Affichage des articles dont le libellé est Biển Đông. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Biển Đông. Afficher tous les articles

vendredi 15 mars 2024

Lê Học Lãnh Vân - Văn hóa giữ nước và văn hóa tham nhũng

1) Cứ tới ngày ngày 14/03 hàng năm, người Việt tưởng nhớ sáu mươi bốn cán bộ, chiến sĩ công binh hải quân Việt bị giết chết trong cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền vùng biển, đảo Gạc Ma chống lại quân Trung Quốc xâm lăng năm 1988.

Ngày đó luôn có một cụ già lụm cụm bày bàn cúng trên bãi biển, hướng ra biển, vái mời anh linh sáu mươi bốn liệt sĩ Trường Sa về hưởng. Trong số sáu mười bốn người đó, có một người là con của cụ. Và cụ coi tất cả là con của cụ, những người bỏ mình bảo vệ quê hương!

Cụ Hoàng Nhỏ mất ngày 30/01/2023. Từ khi cụ già yếu năm 2022 không còn ra bãi biển cúng được nữa, con cháu thay cụ bày bàn cúng giỗ anh linh liệt sĩ Trường Sa hàng năm!

Mạc Văn Trang - Không hiểu nổi !

 

Vợ tôi, Kim Chi dặn:

- Bữa trưa nay anh phải tùy nghi di tản. Chín giờ em đi họp mặt với các bạn học sinh miền Nam tập kết và liên hoan… 1954 - 2024, 70 năm rồi, mấy chục đứa vẫn gắn bó với bao nhiêu kỷ niệm. Toàn trên 80, U90, chắc gặp nhau được lần này.

Kim Chi chuẩn bị áo quần, quà cáp rất chu đáo, hớn hở ra đi như đứa trẻ! Chừng một giờ sau thấy quay về, mặt buồn bực:

- Chúng nó không cho đi! Hôm nay 14/03, nó tưởng mình đi thắp hương tưởng niệm 64 chiến sĩ hy sinh ở đảo Gạc Ma!

jeudi 14 mars 2024

Lưu Trọng Văn - Quảng Bình : Một con đường mang tên Trần Văn Phương, anh hùng Gạc Ma

Theo nhà văn Phạm Phú Thép, chủ tịch hội Văn học Nghệ thuật Ba Đồn và tường thuật của nhà báo Thanh Hiếu trên VOV:

“Tối qua 13/3, bên bờ sông Gianh, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình, Ban Liên lạc cựu binh Gạc Ma tổ chức lễ thả hoa đăng tưởng niệm 64 liệt sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ chủ quyền của đất nước tại các đảo đá Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao ngày 14/3/1988.”

Gã được biết đây là hoạt động hàng năm của các cựu binh Gạc Ma từ các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị. Họ cùng thân nhân các liệt sĩ hy sinh ở Gạc Ma quê Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị tưởng nhớ đồng đội và người thân của mình bị bọn cộng sản Trung Quốc thảm sát dã man khi bảo vệ đảo của tổ quốc.

Nguyễn Thông - Nửa sự thật vụ Gạc Ma

 

Trừ vài tờ báo kiên định lập trường như báo quân đội, báo nhân dân quyết không hó hé gì về ngày 14.3.1988 - trận chiến Gạc Ma, khá nhiều tờ quốc doanh đã nhắc tới sự kiện này.

Tờ nào cũng gào lên "vòng tròn bất tử", "nỗi đau bất tử"... thể hiện yêu thương tột cùng, căm giận tột cùng. Nhưng đọc từ đầu tới cuối vẫn không biết những người lính hải quân đáng kính trọng ấy hy sinh bởi kẻ nào. Chả nhẽ các anh chết do bão.

Ngay cả tờ Tuổi Trẻ, tờ báo được coi là thẳng thắn, có bài rất hoành tráng, nhưng giấu biệt kẻ đã giết các anh, nhưng người lính anh dũng của chúng ta. Tờ Tin tức của Thông tấn xã Việt Nam cũng rất dài, dài ơi là dài, cũng không một chữ.

mercredi 13 mars 2024

Kha Tiệm Ly - Văn tế tử sĩ Gạc Ma

 

Kính dâng 64 anh linh của những anh hùng hy sinh vì tổ quốc thân yêu tại Gạc Ma ngày 14/03/1988

Ôm hận thù biển cao sóng hờn căm,

Phủ tang tóc mây che màu u uất.

