Affichage des articles dont le libellé est EVFTA. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est EVFTA. Afficher tous les articles

mercredi 12 février 2020

Nguyễn Đắc Kiên - Chính thể sẽ không tự thay đổi nếu người dân không trưởng thành


Cuộc họp tại Nghị viện châu Âu, Strasbourg (Pháp). Ảnh của báo Le Soir.
Nghị viện châu Âu thông qua EVFTA, hẳn nhiên là tin vui. Cũng giống như CPTPP, EVFTA được thông qua, chẳng khác nào thế giới văn minh giang rộng tay mời gọi Việt Nam đi tới vậy. 

Nhưng họ mời gọi rồi đấy, mình có vào hay không, hay bước vào với tư thế như thế nào thì lại là chuyện khác.

Khác thế nào? 

Lưu Trọng Văn - Niềm vui lớn với Kinh tế Sạch


Nghị viện châu Âu vừa bỏ phiếu thông qua hai hiệp định riêng trong EVFTA, gồm Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (IPA).

18 giờ chiều nay (12/2 - giờ Hà Nội), tại Pháp, Nghị viện châu Âu đã bỏ phiếu phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU). Trong đó, FTA nhận được 401 phiếu ủng hộ, 192 phiếu không ủng hộ và 40 phiếu trống. Tỉ lệ này với IPA là 407/188/53.

Sau hôm nay, khi được Hội đồng châu Âu phê chuẩn, FTA sẽ có hiệu lực. Còn IPA cần sự chấp thuận của toàn bộ các nước thành viên EU.

mardi 28 janvier 2020

Nguyễn Quang Dy - Tại Sao Đồng Tâm?


(Boxitvn 27/01/2020) Trong bài trước (Những chỉ dấu bất ổn đầu năm mới, 12/1/2020), tác giả đặt biến cố Đồng Tâm trong bối cảnh rộng lớn hơn, để tránh “thấy cây mà không thấy rừng” và cảnh báo về hệ quả khó lường nếu “tự bắn vào chân mình”, chỉ có lợi cho Trung Quốc. Trong bài này, tác giả cố gắng phác họa bức tranh toàn cảnh về Đồng Tâm, trong khi dư luận bị phân hóa vì thiếu hụt thông tin được kiểm chứng, và 60% người Việt bị vô cảm (theo Gallup, 2012).

Tại sao Đồng Tâm có thể đối thoại?

Tháng 4/2017, câu chuyện Đồng Tâm nóng lên khi ông Lê Đình Kình (thủ lĩnh Đồng Tâm, 82 tuổi) bị công an đá gẫy chân và bắt cóc, nên dân Đồng Tâm đã giữ 38 cảnh sát cơ động làm con tin để trao đổi. Lúc đó ông Nguyễn Đức Chung (Chủ tịch Hà Nội) đã thuyết phục được lãnh đạo ủng hộ, cùng hai đại biểu Quốc hội (ông Dương Trung Quốc và Lưu Bình Nhưỡng) đã về Đồng Tâm đối thoại với dân để giải cứu con tin và tìm giải pháp ôn hòa.

mercredi 22 janvier 2020

Lưu Trọng Văn - Bẩn và Sạch?


Thể chế chính trị ở Việt Nam có nhiều cách để thay đổi theo hướng Dân chủ và Tôn trọng Nhân quyền. Nhưng vấn đề cốt lõi để làm động lực thay đổi nó là Kinh tế.

Chỉ có nền Kinh tế Sạch mới là vàng để đảm bảo cho một xã hội Dân chủ thực chất. Và tình hình xã hội Việt Nam hiện nay còn quá nhiều vi phạm Dân chủ, Nhân quyền là do nó là sản phẩm của nền kinh tế bẩn, được bảo kê bởi lợi ích bẩn của hệ thống.

Chỉ có thay đổi tận gốc nền kinh tế bẩn qua nền kinh tế sạch mới thay đổi tận gốc các giá trị xã hội. Lịch sử chứng minh bài học này ở các nước văn minh Bắc Âu, các nước hàng đầu châu Âu, Mỹ, Nhật, Singapore ...

mardi 21 janvier 2020

Lưu Trọng Văn - Nghe hay không nghe?


Chiều 20/1 thủ tướng  Phúc làm việc với Tổ tư vấn kinh tế.

Hình ảnh trên Cổng Thông tin Chính phủ ngồi bên cạnh thủ tướng Phúc là Nguyễn Đức Kiên - người được thủ tướng bổ nhiệm làm tổ trưởng tổ Tư vấn kinh tế, nhưng bị phản ứng dữ dội của những ai am hiểu kinh tế và biết thực lực của Nguyễn Đức Kiên.

