Affichage des articles dont le libellé est Chủ nghĩa dân tộc. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Chủ nghĩa dân tộc. Afficher tous les articles

samedi 17 février 2024

Trần Trung Đạo - Đặng Tiểu Bình và chủ nghĩa dân tộc cực đoan tại Trung Cộng

 

Sự sụp đổ của hệ thống Cộng Sản trong phạm vi thế giới từ cuối thập niên 1980 đã tạo điều kiện cho các dân tộc vùng Đông Âu tìm về bản sắc văn hóa và cội nguồn lịch sử của mình.

Sự phục hưng và phát triển vượt bực của Slovakia, Estonia, Czech, Slovenia, Latvia và Litva hiện nay cho thấy yếu tố văn hóa không những là động lực chính của phong trào độc lập mà còn là nguồn thúc đẩy cho phát triển kinh tế dù đó là những nước chật hẹp về đất đai và rất ít về dân số. Sức sống dân tộc và đôi cánh tự do dân chủ đã giúp cho các quốc gia này ngày càng thịnh vượng.

Nhưng không phải lãnh đạo nào cũng đức độ như Vaclav Havel của Czech hay tài ba như bà Vaira Vīķe của Latvia, từ Hitler với đảng Quốc Xã Đức đến Đặng Tiểu Bình với đảng cộng sản (CS) Trung Quốc, nhân loại đã chịu đựng nhiều tai họa chỉ vì giới lãnh đạo độc tài tại các quốc gia này đã sử dụng chủ nghĩa dân tộc như một phương tiện phục vụ cho mục tiêu bành trướng bá quyền.

jeudi 14 avril 2022

Thọ Nguyễn - Ukraine, những nhận thức mới

 

(Tiếp theo)

Cuộc xâm lăng Ukraine của Putin đặt thế giới trước một cục diện mới. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân bỗng trở nên hiện thực, dù người ta chỉ nói đến vũ khí hạt nhân chiến thuật.

Những gì cường quốc hạt nhân Nga đã làm tại Ukraine là hết mức vô trách nhiệm. Putin không chỉ vô trách nhiệm với nhân loại khi cho quân đánh vào Chernobyl và nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, mà còn coi sinh mạng binh sĩ Nga như rác.

Sau khi quân Nga rút khỏi Chernobyl cùng các con tin Ukraine, người ta tìm thấy các công sự của lính Nga đào trong cát trắng đầy chất phóng xạ. Trong các thức ăn và đồ vật lính Nga để lại, người ta kinh ngạc vì lượng phóng xạ đo được. Không phải Putin không biết gì về phóng xạ, mà tính mạng của những người lính Nga không quan trọng bằng lời đe dọa hạt nhân ông ta muốn gửi đi từ đó.

jeudi 10 mars 2022

Bị kiểm duyệt, dân Trung Quốc không biết Nga xâm lăng Ukraina


Đăng ngày:

Những người ủng hộ Manchester United trong trận đấu quan trọng cuối tuần qua không hề thấy được cảnh các cầu thủ dự giải bóng đá ngoại hạng Anh mang băng tay hai màu xanh vàng để ủng hộ người dân Ukraina đang phải chịu đựng hỏa tiễn Nga. Các trận đấu bóng đá giải vô địch Anh và Đức đột ngột bị ngưng chiếu ở Hoa lục, trong lúc nhiều cuộc biểu tình chống chiến tranh diễn ra tại các sân vận động châu Âu. Chính quyền không hề giải thích việc cấm chiếu các hình ảnh đã được thương lượng bằng cái giá đắt như vàng.

Chế độ Bắc Kinh không cho báo chí và mạng xã hội gọi đúng tên cuộc xâm lăng Ukraina, mà dùng cụm từ "chiến dịch quân sự đặc biệt" của Vladimir Putin. Việc kiểm soát thông tin trên internet được tăng cường trong những ngày gần đây, theo với nhịp độ thường dân ngã xuống trên mặt trận Ukraina, che giấu tầm cỡ của cuộc chiến do tổng thống Nga gây ra, người đã mừng "tình hữu nghị vô bờ bến" với Tập Cận Bình hôm 04/02.

mardi 8 mars 2022

Dương Quốc Chính - Nga hay Ukraine mới giống phát xít ?


