Affichage des articles dont le libellé est ADIZ. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est ADIZ. Afficher tous les articles

jeudi 7 octobre 2021

Đài Loan tìm kiếm sự ủng hộ quốc tế sau các vụ xâm nhập của Trung Quốc


Đăng ngày:

Chuyến thăm của phái đoàn bốn thượng nghị sĩ Pháp và cựu thủ tướng Úc Tony Abbott diễn ra sau khi Đài Loan đã phải chịu đựng suốt bốn ngày liên tiếp, kể từ thứ Sáu tuần trước, chiến đấu cơ Trung Quốc ồ ạt xâm nhập vùng nhận diện phòng không với số lượng lên đến 148 chiếc, gây lo ngại cho Washington và các đồng minh.

Bà Thái Anh Văn ngỏ lời cảm ơn Pháp đã tỏ ra lo lắng trước tình hình eo biển Đài Loan, và ủng hộ Đài Bắc tham gia vào cộng đồng quốc tế. Thượng nghị sĩ Alain Richard, cựu bộ trưởng Quốc phòng Pháp dẫn đầu phái đoàn, nêu ra « đóng góp quan trọng của Đài Loan trong lãnh vực quan trọng cho tiến bộ nhân loại », nhưng không nhắc đến căng thẳng quân sự với Bắc Kinh.

mardi 5 octobre 2021

TT Thái Anh Văn cảnh báo: Để Trung Quốc chiếm Đài Loan sẽ là thảm họa cho châu Á


Đăng ngày:

Trong bài viết trên tờ Foreign Affairs, bà Thái Anh Văn nhấn mạnh, nếu Trung Quốc chiếm được Đài Loan, điều đó có nghĩa là trong cuộc đối đầu giữa các giá trị hiện nay trên thế giới, toàn trị đã thắng được dân chủ. Bà đồng thời khẳng định Đài Loan sẽ chống trả bằng mọi cách nếu Trung Quốc tấn công.

Cũng trong hôm nay, thủ tướng Tô Trinh Xương (Su Tseng Chang) tuyên bố: Đài Loan phải luôn trong tình trạng cảnh giác trước các hoạt động quân sự thái quá của Bắc Kinh, làm phương hại đến hòa bình khu vực.

mardi 13 avril 2021

Kỷ lục mới : 25 chiến đấu cơ Trung Quốc sách nhiễu Đài Loan


Đăng ngày:

Sự hiện diện đông đảo của các máy bay quân sự Trung Quốc trong đó có 18 phi cơ tiêm kích, đã buộc không quân Đài Loan cho các phi cơ cất cánh và ra lệnh cho phía Trung Quốc ra khỏi ADIZ. Đây là ngày thứ 10 liên tiếp trong tháng này, phi cơ Trung Quốc xâm nhập vùng nhận diện phòng không Đài Loan, với số lượng hùng hậu nhất từ trước đến nay.

Chuyên gia Antoine Bondaz nhận xét trên Twitter, hồi tháng Giêng đã có đến 81 lượt phi cơ Trung Quốc xâm nhập, nhưng đó là trong suốt cả tháng, còn hôm qua có đến 25 chiến đấu cơ cùng bay vào thị uy. Trang web của bộ Quốc phòng Đài Loan nêu chi tiết : 2 chiếc Y-8 (Thiểm Tây), 1 chiếc KJ-500 (Không Cảnh), 4 chiếc tiêm kích J-10 (Mãnh Long), 14 chiếc tiêm kích J-16 (Thẩm Dương), 4 oanh tạc cơ H-6K (Tây An).

lundi 5 décembre 2016

Biển Đông: Donald Trump thành "đồng minh" của diều hâu Trung Quốc?

Tàu Trung Quốc đào đắp tại Đá Vành Khăn (Mischief Reef). Ảnh do một phi cơ trinh sát P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ chụp ngày 21/05/2015.


