Affichage des articles dont le libellé est Bức tường Berlin. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Bức tường Berlin. Afficher tous les articles

samedi 13 novembre 2021

Nguyễn Thông - Những kẻ mù dẫn đường (2)

 

Trong phần 1, tôi có nhắc tới nước Đức và bức tường Berlin, nó sụp đổ ngày 9.11.1989 cách nay 32 năm. Nước Đức thống nhất đoàn tụ một cách vĩ đại, xét dưới góc độ nhân văn chứ không phải góc nhìn chiến tranh.

Đem xương máu dân tộc, nhân dân nướng vào cuộc chiến tranh ý thức hệ tàn bạo, dưới danh nghĩa giải phóng, không có gì là vĩ đại cả, không có gì đáng ca ngợi cả (chuyện này sẽ nói sau trong một bài khác).

Lứa chúng tôi sinh ra giữa thập niên 50, khi miền Bắc chính thức xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội, về lý thuyết rất đẹp, đẹp tốt hơn bất kỳ thể chế nào. Và nó cũng đẹp trong văn nghệ, thơ ca. Nó đẹp từ mồm những người lãnh đạo, từ báo chí, đài phát thanh. Nó chỉ không đẹp, thậm chí chứa đầy xấu xa tệ hại, xấu hơn tệ hơn so với xã hội trước nó, là ở thực tế. Giữa lý luận và hiện thực là vực sâu thăm thẳm. Những người sống ở miền Bắc từ thập niên 50 tới 80 biết rõ điều này.

mardi 9 novembre 2021

Phạm Minh Hoàng - Hãnh diện quá !

 

Kỷ niệm ngày Bức tường Berlin sụp đổ, kéo theo chủ nghĩa cộng sản trên toàn cầu, đăng lại bức hình lịch sử chụp cuối năm 1986 với đầy đủ hàng lãnh đạo các nước đang tôn sùng Mác-Lê (thiếu Đặng Tiểu Bình).

Từ trái qua phải :

J. Kadar (Hung), N.Ceaucescu (Rumani), Honecker (Đông Đức), Gorbatchev (Liên bang Xô Viết), Trường Chinh (Việt Nam), Jaruzelski (Ba Lan), Castro (Cuba), Jivkov (Bulgaria), Husak (Tiệp), Batmonkh (Mông Cổ).

lundi 5 octobre 2020

Thọ Nguyễn - Lại nói chuyện người tử tế

 


Ngày bức tường Berlin bị phá bỏ 9.11.1989 và cả ngày thống nhất nước Đức 3.10.1990 tôi đang ở Việt Nam. Thiếu thông tin nên tôi có cảm giác lẫn lộn.

Mừng vì đất nước Đức mà tôi đã gắn bó từ năm 1967, nay thống nhất mà không tốn xương máu. Khi còn là cậu thanh niên 16-17 tuổi, tôi đã chứng kiến sự chia ly của các gia đình Đức nên hiểu nỗi đau của họ.

Tuy biết Đức sẽ khác xa Việt Nam sau 1975, nhưng tôi vẫn lo, không biết số phận của thầy cô và bạn bè tôi sẽ ra sao trong tình hình mới.

mardi 17 décembre 2019

Đức : Chủ báo Berliner Zeitung bị phát hiện từng là chỉ điểm của Stasi

Trụ sở nhật báo Berliner Zeitung ở Berlin, Đức. Wikimedia
Đăng ngày:


Đây chỉ là câu chuyện của một trong 200.000 người làm công việc chỉ điểm cho Stasi, sau khi bức tường Berlin sụp đổ, hy vọng sẽ không ai biết. Nhưng Friedrich Holger phạm sai lầm là đã mua lại một tờ báo có ảnh hưởng lớn là Berliner Zeitung,  trở thành một nhân vật được nhiều người chú ý, và quá khứ bèn bị lục lại.

Nhật báo cạnh tranh Welt am Sonntag tiết lộ, Friedrich Holger đã cộng tác với mật vụ Đức từ tháng 12/1987 đến tháng 9/1989, cung cấp thông tin về những người có thể chống đối chế độ.

mercredi 13 novembre 2019

Cựu thủ tướng Hungary : Không ai ngờ Bức màn sắt sụp đổ nhanh đến thế

Một mảng của "Bức màn sắt" chia cắt Đông Âu và Tây Âu trong thời chiến tranh lạnh, tại Duderstadt-Worbis gần Teistungen (Đức).