Mấy hôm nay phía Nga và anh em cuồng Nga người Việt cứ ra rả là Nga giải trừ chủ nghĩa phát xít ở Ukraine. Đảm bảo đa số anh em bò đỏ, bò Nga cũng chả biết chủ nghĩa phát xít nó cụ thể thế nào đâu. Chẳng qua thấy giống phát xít Đức là ghét rồi.

Đặc điểm cơ bản nhất của chủ nghĩa phát xít là tinh thần dân tộc cực đoan, cái này hay gặp ở anh em cực hữu, nhưng nó không chỉ có ở phe cực hữu mà cực tả là cộng sản cũng có luôn. Ví dụ Trung Quốc, tinh thần Đại Hán, muốn đồng hóa các dân tộc khác, muốn bành trướng bá quyền. Tinh thần Đại Nga cũng không kém tí nào. Còn tinh thần Đại Việt chắc chỉ kém hai anh nửa tí!

Dân tộc cực đoan của chủ nghĩa phát xít phải kèm thêm tình thần phân biệt chủng tộc, có xu hướng bài ngoại, muốn tiêu diệt một hay một số dân tộc, hoặc một nhóm người khác. Như Đức quốc xã tiêu diệt người Do Thái.

mercredi 23 février 2022

Lâm Bình Duy Nhiên - Chuyện Ukraine và Nga

(NCTG 22/02/2022) “Chợt thấy số phận của Ukraine, ôi sao có không ít điểm tương đồng với Việt Nam của tôi!”.

Cứ thứ Hai và thứ Sáu hàng tuần, mờ sáng tôi lại chở vợ đến chỗ làm, tại trường đại học, nơi tôi từng học và làm việc. Thông thường, nơi tôi dừng xe để nàng xuống lại sát phòng làm việc cũ của một người bạn thân, rất thân của tôi.

Bạn tôi mang trong mình những ba dòng máu: Triều Tiên, Nga và Algérie. Ông ngoại của anh ta là người Nga, bị Stalin đày biệt xứ, lang bạt đến tận vùng Trung Á, gặp bà ngoại, người Triều Tiên. Họ có với nhau vài đứa con, trong đó có người, sau này, phải một lần nữa, ly tán do chính sách lưu đày khắc nghiệt của Stalin. Mẹ của bạn tôi, sau này quay về Moscow để học, đã phải lòng một chàng sinh viên người Algérie cao ráo, đẹp trai và học giỏi.

vendredi 7 janvier 2022

Ngô Nhân Dụng - Người Trung Quốc mang mặc cảm tự ti?


Bước vào năm 2022, đáng lẽ người Trung Hoa trong lục địa phải cảm thấy tự tin hơn dân các nước khác mới phải.

Bệnh dịch Covid-19 hoành hành khắp thế giới, trong khi số người bệnh và số người chết ở Trung Quốc vẫn thấp. Ở Mỹ có thêm nửa triệu người mới mắc bệnh trong một ngày 31 tháng 12, thành phố Tây An bên Trung Quốc mới có 238 ca bệnh mới trong ngày đó, mà bà Phó thủ tướng Tôn Xuân Lan phải bay tới thanh tra và thúc đẩy.

Nhưng chỉ vì một cặp “mắt híp” mà dư luận trên các mạng xã hội cho thấy người dân trong lục địa đầy mặc cảm tự ti.

dimanche 8 août 2021

Trung Quốc tự đóng cửa : Cơ hội cho các nước dân chủ


Đăng ngày:

Khi quyền lực của đảng đứng trên tất cả

 

Tác giả Nicolas Baverez nhắc lại, hồi thế kỷ thứ 15, Trung Quốc và châu Âu tách rời nhau. Trung Hoa thời đó là đại cường số một thế giới, chủ trương bế quan tỏa cảng, năm 1433 đột ngột kết thúc những chuyến thám hiểm của đô đốc Trịnh Hòa (Zheng He) từ Đông Nam Á đến bán đảo Ả Rập và phía đông châu Phi. Cùng lúc đó, châu Âu tiến hành toàn cầu hóa lần đầu, hướng về một nền kinh tế tư bản thâm dụng. Đế quốc Trung Hoa đóng cửa và bắt đầu suy tàn, trong khi phương Tây nắm quyền kiểm soát lịch sử.

samedi 3 juillet 2021

Chủ nghĩa cộng sản còn lại gì nơi Trung Quốc ?


