bị ăn đòn?

Lâm Bình Duy Nhiên - Thảm trạng giáo dục

 

Học sinh xúm lại đánh cô giáo. Cô giáo cũng dùng giày dép rượt đuổi và đánh học trò…

Dường như học trò tiểu học hay trung học cơ sở thôi!

Thật ngao ngán và xấu hổ! Liệu đó có phải là một trường hợp lẻ loi hay chỉ là bề nổi của tảng băng ngầm cho cái gọi là nền giáo dục Việt Nam ngày nay?

mardi 5 décembre 2023

Dương Quốc Chính - Vụ cô giáo bị học sinh xúc phạm ở Tuyên Quang

Vụ cô giáo bị học sinh quây, ném dép, xúc phạm ở Tuyên Quang, mình xem 3 video đã thấy ngờ ngợ về cô giáo. Chắc phải thế nào mới bị bọn học sinh đồng lòng xúc phạm, kể cả mấy đứa con gái. Còn bọn học sinh bố láo mất dạy thì quá dễ thấy rồi. Nên thoạt nhìn là ai cũng muốn chửi bọn chúng đã.

Trong hai video quay bằng điện thoại, cô giáo tỏ ra nhẫn nhục, bất lực, học sinh thì càn quấy, còn tỏ ra chòng ghẹo trêu chọc cô như chọc người có tật. Nên mình đã cảm thấy trước đó cô đã thế nào đó, nên mới bất lực vậy. Lẽ thường phải báo ban giám hiệu và bảo vệ xử lý, có quyền bỏ dạy, bỏ lớp.

Đến khi xem video thứ ba, chắc là camera của trường, cô cũng đuổi theo học sinh để ném giày/dép, đánh học sinh, thì cảm giác của mình thấy đúng hơn một tí. Nhìn động tác thấy cô cũng không vừa. Nhưng mình vẫn chưa dám có ý kiến vì vẫn sợ linh cảm sai!

Hoàng Nguyên Vũ - Cả lớp “hỗn chiến” cô giáo ở Tuyên Quang: Học sinh ngày nay đã không còn coi thầy cô ra gì?

 

Lớp học bị khóa trái cửa. Bên trong là cô giáo và số rất đông học sinh của lớp. Học sinh cố tình trêu tức cô, nói hỗn, châm chọc cô giáo như thể châm chọc người điên ngoài chợ, cái cảnh mà ta vẫn thường thấy trong phim ảnh ở nông thôn bao đời nay.

Cô trong trạng thái không thể bình tĩnh, vác dép đuổi theo “trò ngoan”. Rồi như giữa đảo khỉ, đứa nhảy lên bàn, đứa trèo lên ghế vô thiên vô pháp. Có đứa còn cầm cả cái ghế phang lại cô giáo.

Sau đó, chúng dồn cô giáo vào một góc lớp để đấu tố, nhục mạ. Một học sinh nam chỉ tay năm ngón, nói năng hỗn hào, vênh mặt lên thách thức, sau đó tự dưng lăn đùng ra la làng là cô giáo đánh mình.

mercredi 22 novembre 2023

Hoàng Nguyên Vũ - Một nền giáo dục mà học sinh phải đi học thêm là một nền giáo dục thất bại!

 

Trước đây chúng tôi rất ít phải học thêm. Các nước tiên tiến, nền giáo dục của họ, cũng không có học thêm. Mà nếu có, thì học thêm các kỹ năng sống, các thứ cần thiết cho việc trưởng thành của một đứa trẻ.

Bây giờ, mỗi một đứa trẻ đã phải cõng trên vai hàng chục cân sách vở. Học cả ngày ở trường. Học đủ thứ với các loại sách vở khác nhau nơi này in nơi kia in. Học đủ thứ các thứ mà nhóm lợi ích này đưa vào nhà trường, nhóm lợi ích khác đưa vào nhà trường.

Chưa bao giờ, con trẻ phải học nhiều thứ như hiện nay. Học không còn thời gian vui chơi. Học không còn tuổi thơ nữa.

lundi 20 novembre 2023

Đỗ Duy Ngọc - Nhớ những năm dạy học ở Củ Chi

 

Trước năm 75 tôi có đi dạy giờ mấy trường tư thục. Lúc ấy thầy giáo dạy từ đệ nhất cấp trở lên gọi là giáo sư.

Dạy giờ là kiểu dạy hợp đồng, dạy giờ nào tính tiền giờ đó, hết niên khóa nếu dạy không đạt yêu cầu, nhà trường sẽ gởi một bức thư từ chối cho niên khóa tiếp. Nếu dạy tốt, được đánh giá cao cũng sẽ nhận thư của nhà trường trân trọng mời ông tiếp tục niên học tới có chữ ký của Hiệu trưởng cùng cái dấu đỏ.

