Affichage des articles dont le libellé est Chủ nghĩa tư bản. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Chủ nghĩa tư bản. Afficher tous les articles

jeudi 29 février 2024

Dương Quốc Chính - Sự tiến hóa của chế độ thực dân

 

Cứ lần nào nhắc đến chuyện thực dân đô hộ...là anh em thiện lành, bò đỏ nhảy dựng lên chửi phản động, tự hào dân tộc dâng lên cuồn cuộn. Đọc thấy buồn cười. Đấy là do anh em không có góc nhìn đủ rộng mà thôi.

Khi có nghiên cứu liên ngành đủ rộng, không còn thuần túy lịch sử nữa, mà combo sử, địa, văn, kinh tế, chính trị, triết học thì phải thấy rằng chế độ thực dân nó là tất yếu lịch sử.

Thời tư bản hoang dã, người bóc lột người là chuyện đương nhiên, như động vật ăn thịt lẫn nhau trong chuỗi thức ăn. Anh em nhìn thực dân Anh, Pháp tàn sát, cai trị thổ dân phải thấy giống đàn sư tử truy đuổi hươu nai, linh dương, trâu rừng để ăn thịt. Loài người cũng là động vật ăn tạp và ăn nhiều thịt vậy thôi. Con khỏe mạnh hơn sẽ ăn thịt con già yếu. Quốc gia, dân tộc mạnh sẽ xâm lược, sáp nhập, tiêu diệt quốc gia yếu kém hơn.

jeudi 1 février 2024

Dương Quốc Chính - Trả lời một bạn trẻ thiện lành thứ ba (2)

Ở bài trước, có một nick clone tự nhận là NĐ (là bạn trẻ mà mình trả lời) có comment với ý lo ngại bị dán nhãn phản động trong tương lai, và cảm thấy hối hận khi đã đặt câu hỏi với mình (để bị một số người dán nhãn).

Sau đó, chính nick NĐ vào comment tiếp với nội dung dài, rất đúng lề, chắc để an toàn hơn ! Cũng có thể bạn ấy nghĩ thế thật, cũng có thể được ai đó mớm lời viết sao cho thiện lành. Nhưng với mình cũng không quan trọng, vì mình hiểu cách nghĩ này mới là đại diện cho đám đông bạn trẻ ngoài kia.

Vì khuôn khổ bài chỉ giới hạn, mình trích đoạn quan trọng và là quan điểm phổ biến đối với đa số mọi người (bao gồm cả các bậc cha chú của NĐ) để tiếp tục trao đổi. Còn một số đoạn khác mình cho là ít quan trọng thì để các bạn khác trả lời giúp ở comment cũng được.

mardi 2 janvier 2024

Thọ Nguyễn - Chủ nghĩa tư bản đang cáo chung?

 

Một câu chuyện thường nghe khi người Việt ở Đức gặp nhau:

- Khỏe không? Hồi này làm gì?

- Tàm tạm, vẫn lắc chảo, còn ông?

- Bộ đội, « Quân đoàn 4 » ấy mà !

Đó là đối thoại giữa một bạn phụ bếp và một bạn thất nghiệp ăn tiền xã hội. Từ 2005, hệ thống trợ cấp xã hội của Đức được gọi nôm na là « Hartz 4 », đặt theo tên của ông Peter Hartz, chuyên gia về lao động - xã hội dưới thời thủ tướng Schröder. Số 4 là phương án thứ tư của Peter Hartz. Khiếu hài hước của người Việt đã gắn cái danh hiệu đầy tự hào « Bộ đội quân đoàn 4 » cho những người ăn trợ cấp xã hội.

vendredi 12 mai 2023

Hiệu Minh - Điều không thể lý giải về…Tư bản (2)

 

Phim ảnh và văn hóa

Thời đó, chả hiểu sao Ba Lan cho phép chiếu phim tư bản thoải mái. Từ Romeo Juliet đến Spartacus, rồi Cao bồi tìm vàng,  Bố già Mafia, Động đất, rạp chật kín người, dù ít cảnh hở hang, nhưng xem thì hồi hộp từ đầu đến cuối.

