Affichage des articles dont le libellé est Giáo dục. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Giáo dục. Afficher tous les articles

jeudi 1 février 2024

Thái Hạo - Các cơ quan chức năng cần xác minh một số thông tin về trường THCS Trần Mai Ninh

 

Mấy ngày qua, sau khi anh Hoàng Tuấn Công phản ánh sự việc “chào ô tô” ở trường Trần Mai Ninh (thành phố Thanh Hóa) và gây bão trên mạng cũng như báo chí nhà nước, thì tôi cũng nhận được nhiều thông tin liên quan đến trường này từ nhiều người. Nhất là sau cuộc “ra quân” của giáo viên và học sinh Trần Mai Ninh tỏa đi khắp nơi để bao biện và chửi bới trên mạng.

Dưới đây là một trong số đó. Tôi đăng lên vì thấy tính chất nghiêm trọng của nhiều nội dung và để đề nghị các cơ quan chức năng của Tỉnh xác minh.

Nếu thông tin này không chính xác thì may mắn cho học sinh và giáo dục tỉnh nhà, đồng thời cũng dập tắt những đồn đại không đúng sự thật đang len lỏi âm thầm nhưng mãnh liệt trong dư luận. Còn nếu thông tin là chính xác thì cần kịp thời có biện pháp xử lý để lập lại kỷ cương, trả lại sự trong sạch cho môi trường giáo dục.

Nguyễn Xuân Văn - Hiệu trưởng trường Trần Mai Ninh không “bình thường”

Thấy gì từ việc "nhóm quần chúng tự phát" chửi bới Hoàng Tuấn Công và những người lên tiếng về sự việc tại trường Trần Mai Ninh ?

Thầy trò trường Trần Mai Ninh phần lớn là con ông cháu cha, giàu có, có thế lực cả. Không có lý do gì họ không cho mình là “đẳng cấp” cả. Hiệu trưởng trường này chắc không phải dạng “bình thường”.

Bà Hiệu trưởng đã gặp giải thích và hứa sẽ thay đổi (không bắt học sinh đứng túc trực ở cổng sau và gập người cúi chào mỗi khi ô tô giáo viên ra vào nữa). Khi Hoàng Tuấn Công đã ẩn bài, thì nhóm “tự phát” gồm thầy cô, học sinh, phụ huynh quay cờ chửi bới anh và những người lên tiếng.

Hoàng Tuấn Công - Trở lại vụ "học sinh cúi chào ô tô" ở trường Trần Mai Ninh

Các cụ ta dạy rằng “Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại”, “Giơ cao đánh khẽ”.

Thế nên dù không đồng ý với lời giải thích của bà Hiệu trưởng trường THCS Trần Mai Ninh, nhưng tôi vẫn tạm đóng bài viết có 4 clip “cúi chào ô tô”, sau khi bà Hiệu trưởng hứa sẽ thay đổi (không bắt học sinh đứng túc trực ở cổng sau và gập người cúi chào mỗi khi ô tô giáo viên ra vào nữa).

Tôi cũng nghĩ rằng, chống chế là cái bệnh của những người phạm lỗi, và mình cũng không nên cậy “thế thượng phong” mà dồn người ta vào chân tường. Thế nhưng, “Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng”.

mercredi 31 janvier 2024

Mai Quang Hiền - Học sinh dầm mình trong rét để cúi chào ô tô của thầy cô

Quê hương Thanh Hóa anh hùng luôn có những điều khiến thập phương phải trầm trồ.

Tôi cho rằng trường học gì kia đã rất tài tình sáng suốt khi bắt học sinh đứng ở cổng trường để cúi đầu chào xe ô tô của thầy cô mỗi khi ra vào cổng, ngay cả trong tiết trời giá rét.

Nó vừa thể hiện được truyền thống tôn sư trọng đạo được hun đúc từ bốn nghìn năm văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, lại vừa nâng tầm vị thế giáo viên trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa, hiện đại hóa, đa phương hóa.

Trung Sơn - "Điểm sáng"

Nghĩ về chuyện chào hỏi nhân việc đọc tin ở một trường học ở miền trung Việt Nam.

