Affichage des articles dont le libellé est 30 tháng Tư. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est 30 tháng Tư. Afficher tous les articles

dimanche 29 octobre 2023

Bông Lau - Thị trấn Cheo Reo tỉnh Phú Bổn

 

Nếu không có cuộc di tản đẫm máu của Quân Đoàn 2 vào tháng Ba năm 1975 thì rất ít người biết địa danh Cheo Reo – Phú Bổn nằm ở đâu.

Hôm nay tình cờ thấy lại những tấm hình xưa của phần đất quê hương heo hút lặng lẽ ở thập niên 60 và 70. Thấy được cuộc sống đơn sơ mộc mạc của đồng bào thiểu số ở đó.

Trong khung cảnh núi rừng còn có căn chòi lợp bằng tranh của Linh mục người Pháp tên Jacques Dournes. Ông sống ở đó với một con chó để làm bạn. Có lẽ sứ mạng của ông là mang đức tin Thiên Chúa đến vùng đất hoang vu này.

dimanche 7 mai 2023

Từ Thức - Vài câu hỏi nhức nhối, 48 năm sau

 

48 năm !

Gần một nửa thế kỷ trôi qua, vết thương vẫn chưa lành. Và chắc sẽ không bao giờ lành đối với hàng triệu gia đình, trong khi có những người khác, đứng đầu là nhà nước, có cơ hội ‘’hát trên những xác người’’ để ăn mừng chiến thắng. Có cơ hội để khoe khoang, đánh bóng quá khứ, để dân quên thực  tại đất nước không có gì đáng kiêu hãnh.

Vài câu hỏi nhức nhối nhiều người đặt ra, hay tự hỏi.

Thứ nhất, có nên tổ chức tưởng niệm ngày 30/4, nửa thế kỷ sau ?

mercredi 3 mai 2023

Dương Quốc Chính - Xe tăng 390 và 843

 

Trong biên bản hội đàm với Liên Xô vào tháng 10/1975, tổng bí thư Lê Duẩn có nói với tổng bí thư Brezhnev:

"Hai xe tăng đầu tiên tiến vào Dinh Độc Lập ngụy là hai xe tăng Liên Xô. Những xe tăng đó đã đi từ Hà Nội vào Sài gòn, trải qua đoạn đường dài mấy nghìn cây số".

(Hết trích)

Đó chính là lý do chiếc xe mang số 390 không được công nhận là chiếc đầu tiên vào Dinh Độc Lập, bởi vì nó do Trung Quốc sản xuất! Thay vào đó là chiếc số hiệu 843 do Liên Xô sản xuất.

lundi 1 mai 2023

Cù Mai Công - Trận cuối cùng dữ dội nhất ở Sài Gòn ngày 30-4-1975 ở Bảy Hiền-Lăng Cha Cả

Dù sáng 30-4-1975, Tổng thống Dương Văn Minh đã yêu cầu binh sĩ Việt Nam Cộng hòa “ngưng nổ súng", vẫn còn trận cuối cùng dữ dội, đến tận trưa, chiều ngày 30-4 ở Sài Gòn: cửa ô Bảy Hiền - Lăng Cha Cả, sát bên Ông Tạ.

Tiếng bom đạn liên tục dội lên ở khu vực này từ rạng sáng 30-4. Dân Ông Tạ báo nhau: “Ở Bảy Hiền, Lăng Cha Cả đánh nhau lớn lắm”. Như một số gia đình khu này, ba tôi chuẩn bị cho mỗi người trong gia đình một ba lô với đầy đủ những gì cần cho một cuộc di tản đến nơi an toàn hơn. Một thói quen thời chiến tranh của nhiều gia đình miền Nam. Tôi lúc ấy 13 tuổi cũng có một cái - dù vai bên trái đã trúng miểng đạn từ chiều 29-4.

