Affichage des articles dont le libellé est Ca sĩ. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Ca sĩ. Afficher tous les articles

lundi 5 février 2024

Thọ Nguyễn - Chuyện vui cuối tuần Swing States or Swift States

 

Nước Mỹ có nhiều điều kỳ lạ và những điều đó thường thay đổi thế giới.

Khi FIFA quyết định tổ chức World Cup bóng đá 1994 tại Mỹ, nhiều người hỏi: Mỹ không biết đá bóng mà lại cho đăng cai giải vô địch thế giới ở đó làm gì? Ngoài chuyện dân chúng nước sở tại hờ hững, còn phí một vé vòng chung kết cho một đội bóng cỡ nghiệp dư.

Chủ tịch FIFA lúc đó là ông João Havelange, (người Brazil) nói: Nếu chúng ta làm cho người Mỹ thích bóng đá thì sức mạnh Mỹ sẽ đẩy bóng đá thế giới đến một bước mới về chất.

jeudi 3 août 2023

Mai Bá Kiếm - Cựu trung tá phi công Ôn Văn Tài đã bay vào cõi xa

 

Ngày 02/08/2023, báo Người Việt đưa tin “Cựu Trung tá Không quân Ôn Văn Tài, phu quân nữ danh ca Thanh Thúy, tạ thế ở Sacramento, California, vào hôm thứ Hai, 31/07/2023, hưởng thọ 91 tuổi. Ông qua đời trong giấc ngủ bình yên vì tuổi già sức yếu, để lại hiền thê Thanh Thúy, một người con trai là dược sĩ và đã lập gia đình, cùng 3 cháu nội".

Ông sinh ngày 23/11/1932, học Trung học Pétrus Ký. Sau khi đậu tú tài năm 1953, tình nguyện vào Không quân, được Quân đội Liên hiệp Pháp đưa đi thụ huấn phi công tại Maroc ở Bắc Phi.

Về nước năm 1955, Thiếu úy Ôn Văn Tài làm huấn luyện viên tại Trung Tâm Huấn luyện Không quân Việt Nam Cộng Hòa ở Nha Trang vừa mới thành lập. Sáu tháng sau, ông được cử đi học khóa I.P (Instructor Pilot) tại Hoa Kỳ và quay về dạy bay tại Trung Tâm Huấn luyện Không quân Nha Trang.

dimanche 9 avril 2023

Chi Mai - Chửi Mỹ và cầu cứu Mỹ !

 

Ca sĩ, nhạc sĩ, diễn viên đồng thời cũng là MC Vy Oanh với tên đầy đủ là Nguyễn Thị Mỹ Oanh, sinh Ngày 28/09/1985 tại Phan Thiết, Bình Thuận.

Vy Oanh sanh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng với cha là bộ đội, mẹ là văn công.

Mới đây cô đã kêu gọi trên cộng đồng mạng sau khi bị Công an Thành phố HCM triệu tập liên quan chuyện bà Nguyễn Phương Hằng, chủ nhân khu du lịch Đại Nam đang bị tạm giam.

vendredi 31 mars 2023

Hoàng Linh - Con đường nào cho Đàm Vĩnh Hưng?

 

Câu hỏi này đã đặt ra cho Đàm Vĩnh Hưng từ khi anh 15 tuổi, một cậu bé 4 tuổi đã được gửi vào trường dòng khi ba mẹ bỏ nhau, và Hưng chọn về ở với mẹ.

Bà T., mẹ Đàm Vĩnh Hưng là một người phụ nữ đặc biệt. Thương con như điên, bảo vệ con an toàn trong xóm lao động nghèo đầy tệ nạn xã hội ; nhưng chính bản thân bà cũng làm nên nợ nần từ khu phố mà nhà nhà đánh số, nhà nhà ‘trải chiếu” như một thú tiêu khiển vô hại.

Sự kỷ luật, nghiêm túc trong đời sống cá nhân chính là nguyên tắc sống khiến cho Đàm Vĩnh Hưng rèn luyện. Điệu nghệ trong từng nhát kéo khi làm anh thợ cắt tóc đắt khách và cũng đi lên thành người ca sĩ tên tuổi từ con số không, với giọng hát ban đầu chỉ có thể là…karaoke.