Học sinh trong đội cờ đỏ phải túc trực ở cổng trường để cúi gập người chào khi các xe hơi chở các cá thể thầy cô giáo đi qua trong thời tiết rất lạnh, nhiệt độ chỉ xung quanh 11°C...

Chuyện cúi chào xe ô tô chở sếp đi qua cổng thì không lạ. Ai ở Hà Nội mà muốn chứng kiến xin mời ghé đến cổng mấy doanh trại quân đội, công an có nhiều trên các phố... Chỗ nào cũng vậy, mỗi khi xe sếp đến là cổng được mở sẵn, lính gác thì đứng nghiêm như gác lăng.

mardi 30 janvier 2024

Nguyễn Đình Bổn - Hành xử đúng mực!

 

Nếu lễ phép, khoanh tay cúi đầu trước ông bà cha mẹ, và cả thầy cô (khi các em còn nhỏ) là một ứng xử văn hóa cần giữ, thì khúm núm là hành vi ti tiện, của những kẻ cơ hội.

Vậy làm thế nào để phân biệt hành vi đó khi chúng giống nhau?

Khá đơn giản: Lễ phép nằm trong khuôn khổ gia đình, dòng họ, trong các giao tiếp mang tính cá nhân. Còn khúm núm nằm trong quan hệ xã hội, cấp dưới nịnh cấp trên, dân hạ tiện gập mình, xun xoe, hai tay nắm tay quan chức, vẻ mặt đầy tuân phục. (Status này không bàn về cách hành xử trong các tôn giáo).

Hoàng Tuấn Công - Thông tin mới về việc học sinh đứng “cúi chào ôtô” ở Trường THCS Trần Mai Ninh

 

Đôi lời : Báo nhà nước đã nhanh chóng ăn theo mạng xã hội, nhiều tờ báo hôm nay đã đăng lại sự việc kèm theo giải trình, nhưng bên dưới rất nhiều bình luận phê phán nhà trường. Riêng TM cảm thấy việc tác giả cho ẩn đi những clip đã chia sẻ hôm qua có phần thiếu tôn trọng người đọc và những người đã lên tiếng giúp, mong bạn đọc của trang thông cảm cho vậy.

Sáng nay, bà Trần Thị Phương Lan, Hiệu trưởng Trường THCS Trần Mai Ninh đã đến gặp tôi và giải thích:  “Việc phân luồng giao thông của nhà trường đã có từ nhiều năm nay sau khi có công văn của Tỉnh ủy, mục đích tránh ùn tắc và đảm bảo an toàn cho học sinh”.

Chuyện học sinh cúi chào khi có ôtô ra vào, theo bà Hiệu trưởng, nhà trường không bắt buộc học sinh làm điều này:

lundi 29 janvier 2024

Hoàng Tuấn Công - Bắt học sinh cúi chào ô tô trong giá rét

 

Ông anh có đứa cháu học ở trường trung học cơ sở Trần Mai Ninh, thành phố Thanh Hóa cho biết, trường có hai cổng. Cổng phía đường Lê Quý Đôn dành cho học sinh đi, còn cổng phía đường Hàn Thuyên chỉ giáo viên mới được phép ra vào. Học sinh nào vào sẽ bị ngăn lại, bắt đi cổng kia. Nếu cố tình vi phạm sẽ bị kỷ luật.

Tuy nhiên hàng ngày phía cổng Hàn Thuyên vẫn có hai học sinh trong đội Cờ đỏ phải đứng túc trực từ lúc 6 giờ 30 đến 7 giờ 30. Mỗi khi có xe ô tô của giáo viên đi vào, thì hai em Cờ đỏ đều phải gập mình cúi chào.

Công việc “cúi chào ô tô” (từ trong nguyên văn) này chỉ kết thúc chừng 15 phút sau khi trống trường vào học. Nghĩa là các em phải đứng khoảng chừng một tiếng đồng hồ, bất kể trời mưa gió rét mướt ra sao.

jeudi 11 janvier 2024

Nguyễn Tuấn Khoa - Tôi tự học Anh văn

 

Sáng nay nhìn thấy hình bộ sách English For Today mà cả một trời kỷ niệm ùa về, làm cho lòng tôi thấy xốn xang.

