Affichage des articles dont le libellé est Bản quyền. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Bản quyền. Afficher tous les articles

vendredi 27 janvier 2023

Nguyễn Hồng Lam - Nghiêm túc về một chuyện thị phi

 

Từ đầu thập niên 1980, chương trình “Chuyện trong nhà ngoài phố” phát mỗi tối thứ Năm hàng tuần đã trở thành một “đặc sản” của Đài truyền hình TP Hồ Chí Minh - HTV.

Về bản chất, nó là các tiểu phẩm sân khấu hài. Mỗi câu chuyện là một vấn đề thường gặp trong đời sống xã hội. Nội dung không lớn lao, không to tát, rất gần gũi nhưng đáng suy nghĩ, nhất là trong việc điều chỉnh hành vi ứng xử, giao tiếp của mỗi người, và nhất là trong va chạm đời sống ở đô thị.

Kịch bản “Chuyện trong nhà ngoài phố” là một sự pha trộn giữa chính kịch và hài kịch. Nó không nhắm đến lập thuyết, không tạo ra tranh luận xã hội gay gắt, không cố đi tìm các triết lý thâm sâu mà chủ yếu khai thác tình huống, dùng chi tiết hài hước, tình tiết chệch chuẩn, lệch pha tạo ra tiếng cười…

mardi 7 décembre 2021

Lê Dũng - Mua bán danh dự quốc gia

 

Việt Nam có mấy thứ liên quan đến khái niệm sở hữu toàn dân, nhưng hướng dẫn sử dụng lại loằng ngoằng vô đối so với thế giới.

- Đất đai,

- Chuyện Kiều, phi vật thể

- Quốc ca,

Tiểu Vũ - YouTube có quyết định quyền sở hữu bản quyền không ?


Với tư cách một YouTuber, một đối tác chính thức của YouTube gần 10 năm nay, bản thân tôi cũng không ít lần làm việc với YouTube về những vấn đề liên quan đến "Chính sách bản quyền" nên ít nhiều hiểu về vấn đề này.

Nội dung ngắn dưới đây hy vọng giúp mọi người thấy rõ được tính bất hợp lý của BH Media, khi ngang nhiên tuyên bố sở hữu bản ghi âm "Tiến quân ca" trên YouTube.

Theo cách làm việc của YouTube, sau khi quét tự động những video mới tải lên, nếu phát hiện có giai điệu, hình ảnh tương tự, YouTube sẽ gửi cho người tải lên lẫn người nhận sở hữu nội dung đó một thông báo rằng "đoạn âm thanh hình ảnh đó trùng khớp với video ABC nào đó". Phía chủ sở hữu xem xét và đưa ra quyết định (hoàn toàn thủ công do con người thao tác).

Hoàng Hải Vân - Khi chính tác giả cũng « vi phạm bản quyền » tác phẩm của mình trên YouTube

 

“Giáng Son và nhiều nghệ sĩ khác đã bày tỏ bức xúc khi ca khúc mình sáng tác bị đánh gậy bản quyền, bởi một đơn vị truyền thông là BH Media đã xác nhận quyền chủ sở hữu video trên YouTube” (QĐND, 5-11).

Theo QĐND, dù không sở hữu bản quyền ca khúc, video nhưng BH Media lại là đơn vị đầu tiên gắn Content ID vào sản phẩm trên YouTube. Việc này khiến nhiều cá nhân chủ sở hữu lại trở thành những người vi phạm bản quyền khi đăng tải nội dung của mình trên YouTube.

Xác nhận tình trạng này khi nói chuyện với tôi, nhạc sĩ Nguyễn Quang, con trai nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, cho biết gia đình anh cũng là nạn nhân của tình trạng bị “cướp” bản quyền này.

Đặng Đình Mạnh - Sao tắt quốc ca chời ?


Hồi năm 2016, trong buổi đón ông Obama đến thăm xứ này, cô ca sĩ ML hát quốc ca theo phong cách Acapella, hông có nhạc nền, hông có ca bè, cho nên, hông có hùng hồn ... khiến nhiều người phản đối quá xá vì nghe hông quen tai, hông giống quốc ca gì ráo trọi.

Tui khác, tui cổ võ cho bài “Việt Nam X 3” mần quốc ca vì hông thích ca từ sắt máu của “Tiến Quân Ca”. Nhưng khi nghe cô ấy hát quốc ca “Tiến Quân Ca” theo kiểu phi truyền thống, thì tui lại nhớ miết. Nhất là mồm cô ấy hát theo khẩu hình O tròn vo như quả trứng gà, trông rất là ... dzui!

Quốc ca ấy, theo nghĩa bản quyền pháp lý thì đúng là “của chùa”. Ai xài cũng được, xài đâu cũng được, xài bao lâu, bao lần, xài 100% hay 50% cũng được. Xài chung hay xài riêng cũng được, xài nhạc không xài lời hay xài lời không xài nhạc cũng được, kể cả xài kiếm xiền cũng ok luôn. Vì người có bản quyền ấy, ông Văn Cao đã hiến bản quyền cho đồng bào mình từ khuya rồi.

Hoàng Hải Vân - Đến quốc ca còn dùng để trục lợi thì còn gì là không ?

 

Tối qua, khi phát hình tường thuật trận bóng giữa đội tuyển Việt Nam và Lào, trên một số kênh YouTube đã tắt tiếng phần chào cờ kèm theo dòng chữ "Vì lý do bản quyền âm nhạc, chúng tôi buộc lòng phải tắt tiếng ở phần lễ chào cờ. Sau lễ chào cờ, tín hiệu âm thanh sẽ trở lại bình thường. Mong quý vị và khán giả thông cảm".

Dư luận phản ứng dữ dội, báo chí đang thi nhau bình luận.

Ấy là do có một công ty (hình như không chỉ có một) được cấp bản quyền bản ghi ca khúc Tiến quân ca làm của riêng. Ai sử dụng thì phải mua hoặc phải được họ cho phép. Vì vậy một số kênh phát sóng trận bóng đá, do không mua hoặc chưa xin phép phát bản Quốc ca có bản quyền này, đã phải tắt tiếng để tránh bị kiện.