Cựu thủ tướng cải cách của Hungary, ông Miklos Németh, 71 tuổi, đã tiết lộ với AFP những chuyện hậu trường của việc tháo gỡ Bức màn sắt năm 1989, dẫn đến sự sụp đổ của Bức tường Berlin và khối cộng sản tan rã.

Điều gì đã khiến ông cho tháo dỡ Bức màn sắt kể từ mùa xuân năm 1989 ?

Bức tường do Liên Xô xây dựng đã quá cũ kỹ. Các nhà lãnh đạo đơn vị biên phòng đòi hỏi chúng tôi quyết định về số phận của nó. Họ đề nghị ba giải pháp : hiện đại hóa, xây dựng lại toàn bộ với công nghệ nhập khẩu từ phương Tây, hay tháo dỡ và xem xét lại việc giám sát biên giới – phương án cuối cùng này được ưa chuộng nhất.

Nếu đập ra rồi xây lại sẽ tốn kém một ngân sách khổng lồ, mà chúng tôi thì không có tiền. Từ tháng 11/1988, tôi đã bỏ khoản cải tạo bức tường ra khỏi dự chi ngân sách, vì bản thân tôi cũng thích phương án thứ ba.

samedi 9 novembre 2019

Bức tường Berlin sụp đổ: Chủ nghĩa cộng sản đã tự sát!

Người dân Đông Berlin tràn qua gặp người Tây Berlin ở Potsdamer Platz sau khi bức tường Berlin sụp đổ, ngày 12/11/1989.

Cách đây đúng 30 năm, ngày 09/11/1989, bức tường Berlin chia cắt Đông Đức và Tây Đức đã sụp đổ - một sự kiện lớn của thế kỷ 20. Tất cả các tuần báo Pháp đều dành những hồ sơ được chuẩn bị công phu cho chủ đề này.

Hồ sơ 10 trang của Le Point mang tựa đề « Bức tường sụp đổ, Lịch sử bất ngờ ». Tờ báo đăng ảnh một thanh niên Tây Đức hôm 10/11/1989 bất chấp lực lượng biên phòng Đông Đức, đã leo lên bức tường giăng lá cờ lớn ba màu đen, đỏ, vàng của Cộng hòa Liên bang Đức. Đó là hồi kết của chiến tranh lạnh và khởi đầu cho việc thống nhất nước Đức.

Courrier International chạy tựa trang nhất « Berlin, thành phố độc đáo », dành 12 trang báo để nói về sự khác biệt của thủ đô nước Đức, 30 năm sau khi bức tường Berlin sụp đổ. Tờ báo dịch lại tờ Tagesspiegel, cho rằng Berlin là một thành phố không ngừng chuyển động, Berliner Zeitung đến thăm trụ sở của Neues Deutschland (Nước Đức Mới), tờ báo chính thức của đảng Cộng Sản Đức trước đây, nay trở thành trụ sở của nhiều tổ chức. Một ngạc nhiên lớn : một trong những khách sạn giá rẻ dành cho thanh niên nổi tiếng nhất lại nằm trong khuôn viên đại sứ quán Bắc Triều Tiên ở Berlin.

Tuấn Khanh - Bức tường Berlin, câu hỏi nhân kỷ niệm 30 năm


Thế giới vừa nhắc tên việc sụp đổ của một bức tường dài đến 155 cây số. Berlin Wall, bức tường là biểu tượng của một phần nhân loại bị ám đỏ, tuyệt vọng và khao khát tự do. Ngày 9/11 năm 2019 đánh dấu 30 năm hàng hàng lớp lớp con người bước ra ánh sáng, chào nhau và dặn dò với mai sau, rằng chủ nghĩa cộng sản chỉ là một thứ trá hình của cuộc hôn phối quái đản giữa chế độ phong kiến và độc tài hiện đại.

Nhưng ý nghĩa hơn nữa, đó là ngoài việc bức tường ô nhục Berlin sụp đổ, người ta nhìn thấy một cuộc tháo chạy, hốt hoảng đến điên cuồng của giới mật vụ, an ninh Stasi, vốn được coi là hung thần số một ở đằng sau bức màn sắt Đông Âu.