Sau 75, chính quyền mới cho học thêm mấy tháng gọi là bồi dưỡng chính trị và kiến thức của chế độ mới ở trường Đại học Sư phạm Thành phố. Xem như là khóa đầu tiên ra trường của Đại học Sư phạm sau thống nhất. Thi xong chờ phân công. Con của "ngụy quân, ngụy quyền" không được nhận nhiệm sở, đành kiếm nghề khác sống.

dimanche 19 novembre 2023

Nguyễn Thông - Ngày hiến cam các nhà giáo

Hồi tôi còn bé, học cấp 2, cứ vào ngày 19.11 (như hôm nay) hoặc 20.11 là cả đám trò choẹt từng tốp kéo nhau đi thăm chúc mừng các thầy cô giáo.

Miền Bắc tầm này chả có gì ngoài cam. Bánh kẹo hiếm, vả lại đắt, nên mỗi đứa được thày bu cho rổ cam (vườn nhà, hoặc mua tại làng, quả nhỏ và chua), nhiều thì khoảng gần chục quả, ít thì vài quả. Cũng chả có túi nilon như bây giờ nên bê luôn cả rổ tới chúc thầy cô.

Hồi ấy dân gian gọi đùa ngày 20.11 (vốn có tên ngày Hiến chương quốc tế các nhà giáo) là ngày "Hiến cam các nhà giáo".

samedi 18 novembre 2023

Chu Mộng Long - Nghề giáo có được tôn vinh thật không ?

 

Tối nay, tự dưng ông hàng xóm sang chơi. Ông trao cho bó hoa. Ông nói rằng mấy ngày nay không thấy học trò đến thăm nên mạo muội tặng tôi một bó hoa cho vui. Tôi trố mắt và miễn cưỡng nhận. Rồi mời trà ông. Ông nâng tách trà và hỏi:

- Tôi hỏi câu này khí không phải. Ông giáo vào nghề đã bao nhiêu năm? Ông giáo có thấy nghề của mình được tôn vinh thật không?

Tôi hụt hẫng nhìn bó hoa. Rồi cũng lựa lời trả lời ông:

mardi 3 octobre 2023

Cù Mai Công - Mang cả luật An ninh mạng ra đe dọa học trò

 

Về việc người học sinh nào đó phát tán video ghi lại hình ảnh cô giáo túm cổ áo, kéo lê nữ sinh tại Trường THPT Đa Phúc (Sóc Sơn, Hà Nội), ngày 02.10, trao đổi với phóng viên báo Lao Động, ông hiệu trưởng Nguyễn Duy Hiền cho hay, nhà trường sẽ đợi kết luận của cơ quan công an và đưa ra hình thức kỷ luật thích đáng.

“Nếu kết luận của cơ quan Công an là vi phạm Luật An ninh mạng, nhà trường sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật” - ông Hiền cho biết.

Ông Hiền khẳng định thêm: "Nhà trường chỉ cho phép học sinh sử dụng điện thoại vào mục đích học tập. Ngoài mục đích học tập chắc chắn sẽ vi phạm quy định và cần phải nhắc nhở, có hình thức xử lý phù hợp”.

Hoàng Nguyên Vũ - Các em quay phim cô giáo Phượng hành hạ nữ sinh sẽ bị kỷ luật?

 

Sáng nay, báo Lao động có bài viết: "Xem xét xử lý học sinh phát tán video cô giáo túm cổ, kéo lê học sinh".

Tôi đã đọc rất kỹ bài báo, vẫn chưa thể biết được, các em học sinh quay và đăng phim này lên, vi phạm điều gì? Cụ thể là điều luật nào, hay quy định nào, của ai?

Sau đó, tôi tìm kiếm thông tin để thấy các em vi phạm pháp luật, tôi vẫn không tìm ra. Nếu luật sư nào có kinh nghiệm trong vấn đề này, xin tư vấn giúp tôi là các em đã làm gì sai hoặc sai như thế nào. Tôi lắng nghe.

Hoàng Nguyên Vũ - Chuyện gì đang xảy ra ?

 

Hết cô Phượng lại đến cô Hải, chỉ trong một ngày, chuyện gì đang xảy ra hả ngành giáo dục ơi?

Cô Phượng, cô giáo gây ám ảnh cho bao thế hệ học trò, có thông tin là tạm nghỉ dạy ít hôm để chấn chỉnh, gò hàn, vá víu đạo đức lại.

Các phụ huynh cũng đã đồng loạt yêu cầu nhà trường trả cô Phượng về đúng môi trường của cô. Để không gây ám ảnh thêm cho bất cứ học sinh nào sau một thời gian dài tác oai tác quái với cái điệp khúc hạ hạnh kiểm, đuổi ra khỏi lớp bắt quỳ, quát tháo chửi bới học trò.