Tuổi thơ của tôi ở Võ Trường Toản gắn liền với ba quyển Vàng, Xanh Dương và Xanh Lá Cây ; với những bài đọc mà đến giờ vẫn còn lãng đãng nơi trí nhớ của tuổi về chiều. Tôi nhớ bài đọc thí nghiệm nhóm chuột ăn trà và nhóm chuột ăn pho-mát, làm lúc học tôi bỗng nhớ đến tuổi Canh Tý của mình và bài luận thi vào lớp sáu tả con mèo.

Hết thảy thí sinh khi đó đều tả con mèo giỏi đi bắt chuột. Chắc chỉ có mình tôi vì thương thân là cầm tinh con chuột, tôi không muốn con mèo kết liễu con chuột nên đã tả con mèo là thú cưng, chỉ để làm cảnh và ra oai với chuột. Mèo của tôi không biết bắt chuột và không có con chuột nào qua đời dưới móng vuốt của con mèo dễ thương của tôi. Mèo và chuột trong tôi là hai đứa bạn thân:

Nguyễn Mỹ Khanh - Xin đừng cả đời lam lũ vì con như vầy

 

Mời cha mẹ tới tham dự Lễ trao bằng để phụ huynh vui và hãnh diện, điều này hay và đẹp.

Quỳ lạy bày tỏ lòng biết ơn cha mẹ ngay trước cổng trường, cũng hay, dù giống Thái Lan nhưng vẫn tốt hơn việc nặng lời với cha mẹ.

Nhưng có lẽ hiếu thảo nhất với cha mẹ là bạn đừng để cha mẹ phải quá lam lũ kiếm tiền nuôi bạn ăn học, nhất là khi bạn đã lên cao học.

dimanche 7 janvier 2024

Dương Quốc Chính - Học nhiều để làm gì ?

 

Vụ tân thạc sĩ Đại học Thủ Dầu Một quỳ lạy mẹ nhân ngày nhận bằng khiến dư luận xôn xao. Đa số cho rằng hình ảnh quỳ lạy mẹ là cải lương, diễn, không phù hợp với văn hóa Việt Nam.

Lúc mới chỉ xem bức ảnh, mình cũng cho là vậy, nhưng sau khi đọc bài báo thì lại nghĩ khác. Chuyện quỳ lạy không phải là vấn đề, mà cũng không ảnh hưởng tới ai. Điều cần bàn là chuyện khác và có ảnh hưởng tới nhận thức của đám đông.

Theo thông tin từ bài báo, bạn thạc sĩ này sinh ra trong một gia đình nghèo, mẹ đơn thân làm nghề bán bún ở chợ. Bạn này vốn không có nền tảng học giỏi, từng thi trượt cấp 3, sau đó học trung tâm giáo dục thường xuyên, rồi học Đại học Thủ Dầu Một.

jeudi 4 janvier 2024

Huỳnh Ngọc Chênh - Nói thêm về việc chuyển hệ thống danh pháp hóa học sang tiếng Anh

 

Đây là bước thụt lùi nguy hiểm, sổ toẹt hết công trình xây dựng bộ danh pháp hóa học và danh từ hóa học tiếng Việt của các bậc tiền nhân trong 80 năm qua, kể từ khi cụ Hoàng Xuân Hãn xuất bản cuốn Danh Từ Khoa Học lần đầu vào năm 1942.

Tiếp nối, hoàn thiện và mở rộng công trình của cụ Hãn, miền Nam vào năm 1970 đã lập hẳn Ủy Ban Quốc Gia Soạn Thảo Danh Từ Khoa Học, tập hợp gần 20 nhà khoa học đầu ngành do giáo sư Lê Văn Thới đứng đầu.

Tự điển danh từ hóa học chưa ra đời trọn vẹn, nhưng bộ danh pháp hóa học theo Việt Nam dựa trên tiêu chuẩn IUPAC đã được hình thành và đưa vào sử dụng trên mọi lãnh vực.

mardi 26 décembre 2023

Đặng Sơn Duân - VinFuture, đế chế Phù Nam hay là tương lai của Việt Nam

(Mượn giật tít câu view thôi, chứ không có ý gì)

Tuần trước, VinFuture tổ chức lễ trao giải. Phần đông dư luận nếu không chú ý đến cô ca sĩ Kate Perry, thì cũng hân hoan với giải thưởng vinh danh một vị giáo sư người Việt.