Giọt máu hồng làm mặn nước Biển Đông,

Khăn sô trắng phủ đau trời tổ quốc!

mardi 12 mars 2024

Trần Trung Đạo - Nhân dịp tưởng niệm Gạc Ma, so sánh « chiến thuật xúc xích » của Hitler và Tập Cận Bình

 

Salami là một loại xúc xích làm bằng thịt bò hay heo được cắt thành những lát mỏng để ăn. Khi dùng trong chính trị học, “Chiến Thuật Xúc Xích” (Salami Tactics) là một chiến thuật nhằm chẻ mỏng đối phương để dễ bề lần lượt tiêu diệt toàn bộ.

Chiến thuật này được các đảng cộng sản áp dụng trong các giai đoạn tranh chấp chính trị tại Ba Lan và Hungary sau Thế Chiến Thứ Hai. Trong đó các đảng cộng sản Đông Âu dưới sự ủng hộ tích cực của Liên Xô, đã từng bước loại các thành phần không cộng sản ra khỏi guồng máy lãnh đạo quốc gia.

Thuật ngữ chính trị “Chiến Thuật Xúc Xích” (Salami Tactics) đầu tiên được lãnh tụ cộng sản Hungary Mátyás Rákosi dùng để mô tả cách ông ta loại bỏ các thành phần không cộng sản cuối thập niên 1940.

samedi 2 mars 2024

Lê Xuân Nghĩa - Ukraine sắp nhận được hàng trăm nghìn quả đạn pháo

 

Bộ trưởng Quốc phòng Phần Lan tuyên bố: "Ukraine nên tấn công các mục tiêu quân sự bên trong nước Nga với vũ khí được chúng tôi cung cấp. Nếu không, các mục tiêu này sẽ tấn công vào Ukraine.

Đây là hành động phòng thủ mà Ukraine đang tiếp hành hoàn toàn hợp pháp bởi Hiến chương Liên Hợp Quốc cho phép tấn công các mục tiêu quân sự xuyên biên giới đất liền”.

Đồng thời, Tổng thống Cộng hòa Séc vui mừng thông báo rằng EU đã chuyển được 50 % kinh phí của lô đạn pháo 800 nghìn quả. Hàng trăm nghìn quả đạn pháo 155 mm sẽ đến Ukraine trong vài tuần nữa.

mercredi 14 février 2024

Lê Huyền Ái Mỹ - Hôm nay, mồng 5 Tết…

Hôm nay mồng 5 Tết Giáp Thìn, 14-2, kỷ niệm 235 chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa đã đánh đuổi 29 vạn quân Thanh ra khỏi bờ cõi nước ta.

Năm ngày tới, 17-2 (ngày 21 tháng Giêng năm Kỷ Mùi, 1979), tròn 45 năm cuộc chiến đấu chống quân xâm lược Trung Quốc, bảo vệ các tỉnh biên giới phía Bắc. Trước đó, cũng những ngày cận Tết, 27 tháng Chạp năm Quý Sửu, tức 19-1-1974, Trung Quốc đã đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam…

Trước khi tiến hành lễ “thệ sư” ở Thọ Hạc, Thanh Hóa, vua Quang Trung đã đọc lời hịch kêu gọi: “Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao nấy đã phân biệt rõ ràng, phương Nam phương Bắc chia nhau mà cai trị… Nay người Thanh lại sang, mưu đồ lấy nước Nam ta đặt làm quận huyện, không biết trông gương mấy đời Tống, Nguyên, Minh xưa. Vì vậy ta phải kéo quân ra đánh đuổi chúng…”.

Lê Xuân Nghĩa - Không thể có độc lập, tự chủ khi bạn còn yếu và bị kẻ thù dòm ngó

 

Hôm nay, Hãng NHK đưa tin: Nhật Bản lên kế hoạch hỗ trợ an ninh hàng hải cho bốn quốc gia Đông Nam Á.