Vậy là tin đồn rằng, trước phản ứng của dư luận về trình độ và tư cách của Nguyễn Đức Kiên, thủ tướng sẽ gỡ rối và bảo vệ uy tín cho mình bằng cách khuyên Kiên tự rút lui vì lý do ... sức khoẻ, hoặc Kiên thấy cần bảo vệ uy tín của thủ tướng nên chủ động rút lui, đều trật lất.

vendredi 17 janvier 2020

Dương Quốc Chính - Có nên chửi tổng thống Mỹ ?


Gần đây có phong trào một số anh em dân chủ người Việt (sống ở Việt Nam) chửi tổng thống Mỹ rất ác liệt. Đương nhiên có một số anh em khác, Việt kiều Mỹ, cũng chửi, có thể hai nhóm hợp tác với nhau để đồng thanh.

Mình thấy về quyền tự do ngôn luận, thì là bình thường, thích thì chửi thôi, cứ có lý do là được. Nhưng để làm gì?

Với Việt kiều Mỹ, họ có nhiều lý do để chửi hơn, họ có quyền đó và việc chửi tổng thống còn là trách nhiệm của dân Mỹ ! Đó là để tránh tổng thống lạm quyền. Hơn nữa, việc họ chửi tổng thống hay vận động người khác chửi tổng thống sẽ có ý nghĩa và kết quả nhất định. Bởi vì họ được bầu tổng thống (đại cử tri) và quốc hội. Tiếng nói của họ có giá trị nhất định và vì quyền lợi của họ gắn chặt với việc đảng nào, tổng thống nào nắm quyền ở Mỹ.

dimanche 29 décembre 2019

Tuấn Khanh - 10 nan đề của năm 2019


Năm 2019 đã qua, như thường lệ, những gì gây ấn tượng nhất cho người Việt sẽ được nhắc lại. Đặc biệt là nhắc lại khi đó là vấn đề không chỉ hôm nay mà của cả ngày mai. Dưới đây là 10 sự kiện hay vấn đề tạo nên dư luận, và cũng tạo nên một thái độ của người Việt về đất nước, con người và cả chế độ cầm quyền, được tạm liệt kê. Thứ tự các sự kiện không có tính bình chọn cao thấp, chỉ là tuần tự gợi nhớ.

1. Vấn đề Trung Quốc

Trung Quốc vẫn là ý nghĩa then chốt trong nhiều sự tranh luận, phản ứng của người Việt với nhau, người Việt với nhà cầm quyền. Đầu tiên phải nói đến Bãi Tư Chính và cuộc xâm lấn của Bắc Kinh vào chủ quyền của Việt Nam, căng thẳng suốt trong nhiều tháng. Không chỉ vậy, dư âm của Luật Đặc Khu vẫn nhìn thấy thông qua các đạo luật riêng lẻ về sự ưu tiên của người Trung Quốc ở Vân Phong.

Hậu quả của Trung Quốc về các dự án dang dở và tốn kém, các nhà máy nhiệt điện và Formosa đang đầu độc người dân Việt Nam ngày đêm nhưng lại được sự yểm trợ của nhà cầm quyền, là điều gây không ngớt sự chỉ trích.

lundi 6 août 2018

TUYÊN BỐ CỦA NHÓM “LÃO MÀ CHƯA AN” VỀ PHÊ CHUẨN BA CÔNG ƯỚC CƠ BẢN CỦA TỔ CHỨC LAO ĐỘNG QUỐC TẾ (ILO)



Việt Nam là thành viên của ILO từ lâu và đã phê chuẩn năm trong tám công ước cơ bản của ILO (số 29; số 138; số 182; số 100; và số 111). Ba công ước cơ bản chưa được Việt Nam phê chuẩn là công ước số 87 về quyền tự do liên kết và bảo vệ quyền được tổ chức, công ước số 98 về quyền tổ chức và thương lượng tập thể, và công ước số 105 về xóa bỏ lao động cưỡng bức.

Cả Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) lẫn Hiệp định Tự do Thương mại Việt Nam EU (EVFTA) đều yêu cầu Việt Nam phê chuẩn ba công ước cơ bản còn lại của ILO. Giả như còn TPP thì có thể ba công ước này đã được phê chuẩn.

Nguyễn Anh Tuấn - Ai đang cản trở EVFTA?


Ảnh: Truyền hình Công thương (VTV)

Thỉnh thoảng ta lại nghe đâu đó trên báo chí, tivi nhắc tới cụm từ EVFTA, nhưng chẳng để tâm đến tầm quan trọng của nó nên nhanh chóng lật trang, chuyển kênh.

Vậy thì EVFTA quan trọng chỗ nào?

EVFTA là tên viết tắt của Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam, khi có hiệu lực sẽ miễn thuế hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và toàn bộ 28 nước thành viên Liên minh Châu Âu.