Không lâu sau khi hàng trăm người dân Đông Đức kéo nhau chạy qua đường biên giới, đánh dấu cho sự sụp đổ toàn diện đế chế cộng sản Đông Âu, hàng ngàn người dân cũng đổ xô, tràn vào các văn phòng của cơ quan mật vụ Stasi để lôi ra những hồ sơ mà ngày thường họ bị theo dõi, bị nghe lén, báo cáo... Bao gồm luôn cả những người tìm kiếm thân nhân của họ đã bị an ninh bắt đi nhiều năm không còn tin tức.

lundi 19 juin 2017

Helmut Kohl, công dân châu Âu vĩ đại

Thủ tướng Đức Helmut Kohl (G) bên cạnh đồng nhiệm Anh Margaret Thatcher và tổng thống Pháp François Mitterrand trong hội nghị thượng đỉnh châu Âu ở Hannova năm 1988.

Trong bài xã luận mang tựa đề « Bài học châu Âu của ông Helmut Kohl », cựu thủ tướng Đức vừa qua đời vào cuối tuần trước, Le Monde nhận xét, cái chết đôi khi mang lại công lý cho một vĩ nhân.
Trong những năm cuối đời, ông Helmut Kohl chỉ còn là cái bóng của chính mình. Người Đức đã có thói quen nhìn thấy nơi ông Kohl một ông già sức khỏe sa sút, ngồi xe lăn, và báo chí chỉ nhắc đến cùng với vụ kiện tụng nhà báo đã giúp ông viết hồi ký. Cựu thủ tướng cáo buộc nhà báo này đã công bố các cuộc đối thoại mà ông muốn giữ bí mật, về các cuộc đấu đá với nhiều nhân vật trong đó có bà Angela Merkel.

samedi 17 juin 2017

Helmut Kohl, người thống nhất nước Đức, từ trần

Thủ tướng Tây Đức Helmut Kohl trong vòng vây người ủng hộ Đông Đức, 20/02/1990.

Ông Helmut Kohl, người đã thống nhất nước Đức 45 năm sau Đệ nhị Thế chiến, đặt nền móng xây dựng Liên hiệp Châu Âu và là người giữ chức thủ tướng Đức lâu năm nhất trong thời hậu chiến (1982-1998), đã qua đời hôm qua 16/06/2017 ở tuổi 87. Nhiều lãnh đạo thế giới đã ca ngợi sự nghiệp của chính khách lỗi lạc đã ghi lại dấu ấn trong lịch sử nước Đức và quốc tế.
Theo AFP, sinh ngày 03/04/1930, ông Helmut Kohl là con thứ ba trong một gia đình Công Giáo ở Ludwidshafen, trung tâm kỹ nghệ hóa chất và là một trong các thành phố bị bom tàn phá nhiều nhất trong Đệ nhị Thế chiến. Khi chiến tranh chấm dứt, vừa mới 15 tuổi, Helmut Kohl đã được huấn luyện quân sự và sau đó theo học ngành luật và lịch sử. Năm 1959, ông được bầu vào ban lãnh đạo bang Rheinland-Pfalz của đảng Liên minh Dân chủ Thiên Chúa giáo (CDU) và 10 năm sau trở thành bộ trưởng.

lundi 2 novembre 2015

Schabowski, người làm Bức tường Berlin sớm sụp đổ vừa qua đời

Ông Günter Schabowski 
(Libération & Le Figaro 01/11/2015) Ngày 9 tháng 11 năm 1989, người phát ngôn của Cộng hòa Dân chủ Đức đã loan báo nhầm là việc ra nước ngoài của công dân Đông Đức được cho phép « ngay lập tức », dẫn đến sự sụp đổ của Bức tường Berlin. Ông vừa mất hôm Chủ nhật 01/11/2015, thọ 85 tuổi.

Đông Berlin, ngày 9 tháng 11 năm 1989. Chế độ Đông Đức đang dưới áp lực. Việc ông Mikhail Gorbatchev lên nắm quyền ở Matxcơva đã khơi dậy rất nhiều hy vọng. Mặc cho giá lạnh, những người Đông Đức từ nhiều tuần qua cứ mỗi tối thứ Hai lại biểu tình để đòi được nhiều quyền tự do hơn, nhất là được xuất cảnh.