Lê Thanh Phong - Đàm Vĩnh Hưng đã rời "ngai vàng"

 

Ngày 27.03, Đàm Vĩnh Hưng chính thức “xóa” tên tiếng Anh The King trong teaser poster của "Hào quang rực rỡ".

Biết lắng nghe, tiếp thu ý kiến từ dư luận là tốt. Đàm Vĩnh Hưng là vua chúa từ bao giờ mà nhận xưng như vậy.

Đàm Vĩnh Hưng phân trần: “Tôi chưa bao giờ dám vỗ ngực xưng tên với những danh xưng “ông hoàng nhạc Việt” hay vua chúa. Truyền thông và khán giả ưu ái gọi thì Hưng rất trân trọng và biết ơn".

vendredi 24 mars 2023

Tuấn Khanh - Putin bị cáo buộc liên quan đến cái chết của một nghệ sĩ đối lập

Tờ OhMyMag của Anh Quốc cho biết, người sáng lập một nhóm nhạc điện tử/pop nổi tiếng của Nga sau khi phát hành một bài hát chỉ trích cuộc sống tham nhũng xa hoa của Tổng thống Nga Vladimir Putin, đã được tìm thấy chết một cách kỳ lạ.

Nhạc sĩ Dima Nova, tên thật là Dmitry Svirgunov, là người sáng lập nhóm Cream Soda nổi tiếng của Nga, đặc biệt gần đây lại bùng phát với bài hát 'Aqua Disco' mang nội dung chỉ trích dinh thự xa hoa của Putin, mà báo chí vạch trần, được đánh giá là đến 1,3 tỉ đô la. 

Bài hát đã trở thành phản kháng ca trong các cuộc biểu tình ở Nga, đặc biệt là các cuộc biểu tình chống chiến tranh xâm lược Ukraine. Sức hút của bài hát này với giới trẻ Nga đã khiến các cuộc biểu tình được mệnh danh là điểm tụ hội 'Các bữa tiệc vũ trường dưới nước', nhại từ tựa bài hát.

Lê Thanh Phong - "King" Đàm Vĩnh Hưng

 

Theo Đàm Vĩnh Hưng, dự án phim chuyển thể câu chuyện tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp, từ thời còn là một thợ cắt tóc vô danh cho đến vị trí ngôi sao hàng đầu ngành giải trí Việt Nam hiện nay, là để đưa lên màn ảnh rộng.

Đàm Vĩnh Hưng thành công, làm phim về cuộc đời oanh liệt của mình, đó là quyền của anh. Lời hay lãi trong việc đầu tư dự án phim này cũng là việc của anh. Bà con thấy phim hay thì xem, không cũng chẳng sao, Đàm Vĩnh Hưng chọn cách PR mình từ "ông Hoàng" lên đến "King" mới là... kinh.

Đàm Vĩnh Hưng nói rất tự tin: "Không biết từ bao giờ, khán giả luôn mặc định hình ảnh của Đàm Vĩnh Hưng là phải rần rần, rực rỡ, hoàn hảo, đỉnh cao. Tất cả những thứ đó đưa lại cho tôi niềm hạnh phúc nhưng cũng khiến tôi siêu áp lực. Tôi luôn phải cố trèo qua tất cả những đỉnh núi đó".

vendredi 10 mars 2023

Tuấn Khanh - Vì sao Tuấn Ngọc đổi lời nhạc của Lam Phương?

 

Mạng xã hội Việt Nam bàn tán không ngớt từ chiều ngày 10 Tháng Ba (giờ Việt Nam) về chuyện ca sĩ Tuấn Ngọc trình bày bài hát “Tình Bơ Vơ” của nhạc sĩ Lam Phương nhưng không đúng lời.

Nhiều đoạn video được khán giả nhạc vàng tìm thấy Tuấn Ngọc hát trong các show ở Việt Nam, đã chọn hát “trời vào thu, chiều nay buồn lắm em ơi”, bỏ đi hai chữ “Việt Nam” trong bài hát gốc.