Theo The Diplomat, giới diều hâu Trung Quốc, lâu nay vẫn tranh luận về chính sách tại Biển Đông, có thể vồ lấy cơ hội qua các tweet của Donald Trump. « Đấy, tổng thống tân cử Mỹ nói rằng Bắc Kinh phải xin ý kiến của Washington nếu muốn tiến hành các hoạt động tại Biển Đông » – nơi mà Trung Quốc coi là lãnh thổ thuộc chủ quyền của họ.
Tối Chủ nhật 05/12/2016, tổng thống tân cử Hoa Kỳ Donald Trump, lần đầu tiên kể từ khi thắng cử vào tháng 11 đã công khai bình luận về Biển Đông trên Twitter. Ông Trump viết như sau :

dimanche 25 septembre 2016

Không quân Trung Quốc tập trận lần thứ 2 trong tháng tại Tây Thái Bình Dương


Một máy bay chiến đấu J-11 của Trung Quốc bay sát P-8 Posedon của Mỹ. Ảnh tư liệu năm 2014.
(Reuters 25/09/2016) Không quân Trung Quốc hôm nay 25/09/2016 loan báo đã huy động hơn 40 oanh tạc cơ và các loại chiến đấu cơ khác tập trận tại Tây Thái Bình Dương, bay qua một eo biển gần các hòn đảo của Nhật Bản.

Theo thông cáo của bộ Quốc phòng Trung Quốc, các cuộc tập trận thường xuyên tại Tây Thái Bình Dương và tuần tra phía trên vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) là nhằm « bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia của Trung Quốc ». 

jeudi 2 juin 2016

Trung Quốc thực sự muốn lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông ?

Đá Chữ Thập ( Fiery Cross Reef) ở Trường Sa. Ảnh vệ tinh của Viện CSIS chụp được ngày 03/09/2015.

Sáng hôm qua 01/06/2016, tờ South China Morning Post (SCMP) dẫn một nguồn tin thân cận với quân đội Trung Quốc cho biết Bắc Kinh có thể chuẩn bị loan báo lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông. Nguồn tin ẩn danh này nói rằng tuyên bố trên nhằm đáp trả « các hành động khiêu khích » của quân đội Mỹ trong khu vực, ý nói việc Hoa Kỳ cho tuần tra để bảo đảm tự do hàng hải và hàng không tại hải phận và không phận quốc tế.
Bài báo trên được đăng tải vào thời điểm đặc biệt nhạy cảm tại Biển Đông. Trung Quốc, các quốc gia đòi hỏi chủ quyền và các nhà quan sát, kể cả Hoa Kỳ đều đang chờ đợi phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye về vụ kiện của Philippines, dự kiến sẽ được tuyên trong mùa hè này. Bên cạnh đó, các quan chức cao cấp Trung Quốc và Hoa Kỳ sắp gặp gỡ tại cuộc Đối thoại Kinh tế Chiến lược lần thứ tám. Các nhà ngoại giao quốc tế và nhà phân tích cuối tuần này cũng sẽ họp tại Singapore, trong khuôn khổ Đối thoại Shangri La, diễn đàn an ninh khu vực.

jeudi 5 mai 2016

Vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc tại Biển Đông : Lợi bất cập hại


Từ khi Bắc Kinh tuyên bố lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Hoa Đông cuối năm 2013, nhiều người tự hỏi liệu Trung Quốc sẽ dấn lên tương tự tại Biển Đông hay không. Đặc biệt là trong bối cảnh Trung Quốc đang huy động nhiều chiến hạm hiện đại tập trận rầm rộ ở Biển Đông, bên cạnh đó còn huấn luyện ngư dân thành « dân quân » trên biển.
Nhà nghiên cứu Felix K.Chang của Foreign Policy Research Institut nhận định trên Eurasia Review, từ đầu năm nay, Hoa Kỳ đã công khai cảnh cáo Trung Quốc, sẽ không chấp nhận, nếu Bắc Kinh tự tiện lập ADIZ trên Biển Đông. Lời cảnh báo của Washington có vẻ như nhằm lường trước phản ứng của Bắc Kinh, vào thời điểm phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye trong vụ Philippines kiện có thể được tuyên trong tháng Năm.