Affichage des articles dont le libellé est Bình Thuận. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Bình Thuận. Afficher tous les articles

lundi 18 mars 2024

Lưu Trọng Văn - Cái nghĩa cái tình

 

Ông Dương Văn An, bí thư Bình Thuận được Bộ Chính trị điều ra thay bà Lan ở Vĩnh Phúc.

Gã luôn có ấn tượng tốt đẹp về ông bí thư trẻ và đa cảm này, khi ông quyết liệt đấu tranh bảo vệ khu rừng nguyên sinh 32 hecta ngay trong lòng thành phố Phan Thiết, chống lại mọi cám dỗ của các thế lực lợi ích nhóm hùng mạnh muốn xẻ thịt khu rừng đó thành khu đô thị.

Đọc lời chia tay với người Dân và vùng đất Bình Thuận của ông An trên Facebook cá nhân, thấy thấm đẫm cái nghĩa cái tình.

vendredi 8 septembre 2023

Lê Học Lãnh Vân - Giá trị sinh môi học của khu rừng sáu trăm héc-ta

 

Ngành Ecology, tiếng Việt gọi là Sinh môi học, nghiên cứu mối quan hệ giữa Sinh vật với Môi trường, bao gồm sinh vật với sinh vật và với môi trường sống trên một vùng địa lý nhất định.

Trong Sinh Môi học người ta chia ra năm cấp độ nghiên cứu, gồm có Sinh vật (Organism), Dân cư (Population), Quần thể (Community), Hệ sinh thái (Ecosystem) và Sinh quyển (Biosphere). Tương ứng với từng cấp độ, các nhà sinh môi học có các nhánh nghiên cứu Sinh môi học Sinh vật, Sinh môi học Dân cư, Sinh môi học Quần thể, Sinh môi học Hệ Sinh thái, Sinh môi học Sinh quyển.

Sinh môi học dùng kiến thức của nhiều ngành khác nhau, ít nhất gồm các ngành sinh lý học, sinh hóa học, động vật học, thực vật học, vi sinh học, sinh học tập tính, tiến hóa học, thổ nhưỡng, hóa học, vật lý học…

Hoàng Nguyên Vũ - Không chỉ hồ Ka Pét, Bình Thuận còn muốn phá rừng làm một hồ khác hoành tráng hơn

 

(Phải công nhận là địa phương này rất khoái hồ thủy lợi, mà lại nhấn chìm rừng để làm mới chịu).

Đó là hồ thủy lợi La Ngà 3, với tổng diện tích 6.600 hecta đang trong giai đoạn triển khai lập dự án, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn làm chủ dự án.

Theo tạp chí Môi trường, dự án hồ La Ngà 3 nằm trên địa bàn huyện Tánh Linh (một huyện báo động đỏ nạn phá rừng), thuộc nhóm A, đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước với tổng chi phí đầu tư là 10 ngàn tỉ đồng. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là đơn vị chủ quản.

Dương Quốc Chính - Minh bạch để đồng thuận

 

Về cái hồ Ka Pét, để tránh đánh giá cảm tính, thì bên chủ đầu tư cần minh bạch Báo cáo nghiên cứu khả thi. Bên phản đối cần cử ra một nhóm chuyên gia thủy lợi, có thể góp tiền cộng đồng để thuê một đơn vị tư vấn độc lập để thẩm định, chất vấn chủ đầu tư.

Chứ còn chửi suông cảm tính thì vô ích. Dân bảo không được phá rừng để bảo vệ môi trường, chủ đầu tư bảo cần làm để cứu nông nghiệp khỏi hạn hán, chả ai nghe ai. Dư luận viên của hai bên thì tung tin giả để định hướng.

Hiện tại thông tin đang bất đối xứng, dân có thông tin hạn chế, thậm chí có thể fake. Còn chủ đầu tư đương nhiên có đủ số liệu dự án, nhưng không biết liệu có cố tình fake hay không.