Người mở lời đầu tiên về sự kiện này, được biết là từ trang Facebook của Ben Ngo, cựu phóng viên Đài BBC. Viết trên trang của mình, Ben Ngo nhận định: “Trong một show mới đây tại Sài gòn, Tuấn Ngọc sợ câu “Trời vào thu Việt Nam buồn lắm em ơi” nên hát thành “Trời vào thu chiều nay buồn lắm em ơi”. Thật buồn cho một “danh ca”, vì lý do nào đó mà hát không trọn ca từ của nhạc sĩ Lam Phương. Nhìn trong clip thì anh vừa hát vừa nhìn giấy in lời ca khúc nên không có chuyện quên lời mà đây là sự cố ý tránh câu hát bị cho là “nhạy cảm“.

Nguyễn Đình Bổn - Tâm cảm

 

Ca sĩ vẫn hay hát sai lời nhưng tại sao Tuấn Ngọc bị ăn cả tấn gạch?

Nhiều người cho rằng do anh quá nổi tiếng, tôi không nghĩ như vậy. Bởi Tuấn Ngọc cũng rất nổi tiếng hát sai lời, nhưng trước đây đâu bị phản ứng dữ dội như vậy.

Cái chính là TÂM CẢM của mọi người từ hai tiếng VIỆT NAM.

Nguyễn Văn Tuấn - Mùa thu "nhạy cảm"

 

Có vẻ như một số người quá nhạy cảm với mùa thu.

Cách đây 17 năm, khi nhạc sĩ Phạm Duy về Việt Nam, có người viết báo cáo buộc rằng ca khúc ‘Mùa thu chết’ của ông là “Ðỉnh cao sự nghiệp chống Cộng của Phạm Duy”!

Nhưng cáo buộc đó là do kém kiến văn mà thôi. Điều đáng nói là ngày nay ông con rể của nhạc sĩ Phạm Duy tránh câu “Trời vào thu Việt Nam buồn lắm em ơi.”

Nguyễn Chiêu Anh - Nói chút về chuyện sửa lời

 

Nếu ai bị nhạy cảm với từ ngữ như tôi sẽ nhận ra một điều cực kỳ khó chịu khi bài hát mình yêu thích, hoặc nghe quen thuộc, quen tai bị sửa lời một cách vô tình hay hữu ý.

Tôi từ bé đã nghe và thuộc lời nhạc một cách kỳ lạ. Ngoài nhạc tôi còn thuộc thơ. Những bài thơ của những tác giả tôi yêu, hầu như tôi thuộc kiểu sinh vào thế giới này chỉ vì kiếp trước tui lỡ chê bai thơ ca mà kiếp này buộc phải thuộc tụi nó, dù không cố ý vậy.

Thế nên việc nghe một bài hát quen bị sửa lời lập tức tôi dị ứng. Và dị ứng luôn với ca sĩ bắt đầu từ phút đó.

Lâm Bình Duy Nhiên - Nhạy cảm chính trị

 

Ca sĩ Tuấn Ngọc, từ Mỹ về Sài Gòn hát bài “Tình bơ vơ” của cố nhạc sĩ Lam Phương. Nếu chỉ trình diễn bài hát thôi thì không có gì đáng bàn. Ở đây, ông đã sửa lời ca khúc nổi tiếng trên nên đã khiến dư luận bất bình.

Tuấn Ngọc đã thay “Việt Nam” bằng “chiều nay”, trong bối cảnh “mùa Thu” tại Việt Nam.

Nhưng “Trời vào thu chiều nay buồn lắm em ơi” sao hay, thấm, đớn đau, nhức nhối và lãng mạn bằng “Trời vào thu Việt Nam buồn lắm em ơi”!

mercredi 5 octobre 2022

Phó Đức An - Chưa sẵn sàng giết người

 

Anh ta là một rapper, một thanh niên Nga yêu chuộng cuộc sống, một SAO của nhiều fan hâm mộ Nga. Nhưng anh đã chọn cái chết để linh hồn mình giữ được trong sạch.

Thật khó hiểu nhưng cũng hoàn toàn dễ hiểu, khi linh hồn bạn chạm được vào đỉnh thiêng liêng của lòng trắc ẩn.

