Affichage des articles dont le libellé est Chi tiêu. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Chi tiêu. Afficher tous les articles

vendredi 22 décembre 2023

Thái Khắc Phú - Trần Tuấn Anh, anh là ai ? (2)

 

Đầu năm 2001, anh Lê Phú Khải (một người tôi biết), anh đi công tác bên Pháp và có ghé nhà ông chú ruột là Lê Phú Hào ở Paris chơi.

Một hôm, bà thím anh đi đâu về hốt hoảng hỏi anh: Cụ Trần Đức Lương ở trong nước làm chức vụ gì hả cháu? Anh trả lời: Làm to lắm, như ông Jacques Chirac ở đây! Bà thím anh kêu to: Hèn chi, thằng con cụ là Trần Tuấn Anh sang đây đốt tiền như đốt pháo. Đến triệu phú ở Paris cũng phải kinh hồn khiếp vía!

Anh nói: Thím thử cho cháu một ví dụ về “đốt tiền” của thằng này?

vendredi 17 novembre 2023

Ngô Nhân Dụng - Tại sao lạm phát đang xuống?

 

Covid-19 đã đảo lộn kinh tế vì thay đổi cách người ta tiêu tiền. Tiền tiêu thụ tạo động lực thúc đẩy hai phần ba các hoạt động kinh tế ở Mỹ - một phần ba còn lại là do chính phủ tiêu và các công ty đầu tư.

Trong ngày Thứ Ba 14 tháng 11, Sở thống kê của bộ Lao Động ở Washington D.C. cho biết trong tháng Mười giá cả hàng hóa so với năm ngoái chỉ cao 3,2 phần trăm, sau khi đã tăng 3,7 % trong tháng Chín; giá các món hàng thông dụng chỉ tăng 0,2 phần trăm trong một tháng. Đây là dấu hiệu nạn lạm phát đang hạ thấp nhiệt độ; hy vọng sẽ trở lại bình thường như trước khi có bệnh dịch Covid.

Ngân Hàng Trung Ương Mỹ (Fed) không cần lo chống lạm phát nữa, có thể sẽ giảm lãi suất. Giá các trái khoán của chính phủ Mỹ tăng nhẹ và Chỉ số Dow Jones của thị trường New York tăng 1,4 % cho thấy giới đầu tư tin rằng lãi suất sẽ đi xuống.

vendredi 21 avril 2023

Mai Bá Kiếm - Tiêu chuẩn « ăn theo » vận động viên

 

Trong thời bao cấp về tiêu chuẩn cung ứng lương thực thực, phẩm cho cán bộ công nhân viên ; con cái dưới 18 tuổi và cha mẹ trên 60 tuổi (không hưởng chế độ hưu) mà có trách nhiệm nuôi dưỡng đã được hưởng "suất ăn theo".

Sang thời kinh tế thị trường "suất ăn theo" biến mất, trừ ngành thể dục thể thao mỗi khi thành lập đoàn thể thao Việt Nam đi dự các giải thế giới hay khu vực. Nhưng, nó khác "suất ăn theo" của con nít, người già không lao động được, lãnh đạo ngành thể dục thể thao (từ tổng cục trưởng, vụ trưởng, cán bộ) lại hưởng "suất ăn theo" vào các vận động viên (VĐV) mà mình phải dìu dắt!

Cụ thể, thành phần Đoàn thể thao Việt Nam đi dự SEA Games 32 tại Campuchia đông hơn một tiểu đoàn, gồm 1.003 thành viên. Nhưng trong đó chỉ có 702 VĐV, thành phần "ăn theo" chiếm 30%. Công bằng mà nói, trong 30% đó có huấn luyện viên (HLV) trực tiếp phục vụ VĐV, nên Ban Tổ chức SEA Games 32 không coi họ "ăn theo" mà được "ăn chính thức" miễn phí cùng VĐV.

jeudi 20 avril 2023

Hoàng Quốc Dũng - Tốn kém phát khùng, chỉ tại thằng khùng !

 

Chiến tranh là điều tệ hại nhất cho con người, và chẳng có chi tiêu nào tốn kém bằng chi tiêu cho chiến tranh.

Của cải vật chất do nhân loại tạo ra, nếu được phục vụ cho các mục tiêu y tế, giáo dục, phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật thì đương nhiên là có lợi hơn cho con người.