Nhật Bản có kế hoạch cung cấp hỗ trợ lâu dài cho các cơ quan hàng hải ở Philippines, Indonesia, Malaysia và Việt Nam. Động thái này nhằm mục đích chống lại sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc ở Biển Đông.

NHK cho biết Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản sẽ phát triển kế hoạch 10 năm để hỗ trợ bốn quốc gia, mà chính phủ coi là ưu tiên hàng đầu về mặt an ninh.

dimanche 21 janvier 2024

Trung Dũng - Sầu thi Đông Hải

 

1. HÃY THẢ THÊM MUỐI VÀO BIỂN CỦA TÔI

Tôi hòa nước mui đ đy chiếc thau nhôm

Th vào đy nhng hình nhân bng gm

Thi căm gin cho ngút lên thành sóng

Ri khóc tràn ký c Bin Đông.

         Ơi bin VIt Nam, ơi sóng Vit Nam…”

         Sóng rn rn dưới thân tàu gic Hán

         Tiếng chuông chùa t Tung Sơn thăm thm

         Vng âm hn trên tri bin nước tôi.

samedi 20 janvier 2024

Đào Dân - Bài nói chuyện trong buổi ra mắt sách ‘’Sự thật Hải chiến Hoàng Sa" của Thềm Sơn Hà ngày 11 tháng 1 năm 2015

 

Kính thưa ông cựu thứ trưởng, kính thưa quý liệt vị quan khách, kính thưa quý niên trưởng, kính thưa quý chiến hữu và kính thưa tất cả các bạn.

Tôi là một cựu sĩ quan Hải Quân, xuất thân khóa 18 của Hải Quân Nha trang, là khóa đàn em của Niên trưởng Thềm Sơn Hà, là tác giả của tập sách “Sự thật Hải chiến Hoàng Sa 19 tháng 1 năm 1974 ”mà một số quý vị đang cầm trên tay.

Sở dĩ mà tôi có được cái vinh dự hôm nay đứng đây nói chuyện với quý vị là vì tôi đã tham dự vào trận hải chiến này, dù một cách tình cờ. Tình cờ bởi vì chỉ chưa đầy hai tháng trước trận chiến, Sau khi tốt nghiệp khóa 2/73 Trung cấp Hải Quân ở Trung Tâm huấn luyện Hải Quân Sài gòn thì đáng lẽ theo thứ tự ưu tiên, tôi được quyền chọn một đơn vị khác, không tác chiến, và ở gần Sài Gòn.

Trần Trung Đạo - Vai trò của Mao Trạch Đông trong chiến dịch tiến chiếm Hoàng Sa 1974

Luồng gió ngoại giao đã đổi chiều khi Tổng Thống Hoa Kỳ Richard Nixon bắt tay Mao ngày 21 tháng Hai 1972.

Chuyến viếng thăm Trung Cộng của Nixon nhắm vào ba mục đích: (1) Hướng tới một giải pháp hòa bình tại Đài Loan, (2) Tìm một giải pháp hòa bình cho chiến tranh Việt Nam qua đàm phán và (3) Giảm ảnh hưởng của Liên Xô.

Như lịch sử đã chứng minh, ít nhất hai trong số ba mục đích của Tổng Thống Richard Nixon đều không đạt được. Chỉ riêng vấn đề Việt Nam, chiến tranh không chấm dứt bằng giải pháp hòa bình mà bằng máu cho đến ngày 30-4-1975.

Nguyễn Thông - Hoàng Sa

 

Cứ phải nói hẳn thế này: Nỗi đau bị mất Hoàng Sa và một số đảo ở quần đảo Trường Sa là nỗi đau mất nước. Cứ kiểu "đấu tranh" như vừa qua và bây giờ, có khi mất vĩnh viễn.

Thời nào cũng vậy, tổ quốc là quê hương, "nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc" là nỗi đau của người tử tế. Không được cầm thanh gươm nghìn cân ra trận để đòi vùng đất vùng biển bị mất về thì chí ít cũng bày tỏ niềm đau ấy, tỏ thái độ rõ ràng.

Nhưng người dân chỉ làm được thế thôi, chứ có muốn đòi, quyết đòi, quyết giành lại hay không thì phải do nhà cầm quyền. Những văn mẫu phát ngôn hết sức chung chung mơ hồ của người phát ngôn, nói thẳng ra, đối với kẻ xâm lược, không có giá trị gì cả.