Quá nể phục một người Nga đã chắp cho mình đôi cánh thiên thần bay về nơi tinh cầu huyền thoại, xa rời đất nước có một Putin hầm hố, đầy tham vọng, ngu xuẩn và tội đồ.

mardi 27 septembre 2022

Tuấn Khanh - Chuyện không có điện cho một tiếng hát

 

Ca sĩ Quang Thành, người đại diện cho ca sĩ Khánh Ly im lặng một chút khi nghe yêu cầu về cuộc phỏng vấn nhanh vào tối 25 Tháng Chín. Sau đó anh nói “Mọi chuyện rất rối, và cô Khánh Ly chỉ có thể nói về chuyện này sau ngày 28 Tháng Chín”.

Đó là ngày mà bà Khánh Ly đi về Mỹ và nghỉ ngơi, chuẩn bị cho tour diễn ở Châu Âu. Ngày 28 là ngày mà bà rời khỏi hẳn Việt Nam, không biết khi nào quay lại.

Chương trình của ca sĩ Khánh Ly có tên là Nhớ mùa thu Hà Nội, ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được viết vào năm 1985. Nhưng số phận ca khúc đó cũng long đong không kém show diễn tổ chức tại Nhà Hát Lớn Hà Nội.

dimanche 25 septembre 2022

Dương Quốc Chính - Nghệ sĩ ngoan thì mới có quà

Hai sự việc diễn ra gần trùng thời gian, cách nhau có mấy ngày, cho thấy rằng chính quyền nhất định phải nắm tóc được giới nghệ sĩ nói chung và ca sĩ nói riêng.

Mấy hôm trước thì ca sĩ Tuấn Hưng chấp nhận nộp phạt 12,5 triệu vì lỗi rất ngớ ngẩn mà thực ra không có trong luật lệ nào, đó là tự tiện biểu diễn không xin phép trong phạm vi tư gia. Chuyện này mình đã viết status, lỗi không ở Tuấn Hưng mà ở luật (nói chung để chỉ cả luật, nghị định, thông tư...) chưa được chặt chẽ với trường hợp này. Mình đã chỉ ra là áp luật đó vào đây là không đúng.

Thế nhưng chuyện hay ho hơn là ngay sau khi chịu đóng phạt, tức là ngoan, thì Tuấn Hưng được cho làm phó chủ tịch Hội nghệ sĩ trẻ Hà Nội mà không thấy nói tới việc bầu bán gì ! Nó giống như một món quà cho một nghệ sĩ biết nghe lời?

Nguyễn Thông - Than khóc mà làm gì

 

Việc lãnh đạo "nhà hát lớn" Hà Nội ngang nhiên lấy lý do sửa điện để "hủy" đêm diễn của ca sĩ Khánh Ly tối qua 24.09 không có gì lạ.

Đó là bản chất của họ, thích thì làm, bất cần phải trái, ăn vào máu rồi không bỏ được.

Cũng trong mạch cải cách ruộng đất, nhân văn giai phẩm, chống xét lại, cải tạo công thương, ngăn sông cấm chợ, đổi tiền... thôi. Cũng là kiểu cúp điện tại các phiên tòa xử này nọ thôi, cúp điện tại những cuộc hội họp mà họ không thích, không thể công khai nhảy xổ ra ngăn cấm thôi.

lundi 7 juin 2021

Vũ Thư Hiên - « Đường Về », một kỷ niệm với Văn Cao


Đêm Việt Bắc vào mùa đông rất lạnh. Cái lạnh của rừng nguyên sinh không giống bất cứ cái lạnh nào khác. Trời hanh, mái nứa nổ tí tách.

Đã vận vào người tất tần tật quần áo có trong hành trang rồi, đắp lên mình cả chăn trấn thủ lẫn chăn sui rồi, thế mà tôi vẫn run cầm cập.

