Affichage des articles dont le libellé est Cưỡng chế. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Cưỡng chế. Afficher tous les articles

vendredi 9 juin 2023

Nguyễn Thông - Vùng cấm

 

Dư luận cả trong lẫn ngoài luồng (tức báo chí mậu dịch và mạng xã hội) về vụ thiếu tướng Hà Tĩnh chỉ săm soi ngôi biệt thự hoành tráng, bữa tiệc vinh quy, lật giở lại những sai phạm cũ của đương sự, v.v…

Mà gần như chưa hề đặt câu hỏi chủ dinh thự khủng kia đã vi phạm gì về việc xây dựng kiên cố trên đất nông nghiệp. Nếu ngôi nhà nằm trên đất thổ cư được phép xây thì đã đành, còn cái ao giả danh nuôi trồng thủy sản kia vốn là đất lúa, đang sát những ruộng lúa, chẳng nhẽ không phải đất nông nghiệp?

Ai đã cấp phép, ai đã làm ngơ để cho nó được tồn tại?

mardi 21 février 2023

Huy Đức - Quả bom Đoàn Văn Vươn

 

[Khi Đỗ Hữu Ca bị bắt, tôi không nghĩ tới "luật nhân quả" mà nghĩ tới Luật Đất đai. Chính chính sách đất đai đã trao quyền bắt bớ những người tử tế như anh Đoàn Văn Vươn cho những kẻ "tội phạm" như Ca.

Xin post lại bài về Luật Đất đai tôi viết 11 năm trước vài ngày sau khi anh Đoàn Văn Vươn bị bắt. Tôi sẽ viết về sửa Luật Đất đai một cách thời sự hơn trong những ngày tới đây. Bài dài, xin chỉ những ai quan tâm hẵng đọc kỹ]

Khi lực lượng cưỡng chế huyện Tiên Lãng đến khu đầm, anh Vươn cho nổ trái mìn tự tạo cài dưới một bình gas. Bình gas không nổ. Nhưng, trái mìn tự tạo vẫn gây tiếng vang như một quả bom, “quả bom Đoàn Văn Vươn”. Vụ nổ không chỉ gây rúng động nhân tâm mà còn giúp nhìn thấy căn nguyên các xung đột về đất đai. Quyền sở hữu nói là của “toàn dân”, trên thực tế, rất dễ rơi vào tay đám “cường hào mới”.

mercredi 18 mai 2022

Mai Bá Kiếm - "Anh ơi biết cho chăng, tiền lẻ không còn"!

 

Khi Chi Cục thuế TP Thủ Đức tuyên bố sẽ cưỡng chế thu hồi tiền đấu giá đất của Dream Repulic (3.820 tỉ đồng) và Sheen Mega (4.000 tỉ), tôi đã biết kết cục Chi Cục sẽ hát nhạc chế với Cục Thuế TPHCM “Anh ơi biết cho chăng tiền lẻ không còn!”.

Chi Cục giải thích “Hai công ty này mới thành lập, chưa giao dịch gì, cũng không có dòng tiền trong tài khoản”.

Rồi, Chi Cục dọa “đến hết 30 ngày kể từ khi cưỡng chế (6/6/2022), nếu vẫn chưa thu được tiền thì Chi Cục sẽ báo cáo Cục Thuế TP để phong tỏa hóa đơn trong vòng 1 năm. Chi Cục phải đợi đến ngày 6/7/2022 (quá 180 ngày), nếu cả hai Cty này đều không nộp tiền thì sẽ bị mất tiền đặt cọc!

mardi 5 octobre 2021

Nguyễn Thông - Những phát lộ đáng sợ (2)

 

Trong vụ “cưỡng chế xét mũi” ở tỉnh Bình Dương hôm 28.9, điều may mắn nhất là kết quả xét nghiệm. Người phụ nữ đó cần cảm tạ trời đất và cả khoa học nữa khi có kết quả âm tính.

Cứ thử hình dung xem, nếu cô ấy bị dương tính sẽ như thế nào. Không chỉ nhà chức việc, chính quyền, đoàn thể, hệ thống chính trị, mà cả báo chí truyền thông mậu dịch sẽ được dịp lên án “đương sự” không tiếc lời.