Trong khi ấy phim Ba Lan ế ẩm dù phim nào cũng có vài pha trần truồng, làm tình trên màn ảnh rộng. Sứ quán cấm sinh viên đi xem phim tư bản nhưng không cấm xem phim Ba Lan.

dimanche 7 mai 2023

Hiệu Minh - Điều không thể lý giải về…Tư bản

 

Nhân chuyện Chủ tịch nước mình sang dự lễ đăng quang Vua Charles III bên London, mình băn khoăn từ thời xưa, Marx, Engel, Lenin từng lên án bọn vua quan bóc lột, rồi tư bản thối tha. Thế rồi mọi thứ thay đổi, dân ta đi khắp nơi, kể cả sang tư bản.

Cách mạng tháng 10 (1917), chủ nghĩa cộng sản đã lan truyền, kéo theo hơn một nửa nhân loại mơ ước về một trái đất không còn cảnh người bóc lột người, thế giới đại đồng. Nhưng từ giấc mơ đến hiện thực, nhân loại cần 70 năm để chiêm nghiệm. Chủ nghĩa tư bản thối tha nhưng hàng hóa thì không

Thời trẻ tôi được học trong trường, chủ nghĩa tư bản bóc lột người, đưa lợi nhuận lên hàng đầu, giữa họ không có tình người.

mardi 25 avril 2023

Ngô Nhân Dụng - Lịch sử sẽ viết gì về ngày 30 tháng 4

 

Người học lịch sử sau này sẽ tự hỏi tại sao chế độ đó không sụp đổ nhanh hơn, theo sau ở các nước Đông Âu và Nga, để dân Việt Nam được sống tự do sớm hơn, có cơ hội phát triển kinh tế và văn hóa nhanh hơn?

Ký giả này đã nhiều lần tự hỏi một cuốn lịch sử Việt Nam in năm 2075 sẽ nói gì về ngày 30 tháng Tư trước đó 100 năm?

Nhà viết sử sẽ ghi nhận 30 tháng Tư năm 1975 là ngày cuộc nội chiến đã chấm dứt giết chết hai triệu người Việt; sau đó ba, bốn trăm ngàn người Việt đã vùi xác trên Biển Đông khi tìm đường chạy trốn một chế độ độc tài khắc nghiệt. Sách có thể ghi chú rằng dân số cả nước lúc đó khoảng 35 triệu.

dimanche 29 janvier 2023

Thọ Nguyễn - Cảm nhận quê nhà (3) Chủ nghĩa Tư bản Công nông

 

(Tiếp theo)

Cả 5 năm qua tôi đều hưởng Tết Việt Nam. Tết ta đã đổi hướng theo "bốn chấm không“. Thức ăn đa số được đặt về nhà. Đồ cúng, đồ biếu được bày bán đầy đường thành các suất to nhỏ như kim tự tháp tí hon bọc giấy bóng kính sặc sỡ.

Cá, chim phóng sinh được cung cấp, thu lại, quay vòng như đồ ve chai. Dân chúng đổ đến chùa chiền đang mọc lên như nấm để cầu an, phúng viếng. Tiền mừng, lì xì được đổi ở ngân hàng trước cả tháng, phải mất cả buổi để xếp vào các phong bì in sẵn…Chỉ có lời chúc tết đêm 30 trên TV thì vẫn như cũ.

Làn sóng công nghiệp hóa đang thay đổi mọi mặt của xã hội. Sau một thời gian dài chộp giật bằng lừa đảo, cướp đất, buôn cổ phiếu, bán tài nguyên, nhiều nhà tư bản đã bắt đầu đi vào chiều sâu. Thép Hòa Phát, lốp Caosumina, kính Chu Lai, cáp điện Trần Phú, nhựa Long Thành, ống nước Bình Minh… chỉ là một vài đơn cử. 

dimanche 23 octobre 2022

Thọ Nguyễn - Nga là cơn bão, Trung Quốc là biến đổi khí hậu (2)

 

Hôm qua thứ Bảy 22.10.22, trong phiên đại hội đảng được tường thuật trực tiếp, cả thế giới chứng kiến cảnh Hồ Cẩm Đào, bậc thầy của Tập Cận Bình bị hai nhân viên bảo vệ đưa ra khỏi hội trường.