Không ngủ được thì đốt lửa mà sưởi. Chỉ cần ra khỏi nhà nhặt cành gãy ở chung quanh là có cả đống. Củi khô nỏ, nhóm dễ. Chẳng mấy chốc lửa đã phừng phừng. Chúng tôi quây vòng chung quanh đống lửa trại. Mặt chúng tôi bỏng rát, nhưng lưng lạnh như băng. Từ tán lá rừng già những giọt sương tí tách rơi xuống. Sương rơi xuống lửa than kêu xèo xèo. Xác sương bay lên cuồn cuộn, ấm và ấm.

vendredi 29 janvier 2021

Nguyễn Công Khế - Lệ Thu, tiếng hát nghìn năm ở lại với người trần thế


Tôi viết về Lệ Thu hơi chậm, vì muốn để lòng mình lắng đọng lại đôi chút.

Nghe Lệ Thu hát thì mình cảm thấy cuộc đời đẫm nước mắt thật. Giọng hát của chị không thể nhầm lẫn với bất cứ ai được. Nghe và buồn, nghe và nhớ, nghe và ngậm ngùi. ”Nước mắt mùa thu khóc ai trong chiều ...”

Nó chân chất, nó lột tả, nó vương vấn làm sao. Nó bi kịch, nó thăng trầm, trôi nổi làm sao cái phận người trong chiến tranh, sau hòa bình, và bây giờ, trong mùa Covid hỗn độn.

Nguyễn Hữu Liêm - Từ Lệ Thu đến Hồng Nhung, ba lần chết của nhạc Việt


(Tưởng niệm ca sĩ Lệ Thu 1943-2021)

(Văn Việt 19/01/2021) Chắc là bạn đã từng nghe ca sĩ Hồng Nhung hát. Một giọng ca điêu luyện, rất hay - không ai phủ nhận. Nhưng như cố nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 đã có lần phê bình rằng Hồng Nhung, hay Thanh Lam, Mỹ Linh, Bằng Kiều là những ca sĩ được đào tạo bài bản, nhưng chính kỹ năng của họ đã giết chết âm nhạc khi trình diễn.

Khi mà kỹ thuật điêu luyện và năng lực lên giọng thật cao kéo hơi thật dài đã trở thành trọng điểm thì chúng trở nên khuyết điểm. “Rằng hay thì thật là hay,” – nói theo cụ Nguyễn Du, nhưng khi nghe Hồng Nhung hay Bằng Kiều hát – thì “nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào.” Khi ca nhạc chỉ là một trình diễn kỹ thuật hát xướng thì cái hay của nó chỉ còn là hương vị khô cằn.

Hãy so sánh Hồng Nhung, Bằng Kiều với Lệ Thu và Chế Linh. Khi hai ca sĩ miền Nam này hát, họ không mang nặng tính trình diễn – mà họ chỉ hát một cách tự nhiên, chân thành, mà yếu tố kỹ năng không là điểm nhấn.

Lê Nguyễn - Tiếc nhớ một giọng ca vàng

 

Đôi lời: Danh ca Lệ Thu được an táng hôm nay 29/01/2021 tại California. Thụy My đăng lại một số bài viết thương tiếc một nữ nghệ sĩ tài năng thời trước 1975. 

Thế là sau bao nhiêu hồi hộp, đồn đoán, tin về sự ra đi của ca sĩ Lệ Thu đã trở thành sự thật! Một giọng ca vàng sẽ không bao giờ tìm thấy lại nữa. Thế hệ của tôi, trưởng thành tại miền Nam vào thập niên 1960, với cuộc sống tinh thần gắn chặt với ba giọng ca vàng: Thái Thanh, Khánh Ly và Lệ Thu. 

Đó là những giọng ca biết tìm cho mình một không gian âm nhạc lý tưởng phù hợp với chất giọng trời cho.

Thái Thanh tìm đến Phạm Duy, với những bản tình ca sâu lắng, luyến láy những tình tự dân tộc và buồn mênh mang; Khánh Ly tìm đến Trịnh Công Sơn, một phù thủy của ngôn ngữ âm nhạc, mà từng giai điệu, từng lời ca tưởng như viết ra chỉ để dành riêng cho chất giọng liêu trai của chị. Lệ Thu không tìm đến một không gian âm nhạc nào nhất định, song chị vượt trội hơn nhiều giọng ca cùng thời ở chỗ chọn đúng âm nhạc cho chất giọng sâu lắng, mượt mà của chị