Đăng ngày:


Le Point tuần này quan tâm đến chương trình hành động của tổng thống Pháp Emmanuel Macron khi chỉ còn 9 tháng nữa là kết thúc nhiệm kỳ, trong khi L’Obs dành chủ đề cho Yannick Jadot, ứng cử viên tổng thống 2022 của đảng Xanh. L’Express nhìn ra thế giới, chạy tựa sốc « Loài có nguy cơ tuyệt chủng » với hình ảnh năm em bé đủ màu da, báo động về tương lai dân số địa cầu giảm. Courrier International lại còn nhìn xa hơn nữa, đến tận vũ trụ, với câu hỏi « Có nên sợ các vật thể bay không xác định hay không ». Ởcác trang trong, các tuần báo tiếp tục bàn luận về đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ), vừa kỷ niệm 100 năm thành lập hôm 01/07/2021.

Đảng Cộng Sản Trung Quốc có còn là cộng sản ?

jeudi 3 juin 2021

Bắc Kinh đổ cả núi tiền để tuyên truyền đối ngoại


Đăng ngày:

Chiến dịch « Bruxelles » hình thành trong tòa cao ốc của đài truyền hình Nhà nước CCTV. Tòa nhà bằng kính và thép hiện đại khánh thành năm 2008, biểu tượng cho sự đầu tư quy mô của chế độ để kiểm soát thông tin ở Hoa lục, nay vươn ra khỏi Vạn lý Trường thành, theo lệnh của Tập Cận Bình.


Chiến dịch tuyển mộ hàng loạt nhà báo giỏi ở phương Tây để ca ngợi Trung Quốc

Từ vài tháng qua, cơ quan này ra sức tuyển mộ các nhà báo giàu kinh nghiệm, để lập một đầu cầu tuyên truyền mới tại Bruxelles, ngay trái tim châu Âu. Một cơ sở hoành tráng của China Media Group (CMG) sẽ được mở ra, đây là lực lượng tấn công mới về thính thị, mang tên « Tiếng nói Trung Quốc », bổ sung cho lực lượng báo chí chính thức hùng hậu của Hoa lục đã có mặt tại các thủ đô Liên hiệp Châu Âu (EU).

mercredi 7 avril 2021

Trung Quốc : Nghệ sĩ bị buộc nhìn đời qua lăng kính màu đỏ, phim hợp tác phải « ái quốc »


Đăng ngày:


Trang nhất báo chí Pháp hôm nay được dành cho những mối quan tâm khác nhau. Le Monde nói về « Cơn sốt đầu cơ của tài chính thế giới », Le Figaro nhận xét « Kế hoạch tái thúc đẩy : Mỹ tăng tốc, châu Âu chậm chân », Les Echos phân tích « Cái giá của việc cứu Air France ». Về chính trị, Libération đăng ảnh cựu thủ tướng Pháp, chạy tựa « Édouard Philippe, trung thành hay đối địch » với tổng thống Emmanuel Macron.Riêng La Croix quan tâm đến « Giáo hội Guyane trong vòng xoáy ».