Ông Hồ tranh luận khá lâu với hai nhân viên này nhưng không kết quả, ông quay sang Tập Cận Bình ngồi ghế bên, nhưng chỉ nhận được cái nhìn lạnh lùng. Cuối cùng họ xốc nách đưa ông ra ngoài.

Ai cũng biết Hồ Cẩm Đào, người đã đưa Tập lên chức Tổng Bí Thư vào năm 2012, cũng là người đề cao nguyên tắc "Lãnh đạo tập thể“ và điều lệ "Hai nhiệm kỳ“. Rất có thể việc điệu ông thầy ra khỏi đại hội chính là hành động dằn mặt của Tập Cận Bình trước khi đại hội "nhất trí“ bầu ông ta vào chức Tổng bí thư nhiệm kỳ 3 và tiến tới suốt đời.

samedi 3 juillet 2021

Chủ nghĩa cộng sản còn lại gì nơi Trung Quốc ?


Đăng ngày:


Le Point tuần này quan tâm đến chương trình hành động của tổng thống Pháp Emmanuel Macron khi chỉ còn 9 tháng nữa là kết thúc nhiệm kỳ, trong khi L’Obs dành chủ đề cho Yannick Jadot, ứng cử viên tổng thống 2022 của đảng Xanh. L’Express nhìn ra thế giới, chạy tựa sốc « Loài có nguy cơ tuyệt chủng » với hình ảnh năm em bé đủ màu da, báo động về tương lai dân số địa cầu giảm. Courrier International lại còn nhìn xa hơn nữa, đến tận vũ trụ, với câu hỏi « Có nên sợ các vật thể bay không xác định hay không ». Ởcác trang trong, các tuần báo tiếp tục bàn luận về đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ), vừa kỷ niệm 100 năm thành lập hôm 01/07/2021.

Đảng Cộng Sản Trung Quốc có còn là cộng sản ?

mardi 11 mai 2021

Nguyễn Ngọc Chu - Sự thua kém đáng lo nhất của Việt Nam và lối thoát


1. THUA HƠN 100 NƯỚC VỀ THU NHẬP GDP ĐẦU NGƯỜI

Theo đánh giá của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) năm 2020, thu nhập GDP bình quân đầu người tính theo sức mua tương đương của Việt Nam là 10.755 USD, đứng thứ 106 trên tổng số 186 nước được xếp hạng.

Trong các nước ASEAN thì Singapore thứ 2 (96.603 USD), Brunei thứ 8 (61.816 USD), Malaysia thứ 51 (27.287 USD), Thái Lan thứ 70 (18.073 USD), Indonesia thứ 95 (12.345 USD). Ở bảng xếp hạng này, Việt Nam thua 105 nước.

samedi 1 mai 2021

Nguyễn Thông – Giải phóng Miền Nam, hay được Miền Nam giải phóng khỏi u mê ?

  

Hôm nay 30.4. Ngày này 46 năm trước, người cộng sản đã đốt cháy dãy Trường Sơn vào "giải phóng miền Nam", tiêu diệt chủ nghĩa tư bản, đồng nghĩa với kéo lùi cuộc sống để miền Nam cùng miền Bắc sát cánh tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Thấy không khí rộn ràng, múa may quay cuồng, hừng hực tinh thần thù địch, chối bỏ hòa hợp, kiên định con đường đi lên... nghèo đói, chợt nhớ lại những ngày sau "giải phóng".