Nguyễn Hồng Lam - Hoàng Sa, giữa muôn trùng vây

 

Hôm nay, 19/1/2024, tròn 50 năm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa bằng vũ lực.

Phải khẳng định ngay, Hiến chương Liên Hợp quốc cũng như tất cả các văn bản luật quốc tế đều không thừa nhận việc sử dụng vũ lực để chiếm đóng lãnh thổ, biển đảo của một quốc gia có chủ quyền. Mọi hành vi cưỡng chiếm bằng vũ lực đều không có giá trị về mặt pháp lý.

Vì thế không có chuyện thời hiệu 50 năm Việt Nam mất chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa! Đó chỉ là "sợi dây" một số người tự đem ra trói mình để rồi lo lắng và gây áp lực, tuyên truyền méo mó. Mãi mãi, Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam. Chọn đường lối hòa bình, cuộc đấu tranh giành lại biển đảo, giành lại chủ quyền tuy trường kỳ, cam go nhưng chúng ta chưa bao giờ nguôi quên hay ngừng nghỉ.

vendredi 19 janvier 2024

Lưu Trọng Văn - Năm mươi năm nỗi đau dân tộc

 

Vậy là tròn 50 năm Hoàng Sa bị cộng sản Trung Quốc cưỡng chiếm.

1. Gã nhớ như in ngày 27.07.2011, lần đầu tiên giới trí thức Sài Gòn tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh bảo vệ Tổ quốc, trong đó có cả 74 chiến sĩ hải quân Việt Nam Cộng Hòa hy sinh ngày 19.1.1974 tại Hoàng Sa.

Khi luật gia Lê Hiếu Đằng mời gã phát biểu, lời thưa đầu tiên của gã là: Thưa bà Huỳnh Thị Sinh vợ của hải quân thiếu tá Việt Nam Cộng Hòa Ngụy Văn Thà, người đã chỉ huy hạm tàu Nhật Tảo HQ-10, hy sinh anh dũng ở Hoàng Sa.

Cù Mai Công - Năm mươi năm Hải chiến Hoàng Sa (1974-2024) : Kỳ 4

 

HẦU CHUYỆN “NHỮNG TRAI HÙNG ĐI GIÚP NON SÔNG” NĂM XƯA

(Trích "Sài Gòn một thuở - Dân Ông Tạ đó" tập 2 - đã phát hành)

Anh Vũ Hữu San, hạm trưởng khu trục hạm HQ-4 Trần Khánh Dư vẫn nóng tính như ngày nào tham chiến, chỉ huy hành quân Hải chiến Hoàng Sa 1974 khi “yêu cầu” lính cũ của mình là giám lộ tàu HQ-4 Lữ Công Bảy : “Bảy cố gắng mời bằng được CMC, hàng xóm vùng Ông Tạ của anh, cho anh được vui cuối đời".

Tôi mạo muội gọi anh San là anh vì cụ Soạn, ba anh và ba tôi cùng lứa ở Ông Tạ, dù cụ hơn tuổi ba tôi. Đúng ra về tuổi, anh San là bậc cha chú tôi. Nhưng vì anh là con trưởng trong nhà, tôi là con thứ, gần út nên kém anh San gần 30 tuổi.

Trong cuộc hải chiến bi hùng ấy, tàu HQ-4 vùng vẫy, tung hoành giữa vòng vây hai tàu lớn của TQ là 271, 274. Hải quân Trung Quốc tưởng HQ-4 là soái hạm nên tập trung hỏa lực tấn công, kèm chặt. 

Cù Mai Công - Năm mươi năm Hải chiến Hoàng Sa (1974-2024) : Kỳ 3

 

CHÍ KHÍ VIỆT LẪM LIỆT TRÊN SÓNG BIỂN HOÀNG SA

Sáu giờ sáng 19-1, hải đoàn Việt Nam Cộng Hòa chia hai phân đoàn. Phân đoàn Một gồm hai tàu tốt nhất HQ-4, HQ-5 đổ bộ các nhóm biệt hải, hải kích (tấn công biển) tái chiếm đảo Quang Hòa (HQ-4 chỉ huy). Phân đoàn Hai gồm HQ-10, HQ-16 yểm trợ hải pháo, ngăn chặn tàu địch (HQ-16 chỉ huy).