Về châu Á, Le Monde chơi chữ « Tại Trung Quốc, điện ảnh và nghệ sĩ bị buộc phải nhìn đời bằng màu đỏ ». Một ví dụ mới nhất là bộ phim Nomadland của nữ đạo diễn Triệu Đình (Chloé Zhao) có nguy cơ không được trình chiếu tại Hoa lục vì những phát biểu của cô.

samedi 3 avril 2021

Tin chắc phương Tây suy tàn, Trung Quốc chớp lấy thời cơ để tung hoành


Đăng ngày:

Bắc Kinh thô bạo hơn, với chủ nghĩa dân tộc hung hăng

Khao khát trở nên giàu có và hùng mạnh, 40 năm qua Trung Quốc hiếp đáp những nước yếu hơn và thận trọng đối với bất cứ nước nào có khả năng trả đũa. Tuy nhiên gần đây Bắc Kinh dường như đã thay đổi trong cách tính toán rủi ro. Trước hết, Dương Khiết Trì đã lên mặt giảng đạo đức cho các nhà ngoại giao Mỹ tại Alaska, và sau đó được coi như người hùng tại Hoa lục. Tiếp theo, Bắc Kinh trừng phạt các chính khách, nhà ngoại giao, giáo sư, luật sư, nhà hoạt động dân chủ Anh, Canada, châu Âu, để trả đũa các trừng phạt của phương Tây về việc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ.


Gần đây nhất ngành ngoại giao và tuyên truyền Trung Quốc ra sức nói rằng các báo cáo về cưỡng bức lao động để sản xuất bông ở Tân Cương là « dối trá, bóp méo thông tin », hoan nghênh các công dân đã tẩy chay những thương hiệu nước ngoài từ chối sử dụng bông Tân Cương. Một lãnh sự Trung Quốc còn tweet rằng thủ tướng Canada là « con chó theo đuôi Mỹ » !

mercredi 3 février 2021

Quân đội Miến Điện, một Nhà nước trong Nhà nước


Đăng ngày:

Đến 2015, lần đầu tiên chuyển sang một chính phủ được bầu cử một cách dân chủ, Tatmadaw (quân đội Miến Điện) vẫn là tổ chức do một giai cấp tướng lãnh thống trị, coi thường chính quyền dân sự. Họ có thể tiến hành những cuộc chiến tùy thích, cho đến khi nổi lên những vụ tàn sát người thiểu số Rohingya năm 2017. Liên Hiệp Quốc tố cáo các tướng lãnh, đứng đầu là tướng Min Aung Hlaing, « mưu toan diệt chủng ». Ngày nay chính vị tướng 64 tuổi này đang nắm trọn quyền hành tại Miến Điện.


Hôm 22/12/2020, tướng Min nhắc nhở Tatmadaw là « cần thiết cho nghĩa vụ bảo vệ Nhà nước », và mở rộng vai trò của quân đội : bảo vệ chính sách quốc gia, đạo Phật, văn hóa truyền thống. Theo nhà nghiên cứu Amara Thiha của think tank độc lập Myanmar Institute for Peace and Security, định nghĩa này quan trọng vì « giới quân nhân không tự đặt mình cao hay thấp hơn Nhà nước, mà là một định chế song song, tập trung vào nghĩa vụ quốc phòng ».

vendredi 7 août 2020

Thủ tướng Modi đặt viên đá đầu tiên xây đền thờ thần Rama: Thắng lợi của Ấn giáo

Thủ tướng Modi trong một buổi lễ ngày 05/08/2020 trước ngày đặt viên gạch đầu tiên xây đền Rama ở Ayodhya, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ. via REUTERS - India's Press Information Bureau
Đăng ngày:


Đây là địa điểm bị tranh cãi nhiều nhất trong lịch sử nước Ấn đương đại, vì người Ấn giáo đã phá hủy bất hợp pháp một đền thờ Hồi giáo cũ, khẳng định rằng đó là nơi thần Rama sinh ra. Đối với những người Ấn giáo dân tộc chủ nghĩa, sự kiện này là một thắng lợi chính trị rất lớn.