Nguyễn Ngọc Chu - Có hồ La Ngà thì không cần hồ Ka Pét

Người nào đến nhiệm kỳ của mình cũng muốn để lại dấu ấn. Tất cả các dấu ấn họ để lại không ngoài các dự án. Dự án nào cũng liên quan đến cắt đất, đốn cây. Ai cũng hô hào “không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế”. Chỉ có hậu thế mới thực sự thấm thía thế nào là môi trường sống “không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế” mà tiền nhân để lại.

CÓ HỒ LA NGÀ 3 THÌ KHÔNG CẦN HỒ KA PÉT

I. HỒ CHỨA NƯỚC LA NGÀ 3

Lãnh đạo tỉnh Bình Thuận đã có các công văn gửi Chính Phủ xin thu hồi hoặc di dời thủy điện La Ngâu về sau hồ chứa nước La Ngà 3. Xác định La Ngà 3 là “công trình chiến lược đa mục tiêu”. Được ưutiên trong quy hoạch quốc gia, và mong muốn được đưa vào xây dựng càng sớm càngtốt.

Về dung tích và kỳ vọng :

jeudi 7 septembre 2023

Hoàng Dũng - Ngay từ năm 2019 đã có đại biểu Quốc hội phản đối làm hồ Ka Pét

 

Trong phiên thảo luận về chủ trương đầu tư Dự án hồ chứa nước Ka Pet, đại biểu Quốc hội Phan Thái Bình- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam, cho biết :

“Qua kết quả khảo sát 11 ô tiêu chuẩn, thì đã có tới 332 cây gỗ trong khu vực hồ chứa Ka Pet thuộc 43 loài thực vật thân gỗ, 36 chi và 23 họ thực vật khác nhau. Trong đó có 2 loài trong danh mục các loài thực vật quý hiếm của sách đỏ Việt Nam; 8 loài thuộc danh mục thực vật quý hiếm theo sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN).

Đặc biệt có những loài thuộc nhóm có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng nếu không được quản lý chặt chẽ.”

mercredi 6 septembre 2023

Nguyễn Ngọc Chu - Giải pháp cho rừng nguyên sinh Mỹ Thạnh và hồ chứa nước Ka Pét

 

Xem bản đồ của Google, rừng nguyên sinh Mỹ Thạnh có màu xanh đậm nhất trên toàn bộ giải đất phía Nam Tây Nguyên và Bình Thuận, kéo dài từ Gia Nghĩa, qua Bảo Lộc đến Phan Thiết. Mở rộng lên toàn bộ đất nước thì Mỹ Thạnh là một trong số rất ít các vùng có màu đậm nhất.

Nhìn bản đồ rừng Việt Nam từ năm 1945 qua các thời kỳ mà trong lòng như có muối xát. Chúng ta không chỉ làm ngắn tuổi thọ chính mình, mà đang cắt từng phần tuổi thọ của các đời con cháu.

1. VÀI NÉT VỀ DỰ ÁN HỒ CHỨA NƯỚC KA PÉT

Nghĩ rằng, trước khi quyết định triệt phá 680,41 ha rừng tự nhiên, lãnh đạo tỉnh Bình Thuận, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) nhiệm kỳ 2010-2015 đã phải “nhắc lên, đặt xuống” nhiều lần. Và dự đoán rằng, trước khi bấm nút thông quyết định biến 680,41 ha rừng nguyên sinh thành lòng hồ Ka Pét, 500 vị đại biểu Quốc hội khóa XIII cũng đã “rất trăn trở.”

mardi 5 septembre 2023

Đỗ Duy Ngọc - 600 hecta rừng ở Bình Thuận sắp bị xóa sổ

 

Tin tỉnh Bình Thuận chuẩn bị khai thác khu rừng tự nhiên hơn 600 hecta ở xã Mỹ Thạnh (huyện Hàm Thuận Nam) để làm hồ chứa nước phát triển kinh tế, xã hội khiến dư luận lo lắng. Những người yêu rừng, gắn bó với rừng và có khát khao muốn giữ lại rừng cho quê hương cảm thấy lo âu.