Theo thượng sĩ giám lộ tàu HQ-4 Lữ Công Bảy, “Khi đến gần đảo Quang Hòa, bằng ống dòm và mắt thường, chúng tôi phát hiện doanh trại mới toanh có cờ Trung Quốc. Ở phía bắc đảo, hàng trăm quân Trung Quốc đổ bộ ào ạt lên. Chúng núp sau các tảng đá chĩa súng vào các biệt đội... Và rồi quân Trung Quốc đã nổ súng. Lúc 8 giờ 30, đại liên và cối 82 bắn thẳng vào đội hình nhóm hải kích Việt Nam. Họ đang ở vị trí cực kỳ nguy hiểm. Hai  binh sĩ Việt Nam tử thương, hai bị thương”.

Hạm trưởng HQ-4 Vũ Hữu San yêu cầu: Tất cả sĩ quan, binh lính sẵn sàng quân trang, quân dụng chiến đấu với nón sắt, áo giáp, áo phao, giày không cột dây...

Quốc Việt - Chiến hạm Nhật Tảo, những giờ cuối cùng

 

20 giờ ngày 17-1-1974, chiến hạm Nhật Tảo quay mũi trực chỉ Hoàng Sa. Lúc này một máy chính của tàu không sử dụng được, rađa trục trặc, hỏa lực đối hạm đều là thế hệ cũ ...

Chuyến hành quân cuối cùng

"Mẹ tôi khóc suốt nhiều năm bên nấm mộ chiêu hồn sau ngày anh tôi hy sinh ở Hoàng Sa. Đến đám giỗ cuối cùng của anh, khi ấy mẹ còn sống, trên giường bệnh bà vẫn trăng trối: Con phải gắng đưa anh về. Tổ tiên, mồ mả ông bà trên đất quê hương, đừng để anh ngoài biển lạnh lẽo!". Huế, tháng 1, mưa mờ mịt. Người em tử sĩ Vương Thương ứa nước mắt, nhắc chuyện anh mình và trận tử chiến Hoàng Sa...

jeudi 18 janvier 2024

Quốc Việt - Hoàng Sa, ngày tháng không quên

"Tôi đi Hoàng Sa được 10 chuyến, lần nào cũng có kỷ niệm không thể quên. Từ những cơn bão tố Biển Đông, những đàn cá dày đặc ở rạn san hô, đến gương mặt bạn bè thân quen đón chờ ở đầu cầu hòn đảo của Tổ quốc" - Nhiều năm đã trôi qua, cựu quân nhân kỹ thuật hải quân Việt Nam Cộng Hòa Trương Văn Quảng vẫn vẹn nguyên ký ức về Hoàng Sa.

NHỮNG CHUYẾN TÀU TIẾP VẬN

Giọng ông Quảng chợt nghẹn xuống, nhiều chuyến hải hành của ông và chiến hữu ra đảo đều trong thời tiết tốt, nhưng nếu có lệnh hành quân trong gió bão thì họ vẫn thực hiện nhiệm vụ.

Tuấn Khanh - Vaccine cho Hoàng Sa

Cựu Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam có một thời gian cầm quyền là 9 năm, 53 ngày. Nhưng ông nổi bật như là một nhà lãnh đạo có khuynh hướng dân túy giỏi.

Chỉ trong một thời gian ngắn xuất hiện, nhiều nhà báo cũng như dân chúng đã nhiệt liệt ủng hộ những phát ngôn đầy vẻ chân thành và quyết liệt trong nhiệm vụ truyền thông của ông.

Nói ngày 17 Tháng Năm, 2014, trước hơn trăm sinh viên, và báo chí, cán bộ Bộ Khoa học và Công nghệ, ông Đam đã tuyên bố một cách mãnh liệt: "Trung Quốc đã dùng vũ lực để chiếm Hoàng Sa và chúng ta sẽ đòi lại, đời chúng ta chưa đòi được thì đời con đời cháu chúng ta sẽ đòi cho bằng được".