Từ một nạn nhân sẽ biến thành tội nhân trong phút chốc. Từ người phụ nữ đáng thương bị cưỡng chế, bị tước đoạt quyền con người sẽ thành kẻ chống đối, cứng đầu, gieo rắc dịch bệnh, thậm chí bị nâng lên thành thế lực thù địch. Còn ai dám bênh vực người thấp cổ bé miệng bị cường quyền đàn áp, trước bộ máy hành sự và tuyên truyền như thế.

jeudi 30 septembre 2021

Nguyễn Thông - Những phát lộ đáng sợ (1)


Vụ "đàn áp ngoáy mũi" ở thành phốThuận An, tỉnh Bình Dương hôm 28.9 làm lộ ra nhiều vấn đề nghiêm trọng.

Vẫn biết ở xứ mặt trời rực rỡ, mọi chuyện, nhất là chuyện xấu, sẽ qua đi rất nhanh, bị quên đi rất nhanh, thế nên mới có câu thành ngữ nổi tiếng "ném đá ao bèo". Nhưng tránh sao khỏi bia miệng vẫn tạc chỗ này chỗ kia, khi ấy khi khác.

Phát lộ nhiều lắm. Như người ta nói với nhau, trận dịch khốn nạn này giết chết bao nhiêu người, tàn phá lung lay cả xã hội, còn ghê hơn chiến tranh. Nhưng nó cũng có “công” làm phát lộ, phơi bày ra nhiều thứ xấu xa kín đáo, trong đó phần nhiều của nhà cai trị. Nhiều, khó mà kể hết được, chỉ tranh thủ nhặt ra đôi điều.

mercredi 29 septembre 2021

LS Trần Đình Dũng - Pháp luật cần phải được thượng tôn


Vụ đội phòng dịch phường Vĩnh Phú, Thuận An, Bình Dương phá cửa đưa người phụ nữ trong căn hộ chung cư đi xét nghiệm Co.vid-19 là hình thức cưỡng chế hành chính. Nhưng trong hệ thống pháp luật Việt Nam, có điều khoản nào cho phép cưỡng chế công dân như thế không?

KHÔNG CÓ ĐIỀU LUẬT NÀO CHO PHÉP CƯỠNG CHẾ CÔNG DÂN TEST COVID

Các quyền công dân được hiến định trong Hiến pháp 2013, kể cả trong tình trạng dịch bệnh như hiện nay vẫn không bị mất đi. Chính phủ điều hành quản trị nhà nước từ trung ương đến địa phương cũng trên nguyên tắc hiến định mà thực hiện, kể cả quản trị dịch bệnh. Nói như thế để chúng ta thấy rằng, trong phòng dịch cũng phải thượng tôn pháp luật, không thể bất chấp pháp luật để thực hiện.

Nguyễn Văn Tuấn - Họ đã làm hại chế độ


Đến giờ này thì tôi tin là Thủ tướng và nhiều người cao cấp trong Chánh phủ đã biết sự việc một nhóm dân phòng, công an và cảnh sát cơ động phá cửa và xông vào nhà của một phụ nữ để điệu đi làm xét nghiệm (và kết quả âm tính).

Vấn đề đặt ra là họ sẽ làm gì để cho người dân bớt bị khổ nhục.

Bối cảnh là chung cư đã có một người bị nhiễm, và chị này không ra khỏi nhà vì sợ bị nhiễm. Tức là chị ấy chẳng gây rủi ro cho ai. Khó nghĩ ra một lý do để mấy người cầm quyền ở địa phương hành động một cách bạo lực như vậy.

mercredi 13 janvier 2021

Ngọc Vinh - Tội ác của luật đất đai


Sáng nay, có dịp đi ngang bến xe Văn Thánh cũ. Giờ nơi khu đất từng là tài sản công đó, một tòa cao ốc sang trọng đang mọc lên. Không biết của ai, nhưng chắc không phải của nhà nước.

Rồi đi ngang cầu Sài Gòn, nơi khi xưa là cảng hải quân chế độ Việt Nam Cộng Hòa, giờ đầy tràn cao ốc. Những cao ốc ấy cũng không phải của nhà nước.

Cảng Ba Son cũng vậy, rồi ABCD...Z cũng vậy, từng là đất công, giờ biến thành bất động sản của tư nhân. Một cuộc chuyển hóa ngoạn mục vô tiền khoáng hậu.

lundi 14 septembre 2020

Mai Quốc Ấn – Những ai coi đất đai là máu thịt sẽ không sợ hãi

Ở một quốc gia quay cuồng vì đất, và nền tảng GDP nặng từ thuế phí giao dịch đất đai hay các đại gia phất lên nhờ buôn/cướp đất.

Thì tuyệt đại đa số người dân sẽ nhìn vào một bản án để chọn cách hành xử, chứ không phải để sợ hãi.