Tuy nhiên, con người từ khai sinh lập địa đến nay, cứ chìm đắm trong chiến tranh. Và theo hiểu biết rất hạn hẹp của tôi, bất hạnh thay, chiến tranh sẽ không bao giờ chấm dứt, nó chỉ thay đổi ở hình thức, quy mô và địa điểm.

jeudi 26 mai 2022

Lưu Trọng Văn - Khi chủ tịch Quốc hội thắc mắc vì sao tiền có mà không chi được

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng:

"Lo nhất là gói kích thích kinh tế 347.000 tỉ đồng cho các lĩnh vực giao thông, thủy lợi, y tế...chưa phân bổ được đồng nào. Chúng ta phải bàn vì sao lại thế này. Phải chăng là khâu chuẩn bị đầu tư? Có tỉnh mời cả cơ quan nội chính, thanh tra, công an vào Hội đồng nhưng vẫn không mua được, lạ thế?".

Chủ tịch Quốc hội đặt vấn đề và cho biết trong mua sắm, thể chế không vướng gì, thậm chí còn cho cơ chế đặc thù, đặc cách, chỉ định thầu.

Mạnh Quân - Ngồi im, toàn thắng ắt về ta

 

Bác ở Top 4 bảo không hiểu ngân sách có tiền mà không giải ngân được, có tận 347.000 tỉ đồng gói kích thích mà chưa kích ra được đồng nào. Thì dân đen chúng em hiểu sao được?

Cơ mà em thấy đất nước này đang có biết bao nhiêu việc lớn đang cần chi tiêu đấy ạ.

Cả vùng đồng bằng Sông Cửu Long - vựa lúa, vựa lương thực, cây trái, thủy hải sản của cả nước mà không có một con đường cao tốc cho ra hồn.

lundi 23 août 2021

GS Nguyễn Văn Tuấn - Vấn đề xét nghiệm đại trà

 

Đối với nhiều người ngoài ngành y, câu chuyện rất đơn giản: xét nghiệm toàn bộ dân số, phát hiện người bị nhiễm, điều trị và giảm tải hệ thống y tế.

Nhưng câu chuyện đằng sau của xét nghiệm đại trà không hề đơn giản như vậy, mà có thể gây ra lãng phí lớn cho dân chúng. Cần phải suy nghĩ một chiến lược khác.

Vấn đề của xét nghiệm đại trà có thể tóm tắt như sau: (1) dương tính giả và âm tính giả; (2) chi phí khá lớn để phát hiện 1 ca; và (3) hệ quả sau xét nghiệm. Chúng ta sẽ bàn qua từng vấn đề dưới đây để thấy 'bức tranh' chung về xét nghiệm.

vendredi 9 juillet 2021

GS Nguyễn Văn Tuấn - Có nên làm xét nghiệm Covid-19 trên 10 triệu người?

 

Càng nghĩ về câu hỏi này, tôi càng nghiêng về câu trả lời 'Không'. Cái note này sẽ trình bày 4 lý do tại sao không nên thực hiện một chương trình quy mô như vậy vì kém hiệu quả y tế, kém chính xác (700 ngàn ca dương tính giả), và tốn quá nhiều tiền (4.000 tỉ đồng = 200 triệu USD). Nên dành tiền để mua vaccin hơn là để xét nghiệm.

Hôm qua, tôi có đặt vấn đề về chương trình xét nghiệm Covid-19 trên 5 triệu người [1]. Một nhà báo cho biết rằng TPHCM dự định xét nghiệm 10 triệu người, chớ không phải 5 triệu như tôi đọc trên TN. Chương trình xét nghiệm chia thành 2 đợt, mỗi đợt 5 triệu người. Có lẽ đây là chương trình xét nghiệm qui mô lớn nhứt trên thế giới (?)

Rất khó biết chương trình xét nghiệm này có mục tiêu là gì. Tôi nghĩ chắc các bạn chủ trì chương trình biết, nhưng họ chưa chia sẻ với công chúng.

dimanche 30 mai 2021

Đỗ Duy Ngọc - Lại bàn về vaccin


Hiện nay tình trạng dịch virus Vũ Hán đã đến hồi căng thẳng, và ai cũng hiểu được rằng chỉ có tiêm chủng vaccine mới là biện pháp dập dịch hữu hiệu nhất. Kinh nghiệm ở Mỹ, các nước Châu Âu và Do Thái đã chứng minh điều đó.

Ở Việt Nam đang lúng túng ở khâu này cũng chỉ vì ngân sách. Và nước ta đang có tỉ lệ chích ngừa thấp nhất thế giới. Nếu cứ ngồi đợi đủ thuốc cho đến cuối năm 2024 thì dân tình phải sống làm sao?