Thành ngữ mới : Tư bản giãy chết

lundi 17 août 2020

« Xinomics », chủ nghĩa tư bản nhà nước kiểu mới của Tập Cận Bình

Ảnh minh họa : Màn hình lớn chiếu tin tức thời sự với cảnh chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang phát biểu, tại một khu mua sắm ở Bắc Kinh, 31/07/2020. © REUTERS/Tingshu Wang
Đăng ngày:


Liban, Trung Quốc là hai đề tài chính được các tuần báo Pháp bàn bạc nhiều. L’Obs đặt câu hỏi « Ai là những kẻ đã sát hại Liban ? ». Courrier International đặt vấn đề « Có thể cứu được Liban hay không ? » Các vụ nổ đã tàn phá Beyrouth cho thấy sự phá sản của Nhà nước Liban. Là con tin của các cường quốc khu vực, đất nước này dễ tổn thương hơn bao giờ hết.

Ảnh bìa The Economist tuần này dùng hai màu đen, đỏ, với hình vẽ một con gấu trúc, chạy tựa « Chính sách kinh tế mới của Tập : Đừng đánh giá thấp ». Le Point đặt câu hỏi « Phải chăng Hồi giáo đã chiến thắng ? » nhân dịp sắp đến phiên xử vụ khủng bố tháng Giêng năm 2015. L’Express dành hồ sơ để vạch ra « Những chiêu lừa đảo về liệu pháp thay thế ».

lundi 13 avril 2020

Gaël Giraud : Khủng hoảng corona xua tan các huyền thoại về kinh tế

Khải Hoàn Môn Paris trong mùa dịch virus corona. Ảnh chụp ngày 01/04/2020. © REUTERS/Pascal Rossignol
Đăng ngày:


L’Obs : Cuộc khủng hoảng Covid-19 có thể so sánh với những cú sốc kinh tế trước đây không ?

Gaël Giraud : Không, vì nó là duy nhất. Ngược với sự sụp đổ thị trường chứng khoán năm 1929 và khủng hoảng tín dụng thứ cấp (subprimes) năm 2008, nó đánh ngay và trước hết vào trung tâm nền kinh tế thực. Bộ máy sản xuất bị ngưng lại, các chuỗi giá trị toàn cầu chậm đi hoặc khựng lại, lao động bị đình công bất đắc dĩ. Đó không chỉ là một cuộc khủng hoảng theo như Keynes là cầu không đủ, mà còn khủng hoảng cả về cung.

Đại dịch đánh dấu việc bước vào một thời kỳ mới, xuyên qua các nguy cơ có liên quan đến hiện tượng hâm nóng khí hậu, và mở rộng thêm bởi một chủ nghĩa tư bản quá thiên về chứng khoán, làm chúng ta trở nên hết sức dễ tổn thương trước sự hữu hạn của thế giới.

lundi 9 mars 2020

Nguyễn Ngọc Chu - Công tác nước ngoài, một hình thức tham nhũng hưởng thụ


1. Bệnh nhân Virus Vũ Hán N21 đi hạng thương gia khứ hồi Hà Nội – London (không dưới 3.000 USD) trị giá trên 70 triệu đồng. Giá trị này mua được 7 tấn gạo, nuôi sống một cán bộ thời bao cấp trong 44 năm 8 tháng, hay là nuôi sống 538 cán bộ trong một tháng (13kg/người/tháng).

Nếu tính thời gian công tác 25/2 -1/3/2020 như trong lịch trình, trong đó 25-26 ở Ấn Độ, 27 -1/3 ở Anh, thì tối thiểu phải có 4 đêm ở khách sạn. Bao gồm 1 đêm ở Ấn Độ và ít nhất là 3 đêm ở Anh. Nếu tính giá khách sạn 5 sao 300 USD, tức là 7 triệu đồng/ đêm thì tiền khách sạn là 28 triệu VND. Cộng chi phí ăn uống đi lại địa phương, tổng chi phí cho chuyến đi không dưới 120 triệu đồng. Mua được 12 tấn gạo. Tính cả đoàn công tác trong chuyến đi gồm 12 người thì đã mất đi không dưới 100 tấn gạo.