Hoặc cơn lên đồng tự hào quen thuộc, như kiểu sự có mặt của các nhà khoa học lỗi lạc lập tức đưa Việt Nam sánh vai cùng các cường quốc khoa học tiên tiến. Tương tự chuyện anh Hoàng Nhân Huân sang đá tô phở vỉa hè, tợp ly chuối hột là Việt Nam một bước trở thành trung tâm vi mạch thế giới.

Tuy nhiên, nhìn những giải thưởng được trao ở VinFuture, tôi không khỏi có một sự liên tưởng nhất định đến một câu chuyện khác. Không may đó là một câu chuyện buồn!

lundi 25 décembre 2023

Huỳnh Ngọc Chênh - Xin các ngài đừng làm rối rắm thêm cách gọi danh từ hóa học

 

Lo người Việt không có từ khoa học để diễn đạt và giảng dạy, từ năm 1942, học giả Hoàng Xuân Hãn đã cất công soạn ra cuốn danh từ khoa học. Từ đó người Việt đã không dùng nguyên xi tiếng Pháp để diễn đạt các nội dung khoa học nữa.

Đặc biệt trong lãnh vực hóa học, tên các nguyên tố, các chất hóa học rất khó Việt hóa, nhưng Ông Hoàng Xuân Hãn vẫn dày công nghiên cứu và Việt hóa khá trọn vẹn. Như oxygen, nitrogen, sodium, potasium, acide, oxyde, acide sunfurique, acide sunfureuse, hydroxyde de fer II ...  Việt hóa ra thành ô xy, ni tơ, natri, kali, axit, oxyt, axit sunfuric, axit sunfurơ, hydroxit sắt nhị ...

Hầu hết danh từ hóa học ông Việt hóa từ tiếng Pháp và cả từ tiếng Latinh. Ví dụ tiếng Pháp gọi là potasium, sodium thì ông Việt hóa thành Kali, Natri từ gốc tiếng La tinh là kalium, natrium.

mercredi 20 décembre 2023

Huỳnh Thị Tố Nga - Miếng ăn là miếng tồi tàn

 

Ông bà ta có câu "học ăn, học nói, học gói, học mở" là để dạy cho con cháu cách ứng xử trong những sinh hoạt hàng ngày sao cho tao nhã, lịch sự. Mở rộng hơn, đó là văn hóa trong ứng xử giữa người và người, là nét văn minh của con người.

Người Nhật, họ có văn hóa ẩm thực đặc trưng. Không bàn về thức ăn thế nào, nét đặc trưng của họ là tất cả các thành viên trong gia đình đều có phần ăn riêng. Mỗi món, cho dù là chút ít nước chấm, cũng phải chia riêng thành mỗi phần ăn riêng biệt cho mỗi người. Dù là cùng ngồi ăn với nhau trong một bàn, nhưng phần ai nấy ăn, không đụng chạm với nhau.

Người Việt và đa phần các quốc gia châu Á khác, có thói quen ăn chung với nhau những đĩa thức ăn trên bàn. Mỗi thói quen khác nhau có ưu khuyết điểm khác nhau.

lundi 18 décembre 2023

Đỗ Duy Ngọc - Khốn nạn !

 

Tình trạng ăn chặn khẩu phần ăn của học sinh vùng cao rất phổ biến chứ không riêng gì ở trường Hoàng Thu Phố 1 Lào Cai.

Tiêu chuẩn nhà nước hỗ trợ cho các cháu học sinh vùng cao là 125 triệu.

Nhưng theo phóng sự: “Bất thường bữa ăn bán trú trong ngôi trường khang trang tại Lào Cai” được phát sóng trong chương trình “Chuyển động 24h” ngày 16.12 cho thấy 11 học sinh chia nhau 2 gói mì tôm chan với cơm và rau đã hư thối.

samedi 16 décembre 2023

Trương Đức Nghiêm - Giáo dục chưa bao giờ băng hoại đến thế !