Dự án hồ chứa nước Ka Pét dung tích hơn 51 triệu m3 đã được Quốc hội thông qua chủ trương năm 2014 với tổng mức đầu tư 874 tỉ đồng. Hồ xây dựng với mục đích cải tạo môi trường và điều tiết nước vùng Hàm Thuận Nam.

Bình Thuận và Ninh Thuận là hai tỉnh luôn bị khô hạn, lượng mưa rất ít và thiếu nước nghiêm trọng. Làm một cái hồ lớn để cải tạo môi trường giúp dân có cuộc sống khá hơn là việc nên làm.

Thọ Nguyễn - Văn hóa mì tôm

 

Một cô cháu mới sang Đức học nghề tâm sự với mẹ là sang đây thèm mì tôm quá. Chắc vì cháu mới sang nên chưa biết chỗ mua (và giá cũng rẻ lắm).

Gia đình cháu thuộc diện nghèo ở Hà Tĩnh nên mì tôm là bạn đồng hành với cháu từ bé. Trong đại dich Covid, nhiều gia đình đã phải ăn mì tôm cầm hơi cả tháng trời. Nói đến cứu trợ thiên tai, ai cũng nghĩ ngay đến các hộp mì được chở bằng thuyền thúng đến từng gia đình bị nạn.

Mì tôm là cái tên dân gian của tất cả các loại mì ăn liền, dù nó có vị tôm, vị bò hay vị lợn. Sau 30.04.1975, chiến tranh mới kết thúc, đất nước chia kịp thống nhất thì cái dạ dày người miền Bắc đã được hưởng thành quả thống nhất qua các loại mì Vifon, Miliket, Vị Hương v.v… Anh nào đi miền Nam ra xách được thùng ‘’Hai-tôm Miliket“ tặng mẹ bạn gái thì chắc ăn 100%. Về sau mì được đóng thành bao ny-lon 50 gói một, phân phối về các cơ quan. Công đoàn chỉ còn mỗi việc phân chia cho cán bộ. Cứ thế mì ăn liền gắn bó với cuộc đời của rất nhiều người Việt.

Mai Quốc Ấn - Đem thóc giống nấu cơm

 

Rừng chính là nơi giữ nước tốt nhất!

Nó cũng giữ yên các kết cấu địa chất bản địa nếu rừng đó trồng đúng cây bản địa.

Phá rừng để xây hồ thủy lợi là một điều tương tự như đem thóc giống nấu cơm.

Sự cố nứt đập thủy lợi Đak N’Ting ở Đak Nông đến mức phải sơ tán dân tránh nguy cơ có lẽ là một lời cảnh tỉnh, nhưng nó không có tác dụng với Bình Thuận.

Lê Nguyễn - Vẫn phải lên tiếng dù đã quá muộn màng

Tin tỉnh Bình Thuận được phép phá hủy hơn 600 hecta rừng để làm hồ thủy lợi là một quả bom tấn có sức công phá dữ dội, trong một xã hội vốn đã có quá nhiều điều bất cập.    

Sự chấn động của nguồn tin có đủ sức mạnh, để những ai đang cố tình quên đi nhiều ký ức bi thương về cuộc sống đã qua cũng phải bật dậy, ôm lấy đầu mình. Sao lại có thể như vậy được nhỉ?

Chúng ta sống trong sự ngột ngạt của một thành phố mà mật độ dân cư lên đến mức cao nhất. Có những buổi tan sở, cầm trong tay một giò lan hay một chậu hồng tỉ muội mua ở ven đường, lòng khấp khởi nỗi vui mừng, mang chút quà tặng của thiên nhiên về để trước balcon, chăm sóc, ngắm nghía mỗi buổi chiều về.

Hoàng Nguyên Vũ - Công ty vỏn vẹn 4 người thẩm định vụ phá 600 hecta rừng : Quá giỏi !