Không phải ôn nghèo kể khổ, bắt sống lại thời bao cấp, mà tính ra để biết nâng niu.

vendredi 15 novembre 2019

Từ cộng sản sang tư bản phi dân chủ, Trung Quốc ưu tiên cho công nghệ

Huawei Connect, sự kiện về trí tuệ nhân tạo (AI) thường niên được tổ chức tại Thượng Hải ngày 18/09/2019.

Le Monde trong loạt bài về sự thay đổi của thế giới từ 1989 đến 2019, đề cập đến « Sự báo thù của Trung Quốc ». Năm 2008, Bắc Kinh phô trương thành tựu về kinh tế cho toàn thế giới nhân Thế vận hội, và từ 2012, Tập Cận Bình tranh giành với Hoa Kỳ vị thế hàng đầu về công nghệ, đồng thời củng cố quyền lực. 

Lâu nay châu Âu và Hoa Kỳ vẫn có cái nhìn khoan hòa và lạc quan về một Trung Quốc đang trỗi dậy, chấp nhận cho Bắc Kinh gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Tổng thống Mỹ Bill Clinton tin rằng kinh tế thị trường và internet sẽ mang lại dân chủ cho người dân Hoa lục.

Nhưng Trung Quốc đã chuyển đổi từ cộng sản sang tư-bản-không-dân-chủ, một sự kiện chưa có tiền lệ, và năm 1989 của Trung Quốc trái ngược hẳn với những gì diễn ra ở Đông Âu và các nước thuộc khối Liên Xô cũ. Hôm 04/06/1989, khi Công đoàn Đoàn Kết giành thắng lợi rực rỡ trong cuộc bầu cử ở Ba Lan, tại quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh, những chiếc xe tăng đã đè bẹp mùa xuân của sinh viên trong biển máu. Nếu có bài học nào mà Trung Nam Hải rút ra được từ năm 1989 của châu Âu, thì đó là không nên chấp nhận số phận của nhà lãnh đạo Liên Xô Gorbachev.

lundi 19 novembre 2018

Ngô Nhân Dụng - Con mèo đen của Tập Cận Bình



(NgườiViệt 16/11/2018) Hôm Thứ Ba vừa rồi, có nhà kinh tế gây rắc rối cho ông Tập Cận Bình. Ông ta đặt câu hỏi: Nếu đảng Cộng Sản Trung Quốc còn tin ở chủ nghĩa Mác xít thì phải tìm ra một cách giải thích tại sao họ đang dung chứa kinh tế tư nhân?

Ông Cổ Khang (贾康, Jia Kang) từng làm việc trong Bộ Tài Chính, nhắc lại bản Tuyên Ngôn Cộng Sản năm 1848 của Karl Marx và Frederick Engels nói rằng phải xóa bỏ quyền tư hữu các phương tiện sản xuất. Trung Cộng đang làm ngược lại chủ trương đó. Kinh tế tư nhân là động cơ chính giúp nước Tàu tăng trưởng trong gần 40 năm. Hiện nay tư doanh đóng góp 60% vào Tổng Sản Lượng Nội Địa (GDP), và cung cấp việc làm cho 80% giới lao động.

Trung Cộng tách rời Marx Engels từ thời Đặng Tiểu Bình. Khi các đồng chí hỏi tại sao cho phép sản xuất tư nhân, làm nhiều ăn nhiều, làm ít ăn ít, Đặng Tiểu Bình lý luận rất thực tế: Mèo trắng, mèo đen không quan trọng; miễn là nó bắt chuột.

jeudi 10 mai 2018

Karl Marx, ông tổ cộng sản và những nghịch lý sau 200 năm

Chụp hình với cờ búa liềm trước tượng Karl Marx do Trung Quốc tặng cho thành phố Trier, Đức ngày 05/05/2018.