Từ New Delhi, thông tín viên Sébastien Farcis tường trình :

dimanche 14 juin 2020

François Heisbourg : « Trung Quốc là hùm dữ và châu Âu là mồi ngon »


Một phi cơ vận tải chở khẩu trang từ Trung Quốc hạ cánh xuống phi trường Leigzig, Đức ngày 27/04/2020. Bắc Kinh vận dụng « ngoại giao khẩu trang » để làm áp lực với châu Âu trong đại dịch virus corona. © REUTERS/Hannibal Hanschke
Đăng ngày:


Trong cuốn « Thời đại của loài thú ăn thịt », chuyên gia François Heisbourg của Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc tế (IISS) và Quỹ Nghiên cứu Chiến lược (FRS) phân tích sức mạnh tăng lên của Trung Quốc về thương mại, kỹ nghệ, tài chính và cả chính trị. Sau khủng hoảng virus corona, ông dự báo Trung Quốc sẽ bành trướng trong khu vực và trên thế giới. Sau đây là phần trả lời phỏng vấn của tác giả François Heisbourg trên báo Le Figaro.

Ông coi Trung Quốc là « siêu cường ». Cho dù là người chịu trách nhiệm về đại dịch Covid-19, liệu Bắc Kinh có thể ra khỏi khủng hoảng với tư cách kẻ chiến thắng ?

samedi 30 mai 2020

Virus corona thúc đẩy cuộc chiến tranh lạnh Mỹ-Trung

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bấm nút thông qua luật an ninh quốc gia về Hồng Kông trong kỳ họp Quốc Hội ở Bắc Kinh ngày 28/05/2020. © REUTERS/Carlos Garcia Rawlins
Đăng ngày:


Xã luận của Le Point mang tựa « Sự biến tướng độc tài của Trung Quốc » đặt vấn đề, hôm nay là Hồng Kông, ngày mai sẽ đến lượt Đài Loan bị tấn công bởi bàn tay sắt của Tập Cận Bình – người quyết liệt đẩy mạnh kiểu chủ nghĩa xã hội hủy hoại tự do.

Siết tự do Hồng Kông, Bắc Kinh không ngại vi phạm thỏa thuận quốc tế

Lợi dụng đại dịch virus corona đang thu hút toàn bộ sự chú ý của thế giới, Trung Quốc kết thúc quyền tự trị của Hồng Kông. Đảng Cộng Sản Trung Quốc muốn dập tắt tiếng nói của hàng trăm ngàn người dân đặc khu đấu tranh cho dân chủ trước khi nạn dịch xảy ra, và nay vừa bắt đầu tiếp tục phản kháng. Theo tác giả Luc de Barochez, thông điệp sát hại dân chủ của Tập Cận Bình đã vượt khỏi Hồng Kông, liên hệ trực tiếp đến châu Âu, cho thấy Trung Quốc đã lợi dụng phương Tây như thế nào.

vendredi 24 avril 2020

Ngoại giao khẩu trang của Trung Quốc đại bại

Bốc dỡ hàng từ chiếc máy bay vận tải chở 7 triệu khẩu trang và nhiều trang bị bảo hộ từ Trung Quốc đến Vacxava, Ba Lan ngày 14/04/2020. © Maciek Jazwiecki/Agencja Gazeta via REUTERS
Đăng ngày:


« Ngoại giao khẩu trang » không làm thay đổi hình ảnh của Trung Quốc, chiến dịch này đã thất bại trong việc làm thế giới quên đi trách nhiệm của Bắc Kinh làm đại dịch lan tràn.

Sau nhiều tuần lễ vừa chối bỏ sự kiện, vừa nhào nặn thông tin, Trung Quốc đến cuối tháng Hai đã chuyển sang thế tiến côn, với tham vọng trưng ra bộ mặt nhân từ của một siêu cường. Bắc Kinh đã ngăn chận được con virus ở trong nước và nay ra tay cứu độ toàn thế giới. Bắc Kinh tự khen mình và, cùng với các container khẩu trang, còn xuất khẩu (lậu) tính « ưu việt » của hệ thống cai trị Trung Quốc.

mercredi 22 avril 2020

Trung Quốc : Nhật ký Vũ Hán của Phương Phương bị phe quá khích đả kích

Nhà văn Trung Quốc Phương Phương (Fang Fang). Ảnh chụp tại Frankfurt năm 2009. RFI
Đăng ngày:


Năm nay 64 tuổi, xuất thân từ một gia đình trí thức khá giả, Phương Phương (Fang Fang) là nhà văn nổi tiếng, từng đoạt được một trong những giải thưởng văn chương danh giá nhất ở Trung Quốc năm 2010.