Các lãnh tụ cộng sản Đông Đức biết rằng họ không còn có thể đè nén được cuộc nổi dậy đang sôi sục bao lâu nữa, nhất là Gorbachev đã nói rõ: ông sẽ không gởi xe tăng của Hồng quân đến Đông Đức, như đã diễn ra ở Praha năm 1968.

samedi 15 novembre 2014

Lúc Bức tường Berlin sụp đổ, bà Angela Merkel đang tắm hơi

Bà Angela Merkel bên cạnh một mảng Bức tường Berlin còn sót lại, 09/11/2014.
Đăng ngày 15-11-2014

Vào buổi tối hôm Bức tường Berlin sụp đổ hôm 09/11/1989, bà Angela Merkel, nay là Thủ tướng nước Đức thống nhất, đang đi tắm hơi như mỗi tối thứ Năm bà vẫn hay đi, ở Đông Đức, và mơ có dịp đi sang Tây Đức thưởng thức món hàu.
« Người phụ nữ quyền lực nhất hành tinh » đang lãnh đạo nền kinh tế hàng đầu châu Âu từ chín năm qua, cũng thích tắm hơi – một trong những thú ưa thích của người Đức vào mùa đông. Bà kể lại cho các em học sinh Berlin : « Mỗi thứ Năm, tôi đều đi tắm hơi với một người bạn gái ».

Bức tường Berlin : Những gì đã diễn ra trong ngày lịch sử 25 năm trước

Một người Đông Đức ôm chầm lấy một người Tây Đức không quen biết, 10/11/1989.
Đăng ngày 15-11-2014

Buổi tối 09/11/1989, một lãnh đạo cao cấp của chế độ cộng sản Cộng hòa Dân chủ Đức (RDA) loan báo với thế giới là người Đông Đức có thể xuất ngoại tùy ý. Trong tâm thế sững sờ và tình trạng mơ hồ, rối rắm, Bức tường Berlin đã sụp đổ.
Sau đây là diễn biến liên tục từng giờ trong ngày lịch sử ấy.

Người Việt ở Đức và sự sụp đổ của Bức tường Berlin

Những quả bóng được thả lên trời tại cổng Brandenburg lịch sử ở Berlin ngày 09/11/2014 trong lễ kỷ niệm 25 Bức tường Berlin sụp đổ.
Phát ngày Thứ tư, ngày 12 tháng mười một năm 2014

Bên cạnh những mảnh vỡ của Bức tường Berlin ngày hôm đó, 09/11/1989, đám đông hân hoan cùng nhảy với nhau trên nền nhạc Lambada, bản nhạc trong đĩa đơn đầu tiên của nhóm Kaoma, Pháp theo giai điệu Brazil. Bức tường chia cắt nước Đức suốt 28 năm đã sụp đổ. Dòng người đông đảo từ Đông Đức đổ sang, đã được người dân Tây Đức mở rộng vòng tay đón chào.

Là một trong những người Việt hiếm hoi tại Đức hiện diện từ khi Bức tường Berlin được dựng lên và cả khi Bức tường bị sụp đổ, ông Lê Đức Dương ở cho biết hôm đó do một sự tình cờ, ông có mặt tại thành phố này.

dimanche 9 novembre 2014

Sống lại những phút giây Bức tường Berlin sụp đổ

Ngày 09/11/1989, « Bức tường Ô nhục » do Đông Đức dựng lên năm 1961 đã sụp đổ dưới áp lực của đám đông dân chúng, sau 28 năm hiện diện. Mời các bạn cùng xem lại những hình ảnh cảm động cách đây 25 năm (theo Nouvel Obs).

Một bé gái Tây Đức dùng một hòn đá đập vào tường, ngày 19/11/1989.

Ngày 09/11/1989 Günter Schabowski, phát ngôn viên Bộ Chính trị SED (đảng cầm quyền Đông Đức) loan báo ngắn gọn trong một cuộc họp báo là người Đông Đức có thể tự do đi sang Tây Đức. Làn sóng người đổ xô sang phương Tây diễn ra ngay lập tức ! Trong ảnh, đám đông trèo lên Bức tường Berlin ở cổng Brandebourg ngay sau khi có thông báo trên, 10/11/1989.