Karx Marx, tác giả cuốn « Tư bản luận », thường được mệnh danh là ông tổ cộng sản, ra đời cách đây đúng hai trăm năm, vào ngày 05/05/1818. Phẫn nộ trước những người vẫn đang ngưỡng mộ lý thuyết gia cộng sản, tác giả Nicolas Lecaussin trong bài « Karl Marx ? Tôi đã biết quá rõ ! » trên Le Figaro nhận định rằng các tư tưởng của Marx đã bị thực tế phủ nhận.
Là người gốc Rumani, tên thật là Bogdan Calinescu, tác giả bài viết trong thời thơ ấu đã từng sống dưới chế độ độc tài của Ceausescu, cha của ông là một nhà trí thức đối lập. Hiện nay Lecaussin lãnh đạo một think tank tự do : Viện nghiên cứu kinh tế và thuế khóa (IREF) và đã xuất bản nhiều tác phẩm tại Pháp, trong đó có « Chí nguy, bọn chúng muốn tiêu diệt chủ nghĩa tư bản », « Nỗi ám ảnh chống chủ nghĩa tự do ở Pháp ».

Chủ nghĩa Mác-Lênin là mầm mống của những thảm họa

lundi 29 janvier 2018

Bắc Triều Tiên: Né cấm vận, quan và dân thi nhau kiếm tiền bằng mọi cách

Những chiếc xe tải chở hàng trên cầu Hữu Nghị, tại dòng sông biên giới Áp Lục nối liền Bắc Triều Tiên với Đan Đông, Trung Quốc. Ảnh chụp ngày 08/01/2018.

Le Monde hôm nay 29/01/2018 có bài điều tra về « Chiếc áo giáp của chế độ Bắc Triều Tiên trước các biện pháp trừng phạt ». Với sự độc tôn ý thức hệ và chủ nghĩa dân tộc, Bình Nhưỡng hiện chống chọi được. Nhưng việc mở cửa dần nền kinh tế khiến Bắc Triều Tiên bị ảnh hưởng nhiều hơn trước áp lực từ bên ngoài. Liệu chế độ sẽ phải mềm dẻo đi ?
Bắc Triều Tiên hiện là quốc gia bị trừng phạt nhiều nhất trên thế giới : bị Hoa Kỳ cấm vận từ cuộc chiến tranh Triều Tiên, và bị Liên Hiệp Quốc trừng phạt từ sau vụ thử nguyên tử đầu tiên năm 2006. Các biện pháp này được tăng cường từ năm 2017, đánh vào hầu như mọi thứ. Từ các thiết bị « nhạy cảm » (có thể sử dụng cho mục đích quân sự) cho đến các mặt hàng xa xỉ (nhưng chúng vẫn hiện diện trong một số cửa hàng), thậm chí cả dầu gội đầu, tương cà…Các doanh nghiệp bị tẩy chay, các hoạt động tài chính bị giám sát, xuất khẩu than đá, quặng mỏ và hải sản bị ngưng.

lundi 4 décembre 2017

Từ biệt đồng chí: Vì sao hai nước cộng sản Trung Quốc và Việt Nam xa rời



(Cary Huang, SouthChina Morning Post 03/12/2017) Qua việc Hà Nội tự do hóa chính trị và cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ cũng như các nền dân chủ châu Á như Nhật Bản, Ấn Độ và Đài Loan; hãy đoán vì sao quan hệ với Bắc Kinh đi xuống.

Nếu tin tưởng thật sự vào chủ nghĩa cộng sản quốc tế, Trung Quốc và Việt Nam phải là các đồng minh tự nhiên nhất trên thế giới. Những niềm tin cùng chia sẻ và các thành tựu chung cần phải vượt lên trên oán thù lịch sử và tranh chấp lãnh thổ. Hai nước phải đoàn kết lại trong một thế giới bị dân chủ tư bản thống trị, với tư cách là hai trong số năm quốc gia cộng sản trên thế giới, bên cạnh Cuba, Lào và Bắc Triều Tiên; và là hai nước tự cho là xã hội chủ nghĩa.