Các vụ phản kháng cưỡng chế đất đai gần đây cho thấy con số thương vong (bao gồm cả án tử) chỉ tăng chứ không giảm.

dimanche 22 mars 2020

Cù Mai Công - Sai phạm tày trời của Lê Thanh Hải



ÔNG THĂNG CHỈ PHÁ MỘT BỘ NGÀNH VÀI NGÀN TỈ, ÔNG HẢI PHÁ CẢ KHU ĐÔ THỊ MẤY TRĂM NGÀN TỈ, "QUẬY TƯNG" TP.HCM LỚN NHẤT NƯỚC

Ngày 20-3, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy: Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và Quy chế làm việc của Thành ủy. Thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm kéo dài trong quá trình thực hiện Dự án đầu tư Khu đô thị mới Thủ Thiêm. 

Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật ông Lê Thanh Hải bằng hình thức Cách chức Bí thư Thành ủy TP.HCM nhiệm kỳ 2010 - 2015.

mercredi 8 janvier 2020

Việt Nam : Hai ông Hoàng Trung Hải và Lê Thanh Hải bị đề nghị kỷ luật

Ông Lê Thanh Hải (hàng thứ 2, bên trái) trong Đại hội Đảng 12, ngày 21/01/2016 tại Hà Nội.
Đăng ngày:


Báo chí trong nước cho biết ông Hoàng Trung Hải « có vi phạm, khuyết điểm » về dự án mở rộng giai đoạn 2 Công ty Gang thép Thái Nguyên (TISCO II). Còn ông Lê Thanh Hải « có vi phạm, khuyết điểm » liên quan đến dự án đầu tư khu đô thị mới Thủ Thiêm. Trả lời RFI Việt ngữ, nhà báo Lưu Trọng Văn từ Saigon nhận xét về nỗi oan 20 năm qua của bà con Thủ Thiêm bị giải tỏa lấy đất làm dự án.
« Việc Ủy ban Kiểm tra Trung ương đưa ra ý kiến kỷ luật những người dính vào vụ Thủ Thiêm, thật ra đây là nỗi đau rất lớn của người dân Thủ Thiêm hai mươi năm nay rồi. Nỗi oan ức, uất nghẹn mà bây giờ mới gọi là thấu đến cung đình. 

samedi 2 février 2019

Hoàng Linh - Hoa xuân bên thềm cũ



Tôi mang mấy tờ báo Xuân Tuổi Trẻ và vài phong bao lì xì đến thăm mấy cô chú bên Thủ Thiêm là người quen hơn 30 năm trước nổi tiếng về nghề huê kiểng.

Trời đất, quận 2 vắng lặng lạ thường không có chút không khí Tết nào, hoa đào hoa mai cũng chẳng thấy.

Ông chú cố cựu nói, ước gì ông còn sống đến ngày chính quyền giải quyết ổn thỏa vấn đề nhà đất, ông sẽ về lại cuộc đất cũ, dựng lại căn nhà đơn sơ như cũ. Để chậu bông mai ở bậc thềm, cặp vạn thọ ở hàng ba và nhìn ra trời đất, như thế chết cũng mãn nguyện lắm rồi.

Đây có lẽ cũng là mơ ước của chú Tám, cô Bẩy, dì Sáu và hàng ngàn người dân cố cựu ở Thủ Thiêm.Con đường từ khu tạm cư, từ những căn phòng trọ về nền đất cũ không xa nhưng đi mãi không đến được. Hai mươi năm rồi, những cuộc khiếu kiện triền miên và không có hồi kết.

jeudi 31 janvier 2019

Việt Nam : Những người nông dân đứng lên giữ đất

Một chỉ huy cảnh sát cảm ơn dân làng Đồng Tâm đã thả các con tin ngày 22/04/2017.

Mong muốn tăng trưởng, Việt Nam dựa vào đà tiến của kỹ nghệ với việc sử dụng nhiều nhân công và phát triển địa ốc, nhưng không quan tâm mấy đến hậu quả cho môi trường và đất nông nghiệp. Điều này gây phẫn nộ cho giới nông dân.
Cưỡng chế đất : Nguồn gốc gây căng thẳng trong xã hội Việt Nam 