Là người Vũ Hán, bà bắt đầu viết nhật ký ít lâu sau khi thành phố bị phong tỏa ngày 23/01/2020 và cho đăng trên mạng. Kết thúc vào cuối tháng Ba sau 60 kỳ đăng, nhật ký kể lại nỗi sợ, sự phẫn nộ và hy vọng của 11 triệu cư dân.

mercredi 11 septembre 2019

Trần Trung Đạo - CHINAZI là gì ?


Trên internet đang tràn ngập hình ảnh, biểu tượng Chinazi. Chinazi, một cách dễ hiểu là ghép hai chữ China và Nazi. Đây không phải là danh từ mới mà bắt nguồn từ tác phẩm ChinaZi của nhà văn Trung Quốc lưu vong Yu Jie xuất bản năm 2018, và đang được dùng một cách phổ biến trong cuộc nổi dậy tại Hồng Kông hiên nay. 

Việc tố cáo chế độ cộng sản (CS) dưới thời Tập Cận Bình tương tự như Đức Quốc Xã Hitler cũng không phải chỉ phát xuất từ sự “nổi giận” của tuổi trẻ Hồng Kông, mà còn là nhận xét của nhiều lãnh đạo quốc gia, chính trị gia trên thế giới. 

Thế giới còn khá nhiều nước độc tài như Bắc Hàn, CS Việt Nam, Cuba, Lào, Uzbekistan, Turkmenistan v.v…nhưng chỉ có Trung Cộng là được đem ra so sánh với Đức Quốc Xã, vì cả hai có nhiều đặc điểm giống nhau.

lundi 13 mai 2019

Kim Jong Un muốn thống nhất Triều Tiên theo cách có lợi cho miền Bắc

Một băng-rôn chào mừng cuộc họp thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo Donald Trump và Kim Jong Un tại Hà Nội, Việt Nam ngày 01/03/2019.

Hôm nay 13/05/2019 hãng Yonhap dẫn nhiều nguồn tin chính phủ cho biết chính quyền Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên tiếp tục duy trì đường dây nóng quân sự giữa đôi bên, mặc dù Bình Nhưỡng liên tục cho bắn đi những hỏa tiễn tầm ngắn. Hai nước Triều Tiên mỗi ngày đều kiểm tra chất lượng đường dây quân sự ở Seohae với Donghae hai lần, và liên lạc với nhau mỗi ngày một lần.

Một quan chức Hàn Quốc nhận xét, các vụ bắn hỏa tiễn mới đây chỉ là một sự biểu dương lực lượng, chứng tỏ sự bất mãn về thượng đỉnh Trump-Kim, và các cuộc tập trận Mỹ-Hàn.

Theo nhà sử học chuyên về châu Á đương đại Jean-Louis Margolin, thật ra lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un chẳng có gì phải lo ngại sau thất bại của cuộc họp thượng đỉnh với tổng thống Mỹ Donald Trump ở Hà Nội vừa qua, vì ông ta còn có các ý đồ khác song song.

jeudi 5 avril 2018

Mạng xã hội Trung Quốc kêu gọi tẩy chay hàng Mỹ

Hàng nhập khẩu tại một siêu thị ở thành phố Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 03/04/2018.

Trên các mạng xã hội Trung Quốc, bắt đầu có những lời kêu gọi tẩy chay hàng hóa của Mỹ, trong bối cảnh Hoa Kỳ và Trung Quốc từ hôm qua 04/04/2018 đã dấn thêm một bước, qua việc tuyên bố đánh thuế hải quan lẫn nhau trên nhiều mặt hàng có tổng trị giá lên đến 100 tỉ đô la. 

Chỉ 11 tiếng đồng hồ sau khi Hoa Kỳ loan báo đánh thuế hải quan trên 1.300 mặt hàng Trung Quốc, Bắc Kinh đã trả đũa mạnh mẽ qua việc áp thuế 25% trên 106 chủng loại hàng của Mỹ.