 

Đơn vị thẩm định cho việc tận diệt 600 hecta rừng để xây hồ thủy lợi: là một công ty chỉ có 3 cái bàn làm việc và nhân sự tổng chỉ có 4 người!

Hôm nay, báo chí xuất hiện nhiều bài giải thích về việc bức tử 600 hecta rừng để xây hồ thủy lợi Ka Pét. Vẫn không có gì khá hơn ngoài cái lập luận: Ừ thì nó có tác động đến môi trường, nhưng xét về cái lợi về sau thì thấy cái lợi nổi trội hơn cái hại.

Báo chí cũng chụp minh họa vài nhà dân vào mùa khô và đổ tội rằng, ừ tại vì không có hồ thủy lợi nên nó mới ra nông nỗi như thế.

Hoàng Nguyên Vũ - Quốc hội thông qua vì lý do gì ?

 

Một sáng nghỉ lễ, đọc báo, hốt hoảng khi thấy thông tin 600 hecta rừng nguyên sinh ở Bình Thuận (trong đó có 137 ha rừng đặc dụng của Khu bảo tồn thiên nhiên núi Ông) sẽ bị đốn hạ, để làm hồ thủy lợi Ka Pét (huyện Hàm Thuận Nam).

Đây là khu rừng được bảo vệ nghiêm ngặt với nguồn tài nguyên gỗ khủng, rất giàu. Và là một hệ sinh thái thiên nhiên quý báu, với nhiều nguồn gen đang được bảo vệ trong đó.

Lý do vỏn vẹn mà tờ VnExpress đăng, là "để làm hồ chứa nước phát triển kinh tế", có diễn giải một chút là phát triển nông nghiệp và khu công nghiệp. Chưa có bất cứ điều gì cụ thể.

Tạ Duy Anh - Quốc hội cần khẩn cấp xem lại

 

Từ lâu tôi đã rất ngạc nhiên và bức xúc với việc tại sao vùng đất hạn hán Bình Thuận, Ninh Thuận cứ mãi chịu cảnh thiếu nước. Đến mức có năm cừu, bò không có cỏ để ăn, còn người dân thì phải dùng cả nước ô nhiễm nặng để sinh hoạt?

Phát triển không thể đồng đều tuyệt đối, nhưng đừng chênh lệch đến mức khiến một bộ phận dân cư nào đó sống với cảm giác họ bị lãng quên, hoặc tệ hơn nữa, bị bỏ rơi.

Vì thế, khi nghe Quốc hội đồng ý đầu tư một hồ thủy lợi với sức chứa hơn 50 triệu mét khối nước, thú thực là tôi thấy lòng có chút nhẹ nhõm.

samedi 8 juillet 2023

Ngô Nhân Dụng - Bước đường cùng của Putin

 

Chính phủ các nước Âu Mỹ đều đang bàn kín những kế hoạch đối phó với một nước Nga “hậu Putin.” Có lẽ người đang lo tính toán nhiều nhất là Tập Cận Bình.

Những truyện trinh thám, gián điệp thường kể những màn rất ly kỳ, rắc rối, khó hiểu trước khi kết thúc. Câu chuyện Vladimir Putin đang diễn ra đúng theo cách này.

Gần hai tuần lễ sau khi Yevgeny Prigozhin dẫn đạo lính đánh thuê Wagner về đe dọa Matskva rồi rút quân, tự mình chạy qua xứ Belarus, bỗng có tin Prigozhin đã trở về thành phố St. Petersburg rồi, và có thể đã có mặt ở thủ đô Nga! Chính Alexander Lukashenko, tổng thống Belarus, xác nhận tin này trước mặt hàng chục phóng viên, một việc xưa nay ít khi ông ta làm, nhất là có cả mấy nhà báo ngoại quốc.

vendredi 23 avril 2021

Lưu Trọng Văn - Một cánh rừng trong lòng thành phố được cứu


Trong khi nhiều nơi rừng bị hủy diệt vô tội vạ vì túi vàng lũ lợi ích nhóm, thì có một tin thật vui :

Bình Thuận đang xem xét bảo tồn, phát huy giá trị khu rừng ngập mặn rộng hơn 32 ha còn sót lại giữa lòng thành phố Phan Thiết.