 

Thế hệ chúng tôi - mà đơn cử là cá nhân tôi, một đứa bé bị lưu đày từ Thừa Thiên - Huế lên vùng kinh tế mới thâm sơn cùng cốc, rừng thiêng nước độc ở Cao nguyên Trung phần. Biến thành một đứa trẻ vào đời sớm, là người rừng, từ 11 tuổi (1978), rồi trôi dạt về vùng sâu vùng xa sông nước Hậu Giang !

Nhưng trong cái rủi có cái may. Cuối thập niên 70 đến giữa thập niên 80, ở lứa tuổi cấp 2, cấp 3, tôi được học với Quý Thầy Cô chính trực, nghiêm cẩn, chất lượng, đầy đủ lương tâm chức nghiệp, sự tận tâm và vốn kiến thức đã được kiểm chứng qua bằng cấp thật... của thời Việt Nam Cộng Hòa.

Các thầy cô từ Huế, Saigon, Cần Thơ...bị đày ải, trôi dạt về đó. Mà lúc đó thầy trò đều nghèo khổ như nhau !

dimanche 10 décembre 2023

Lê Học Lãnh Vân - Tiếng Anh

 

Bài viết này xin trình bày những băn khoăn khi nghe tin tiếng Anh không còn là môn thi bắt buộc tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT).

Tiếng Anh là ngôn ngữ rất quan trọng. Để cạnh tranh ở tầm vóc thế giới: tiếng Anh là ngôn ngữ có lợi thế nhất. Để đi sâu vào khoa học, kỹ thuật và học thuật, tiếng Anh là cánh cửa lớn nhất giúp ta bước vào kho tàng tri thức nhân loại. Để kết bạn với thế giới văn minh rộng rãi, tiếng Anh là lợi thế không thể tranh cãi.

Hãy xem số bản tạp chí khoa học, học thuật tiếng Anh xuất bản trên thế giới, số quốc gia lưu hành các bản ấy để biết tầm quan trọng của tiếng Anh là vượt trội so với các ngôn ngữ khác như thế nào.

samedi 9 décembre 2023

Hương Nguyễn - Có học trò hư hay không ?

 

Nhớ những năm tháng đói khổ sau 1975 của miền Nam...Tôi học hai năm lớp 6,7 ở trường nữ trung học Gia Long. Sau 1975, tôi phải chuyển trường về một nơi xa xôi của huyện Thủ Đức là trường Nguyễn Trường Tộ.

Thời ấy, lũ học sinh chúng tôi cơm ăn không đủ no, phải ăn độn khoai mì, rau lang, rau muống... Vậy mà đến trường lại dư năng lượng để quậy phá.

Tôi được thầy chủ nhiệm cho làm lớp phó học tập. Còn lớp trưởng thầy cho bình bầu. Vậy là đám nghịch phá dùng số phiếu chiếm đa số bầu lên "đại ca" của mình làm lớp trưởng. Đa số học thì dở, quậy phá thì nhứt trường.

Nguyễn Đắc Kiên - Sản phẩm của một nền giáo dục thất bại

 

Sáng nay, 09/12, mở đầu tọa đàm ra mắt sách “Vì một Việt Nam dân giàu nước mạnh”, GS Trần Văn Thọ (GS Kinh tế, Đại học Waseda, Nhật Bản) có nói một ý rằng, chúng ta có thể chậm làm một cây cầu, một con đường 10 năm, 20 năm, thì cơ hội vẫn còn đó. Sau này chúng ta vẫn có thể xây cầu, làm đường ở chỗ đó.

Nhưng nếu để hỏng giáo dục thì cái hại sẽ đến ngay tức thì, sẽ mất ngay cả một thế hệ theo cách không thể cứu vãn nổi.

Sau đó, khi trả lời câu hỏi của một cử tọa về việc Việt Nam phải làm gì trong 5-10 năm nữa để thoát “bẫy trung bình”, GS Trần Văn Thọ lại một lần nữa nhắc đến giáo dục. Ông cho rằng có ba thứ: Thứ nhất, một bộ máy công quyền chuyên nghiệp; thứ hai, một lực lượng doanh nghiệp mạnh; và thứ ba, một nền giáo dục tốt.