Nên chăng nhà nước cho dân đăng ký theo mỗi hộ gia đình, theo tổ dân phố và phường xã để nắm nhu cầu số người cần tiêm chích. Nhà nước có bộ phận tổng hợp lại, xem xét số lượng vaccin các tổ chức thế giới viện trợ cho ta, tổng hợp các doanh nghiệp hỗ trợ. Cân đối xong, nhà nước ứng tiền mua vaccin về chích cho dân. Ngân sách thiếu không có nghĩa là không có đủ để ứng chi cho công việc cấp bách này.

vendredi 15 mars 2019

Ngô Nhân Dụng - Không sợ thâm thủng mậu dịch



Nước Mỹ vẫn nhập cảng nhiều, nếu không mua từ Trung Quốc thì cũng mua của nước khác. Trong hình, một tàu container cập cảng tại Thanh Đảo thuộc tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Xuất cảng của Trung Quốc sang Hoa Kỳ đã giảm 14.1% so với một năm trước đó. (Hình: Chinatopix via AP, File)

(Người Việt 08/03/2019) Kết thúc năm 2018, số khiếm hụt mậu dịch của nước Mỹ là $621 tỉ, tăng thêm $70 tỉ, tức 12.5% so với năm 2017. Khiếm hụt mậu dịch là khác biệt khi tổng số tiền chi ra mua hàng nhập cảng cao hơn tiền thâu vào nhờ xuất cảng.


Riêng với Trung Quốc, mức thâm thủng lên tới $419 tỉ, tăng thêm $44 tỉ. Chính phủ đánh đòn thuế quan và Trung Cộng trả đũa; nhưng số hàng Mỹ nhập cảng vẫn tăng thêm 11.3%, còn hàng bán qua Trung Quốc chỉ tăng 0.7%.

Trước những con số đó, nhiều người Mỹ lo lắng. Nước Mỹ đang thua nước Tàu trong cuộc chiến tranh thương mại này chăng?

Không có gì đáng lo. Người ta sẽ không lo sợ khi biết những lý do nào đưa tới khiếm hụt mậu dịch.

dimanche 10 février 2019

Hàn Quốc tăng gần 10% chi phí cho việc đồn trú lực lượng Mỹ

Ngoại trưởng Hàn Quốc, bà Kang Kyung Wha và ông Timothy Betts, cố vấn cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ tại Seoul (Hàn Quốc) ngày 10/02/2019.

Seoul hôm nay 10/02/2019 loan báo chấp nhận tăng gần 10% số tiền đóng góp vào chi phí của lực lượng hàng chục ngàn lính Mỹ trú đóng tại Hàn Quốc, giải quyết bất đồng với Washington, trước cuộc gặp thượng đỉnh Trump-Kim tại Việt Nam.

Hàn Quốc dự kiến chi 1.040 tỉ won (924 triệu đô la) trong năm 2019, tăng 8,2% so với thỏa thuận lâu nay có giá trị năm năm một lần, hết hạn vào cuối năm 2018. Khoảng 70% ngân sách này dùng để trả lương cho 8.700 nhân viên Hàn Quốc làm công việc hành chính, kỹ thuật phục vụ cho đội ngũ 28.500 quân Mỹ đồn trú.

mercredi 2 mai 2018

Nga giảm chi quân sự do bị trừng phạt kinh tế

Các xe quân sự chở hỏa tiễn địa-không S-400 tham gia cuộc diễu binh trên Quảng trường Đỏ, Matxcơva ngày 09/05/201

Chi tiêu quân sự của Nga đã giảm xuống trong năm 2017, theo báo cáo của Viện nghiên cứu quốc tế về hòa bình (SIPRI) công bố hôm nay 02/05/2018. Đây là lần đầu tiên kể từ 20 năm qua Matxcơva giảm chi quốc phòng, do ảnh hưởng trừng phạt kinh tế.

Nước Nga vốn có ngân sách quốc phòng đứng hàng thứ ba trên thế giới trong năm 2016, đến năm 2017 đã sụt xuống hàng thứ tư. Chi tiêu quân sự chỉ còn 66,3 tỉ đô la, giảm 20%. Lần giảm ngân sách trước đó là vào năm 1998, khi phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính trầm trọng. 

jeudi 22 février 2018

Pyeongchang : 260 đô la cho bữa ăn của mỗi đại biểu Bắc Triều Tiên

Các nữ cổ động viên xinh tươi của Bắc Triều Tiên tại Thế vận hội Pyeongchang, Hàn Quốc.

Chính quyền Seoul đã chi trung bình trên 260 đô la một bữa ăn cho mỗi thành viên của phái đoàn chính thức của Bắc Triều Tiên, trong vài ngày lưu lại Hàn Quốc nhân Thế vận hội Pyeongchang. Hãng thông tấn Yonhap hôm nay 22/02/2018 cho biết như trên.
Sau hai năm căng thẳng tột độ do chương trình nguyên tử và hỏa tiễn của Bình Nhưỡng, Thế vận hội Pyeongchang đã giúp hai nước anh em thù địch có được khoảng thời gian hòa hoãn hiếm có.