Theo báo nhà nước: "Ngày 20/4, ông Dương Văn An, Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận cho biết, tới đây Thường trực Tỉnh ủy họp bàn hướng bảo tồn khu rừng ngập mặn quý hiếm duy nhất ở thành phố biển này.

samedi 16 juin 2018

Đỗ Duy Ngọc - Thế lực thứ ba





Cảnh hỗn loạn ở Phan Rí cửa ngày 10/06/2018.
Phan Rí là một thị trấn nhỏ, hầu như mọi người đều quen mặt nhau. Nhưng trong cuộc biểu tình và bạo loạn vừa qua, có xuất hiện một nhóm người lạ, người dân không biết mặt. Toàn người trẻ tuổi, đeo khẩu trang, và nhóm người này là ngòi nổ của những hành động quá khích. Họ chở từng bao gạch đá, họ đi đầu trong việc phá phách và người dân cũng sợ hãi họ. Thế lực thứ ba đó của ai? Tạo bạo loạn với mục đích gì? Và tại sao chọn Phan Rí làm mục tiêu? 



Thông thường, trong mọi cuộc đối đầu, chỉ có hai thế lực đối chọi nhau. Các cuộc đấu tranh, biểu tình chống đối cũng chỉ là lực lượng tham gia biểu tình và các bộ phận an ninh, trật tự của nhà nước đối nghịch nhau. 

Nhưng khi các cuộc biểu tình xảy ra ngày 10.6 và những ngày sau đó ở Phan Rí, Bình Thuận, theo tin tức và chính từ những người dân Bình Thuận cho biết, có một nhóm thứ ba. Và chính nhóm này châm ngòi nổ cho các cuộc bạo loạn, ném đá, đốt trụ sở và thiêu cháy xe công vụ. 

jeudi 14 juin 2018

Đỗ Ngọc Thống - Bài học đắt giá



Dân Phan Rí đối đầu với cảnh sát cơ động ngày 10/06/2018.

Mấy hôm nay, sau các vụ biểu tình và đập phá ở UBND tỉnh Bình Thuận và một số nơi, rất nhiều người bị bắt giữ. Thấy các phương tiện truyền thông chính thống liên tiếp đưa tin và dẫn ra ý kiến bình luận của nhiều người về vụ việc này. 

Hầu hết cụm từ “Bài học đắt giá” được lặp đi lặp lại nhiều lần. Nhưng bài học đắt giá cho ai? Hầu hết quan chức và ý kiến chính thống đều đổi tội cho dân, rằng những người dân biểu tình và bạo loạn ấy cần coi đó là một “bài học đắt giá”.

lundi 11 juin 2018

Mai Quốc Ân - Nhân & Quả



Phan Thiết, 10/06/2018.

"Không giải quyết vấn đề bằng thứ tư duy tạo ra nó!"- Einstein. Câu chuyện bạo loạn ở Bình Thuận cần được nhìn nhận như vậy.

Bình Thuận sống nhờ du lịch, nuôi trồng và đánh bắt hải sản. Như mọi tỉnh thành khác ở Việt Nam, Bình Thuận thu hồi đất để giao cho doanh nghiệp hoặc quan chức. Những người mất đất sống vật vờ với những chồng đơn khiếu nại, những chuyến ra tỉnh, ra Trung ương đòi đất.

dimanche 10 juin 2018

Vì sao bạo động nổ ra tại Bình Thuận ?



Chuyện là vầy. Hôm nay người dân Bình Thuận xuống đường biểu tình chống luật đặc khu. Thay vì chính quyền lắng nghe thì ngược lại chúng nó cho công an đàn áp thô bạo người biểu tình và bắt đi một số người, trong đó có một bé đang cấp cứu.

Người dân Bình Thuận mới yêu cầu chính quyền trả người nhưng chính quyền Bình Thuận không chịu và tiếp tục đàn áp.