Tác giả Pierre Daum trên Le Monde Diplomatique dẫn ra một trường hợp độc đáo tại làng Đồng Tâm ở ngoại ô Hà Nội hồi tháng 4/2017. Hàng trăm người dân biểu tình từ nhiều tháng chống lại việc lấy đất cho một dự án địa ốc. Họ đã dám bắt giữ 38 cảnh sát cơ động được điều đến để cưỡng chế. Thay vì dùng đến vũ lực, chính quyền Việt Nam đã gởi chủ tịch Ủy ban Nhân dân Hà Nội Nguyễn Đức Chung đến thương lượng với những người bắt con tin. Cuối cùng dân làng đã thả các « tù nhân », đổi lấy lời hứa bồi thường thỏa đáng.
Đây không phải là trường hợp duy nhất. Tại Nam Ô ở miền trung vốn nổi tiếng về nước mắm, nhiều gia đình hiện đang từ chối rời bỏ nhà cửa để nhường chỗ cho dự án xây dựng một khu du lịch rất lớn. Khu vực này nuốt trọn diện tích bờ biển, khiến ngư dân không thể ra biển đánh cá cơm, nguyên liệu thiết yếu để làm món nước chấm truyền thống.

samedi 19 janvier 2019

Đỗ Trung Quân - Tết của Lộc Hưng



Tuần sau là vào chương trình nấu bánh chưng cho tết của đồng bào Vườn rau Lộc Hưng. 

Tôi đã đọc những bài báo viết về Lộc Hưng nôi dung tóm gọn đại loại :

- Nơi có bọn tệ nạn
- Noi có thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa
- Nơi có bọn cất nhà trái phép
- Nơi có tài liệu tuyên truyền chống nhà nước
- Nơi vân vân vân và vân vân…

vendredi 18 janvier 2019

Việt Nam cưỡng chế Vườn rau Lộc Hưng, gây bất mãn cho Công giáo

Hơn 100 căn nhà ở khu Vườn rau Lộc Hưng bị đập phá. Ảnh TMCNN

Reuters hôm 17/01/2019 nhận định, việc chính quyền phá hủy trên 100 căn nhà ở khu Vườn rau Lộc Hưng, Tân Bình trong đó có một cơ sở của Công giáo, đã đẩy Giáo hội vào thế phải phản đối, trong bối cảnh đã có nhiều vụ chính quyền trưng thu đất đai.

Hãng tin Anh cho biết cư dân khu vực này thuộc phường 6 quận Tân Bình, đã không được chính quyền cảnh báo trước khi nhà cửa bị đập phá, và sau đó được đề nghị nhận một món tiền bồi thường nhỏ. Theo báo chí Nhà nước, những căn nhà này được xây dựng bất hợp pháp. 

Hơn 100 hộ dân trong đó có nhiều người sinh sống trên khu đất bị cưỡng chế từ năm 1954, đã gởi đơn kêu cứu lên chính quyền trung ương, và hiện nay đã có 17 văn phòng luật sư nhận trợ giúp pháp lý. Được biết trong số những căn nhà bị phá hủy có một cơ sở của Dòng Chúa Cứu Thế dành làm chỗ trú ngụ cho khoảng 20 thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa không nơi nương tựa. 

mardi 15 janvier 2019

Minh Uyên - Lộc Hưng, trăm nghe không bằng một thấy



Vì một khách hủy hẹn nên tôi quyết định qua Lộc Hưng một chuyến, cũng may có một đứa em quen từ bên Nhật cũng chưa đi nên hai chị em hẹn nhau đi.

Trên đường, chúng tôi kể về những kỷ niệm cùng nhau khi em còn ở Nhật, câu chuyện có lẽ hơi nhạy cảm, đánh động đến nhân vật thứ ba trong xe - anh tài xế. Cho nên khi tới vườn rau là anh ấy bảo tụi tui xuống ngay, ảnh nói ảnh phải đi đón khách...

Hai chị em vừa bước xuống xe, cảnh tượng và cảm xúc khó tả.

dimanche 13 janvier 2019

Đoàn Bảo Châu - Sự lừa dối có hệ thống



Luật đất đai về sở hữu "toàn dân" là một cái luật khốn nạn, bất nhân, rừng rú. Chính vì cái luật này mà những người dân đang sống yên ổn trên mảnh đất, trong ngôi nhà của mình một ngày nào đấy có thể lâm vào cảnh màn trời chiếu đất, bơ vơ và uất hận cho đến chết. 

Chỉ cần doanh nghiệp nào đấy thấy một mảnh đất ngon, câu kết với chính quyền vẽ ra dự án, cố tình vẽ ra vài tiêu chí có vẻ phù hợp với chủ trương chung là có thể hất những người dân ra khỏi chính ngôi nhà, mảnh đất của họ. Bởi người dân không có quyền sở hữu mảnh đất họ sống, chỉ là có quyền sử dụng đất nên một vài cái công văn, quyết định là có thể cưỡng chế, bắt buộc người dân cầm đồng tiền "đền bù" rẻ mạt để bắt đầu cuộc sống vô gia cư. 

Một dự án lưu manh được dựng lên, sau khi đá người dân ra khỏi mảnh đất của họ thì nó thuộc về ai? Nó vẫn thuộc về "toàn dân" về mặt lý thuyết, nhưng thực chất là nó thuộc về thằng chủ dự án, bởi nó có thể bán lại cho khách hàng. Thuộc về toàn dân nhưng dân chân đất mắt toét có thể đặt chân vào được không? Tất nhiên là không. Vào là chúng nó đánh cho vỡ đầu nhập viện ngay. 

samedi 12 janvier 2019

Ngô Thị Kim Cúc - Không có Tết với người dân Lộc Hưng vong gia thất thổ



Những hình ảnh trên mạng xã hội giúp những người quan tâm tới việc “cưỡng chế” ở vườn rau Lộc Hưng- Tân Bình- Tp Hồ Chí Minh hình dung được chuyện gì đang xảy ra ở đó. Nó chẳng có gì khác so với những tỉnh vùng sâu vùng xa, nơi nhà cầm quyền toàn quyền làm tất cả những gì mình muốn, để thực hiện trót lọt những vụ việc sẽ được tính vào “thành tích” cuối năm.

“Thành tích” ở Lộc Hưng là nhà cầm quyền quận Tân Bình đã “cưỡng chế” thành công những nhà dân làm trên khu đất vườn rau Lộc Hưng, biến họ thành những kẻ vong gia thất thổ. Tiến trình việc cưỡng chế không có gì mới: người nhà nước bao vây, chốt chặn ở các ngả đường, để xe chuyên dụng có thể dễ dàng phá sập những căn nhà của người nghèo xây cất một cách không quá kiên cố.

Hoàng Hải Vân - Về vụ cưỡng chế ở Vườn rau Lộc Hưng



Cưỡng chế 112 căn nhà của dân ngay tại một thành phố lớn nhất nước là chuyện to đùng. Nhưng đáng buồn là đọc thông tin trên báo chí chính thống người ta chỉ thấy cùng một giọng, thậm chí có nhiều câu giống nhau. 

Tôi chưa nói báo đăng đúng hay sai, nhưng một vụ to như vậy, làm báo có nghiệp vụ phải tự mình tiếp cận sự thật. Nó ngay ở Sài Gòn chứ có xa xăm gì đâu. Việc đưa tin một chiều của báo chí chính thống chỉ có hại chứ chẳng có lợi gì cho chế độ, vì nó “kích ngòi” cho báo chí tiếng Việt ở nước ngoài và mạng xã hội đàm luận, sự đàm luận có nhiều mục đích khác nhau. 

Chớ có đem “thế lực thù địch”, đem “bọn phản động” lợi dụng chống phá chính quyền ra hù dọa để biến sự kiện này thành "nhạy cảm". Chẳng có “thế lực thù địch” nào, chẳng có “bọn phản động” nào có thể lợi dụng chống phá chính quyền nếu như hành vi của chính quyền là minh bạch chỉ vì lợi ích của nhân dân. Còn việc bịa đặt để chống phá thì chỉ có thể đáp trả lại bằng lẽ phải và thông tin trung thực.

Dương Quốc Chính - Đằng sau vụ Lộc Hưng và lý do khiến phía Công giáo im lặng



Việc "mượn" đất sau năm 54 ở Hà Nội và sau 75 ở Sài Gòn là cực kỳ phổ biến. Năm 54 ở Hà Nội, sau khi Việt Minh tiếp quản với lượng cán bộ khổng lồ đổ về thì đương nhiên bài toán nhà ở là chuyện lớn. 

Với các nhà ở của người Pháp và dân di cư bỏ lại nhà thì đương nhiên sung công, rồi phân cho cán bộ và các công sở, sứ quán. Nhà của các lãnh đạo đảng và nhà nước như các ông Giáp, Duẩn, Đồng, Chinh...là những biệt thự lớn của quan chức thực dân. Nhiều biệt thự bỏ lại bị chia năm xẻ bảy như nhà tập thể cho 5-7 gia đình cán bộ. Điều đó tương đối hợp tự nhiên khi thay đổi chế độ.

Vấn đề éo le nhất là với những gia đình giàu có ở Hà Nội, không có nợ máu, thậm chí có công với chế độ mới. Có gia đình đại trí thức, quan to triều đình, có nhiều biệt thự lớn hiến cho nhà nước, rồi được nhà nước "cho mượn" lại nhà của chính mình để ở, hiện khu đất đó vẫn thuộc diện "trung ương quản lý".