Lực lượng chủ yếu của Quân Giải phóng tấn công vào đây là Sư đoàn 10 (Quân đoàn 3) và Trung đoàn xe tăng 273. Trong đó có một chiến sĩ sau này là nhà văn Bảo Ninh, tác giả cuốn tiểu thuyết nổi tiếng “Nỗi buồn chiến tranh”. Lúc ấy, ông là lính trinh sát của Tiểu đoàn 5, Trung đoàn 24 và đã viết rất chi tiết trong bài ký “Đêm cuối cùng ngày đầu tiên”: “Mãi tới 14 giờ 30, quân ta mới dứt điểm được ổ đề kháng cuối cùng ở góc phía Tây phi trường”. “Nỗi buồn chiến tranh” trong ông hẳn cũng có nỗi buồn của trận chiến nơi đây?

Nguyễn Quang Lập - Ghi chép về một ngày khó quên (2)

10 giờ 30. Bộ đội trung đoàn 24 sư đoàn 10 chiếm được cổng số 5 Sân bay Tân Sơn Nhất. Lính Cộng hòa ôm súng ngồi ngẩn, họ đã nghe tuyên cáo của Tổng thống. Bộ đội cũng đã biết tuyên cáo này, họ đối xử rất nhẹ nhàng với lính Cộng hòa. Bộ đội tập trung tù binh lại yêu cầu lính Cộng hòa nộp vũ khí, cởi hết quân phục, rồi ai về nhà nấy. Lính Cộng hòa làm theo nhưng rất ít người về. Họ ngồi lại, không ai nói với ai, có người khóc.

Lữ đoàn 203 tăng – thiết giáp qua cầu Sài Gòn. Một dàn tăng M48 của lính Cộng hòa nghênh chiến. Tàu chiến Quân lực Cộng hòa giữa sông đang lao tới. Đúng lúc Dương Văn Minh đọc tuyên cáo. Tất cả khựng lại. Thừa dịp tăng Lữ đoàn bộ đội 203 tiến vào Hàng Xanh, chục chiếc tăng chia làm hai ngả. Năm chiếc vào đường Hồng Thập Tự (nay là Xô Viết Nghệ Tĩnh và Nguyễn Thị Minh Khai), năm chiếc vào đường Phan Thanh Giản (nay là Điện Biên Phủ). Cả hai cánh đều hướng về Dinh Độc Lập.

Một trung đội lính Cộng hòa ngồi dưới chân cầu Sài Gòn, họ hút với nhau một điếu thuốc rồi giải tán. Giản dị như cày xong thửa ruộng.

Nguyễn Quang Lập - Ghi chép về một ngày khó quên (1)


(Đôi lời: TM đăng lại để lưu giữ về một ngày lịch sử, dù cách viết có phần thiên kiến).

Ngày nào trên thế gian đều là ngày đáng nhớ của người này, ngày đáng quên của người khác; ngày đặc biệt của người này, ngày bình thường của người khác. Ngày 30.4 cũng vậy.

Nó là ngày đáng nhớ của George Washington, Tổng thống Mỹ đầu tiên. 30.4.1789 trên ban công Tòa nhà Liên bang Phố Wall thành phố New York, G. Washington đọc lời tuyên thệ nhậm chức Tổng thống dân cử đầu tiên của Hoa Kỳ. Với Gerald Ford, Tổng thống Mỹ thứ 38, ngày 30.4.1975 là ngày đáng quên, khi ông đã trực tiếp điều hành một cuộc tháo chạy nhục nhã nhất lịch sử nước Mỹ.

Nhà văn Duyên Anh gọi ngày 30.4.1975 là “Ngày Sài Gòn dài nhất”. Học theo Hans Speidel, Duyên Anh cũng viết một cuốn sách có tên “Ngày dài nhất”. Chỉ khác “Ngày dài nhất” của Hans Speidel là ngày mở đầu chiến dịch Overlord của quân Đồng Minh nhằm tiêu diệt Phát xít Đức, chiến dịch tấn công từ biển vào đất liền lớn nhất trong lịch sử, trận Normandie ngày 6.6.1944; “Ngày dài nhất” của Duyên Anh là ngày kết thúc Chiến dịch Hồ Chí Minh, chấm dứt thể chế Đệ nhị Cộng hòa.

Lê Đức Dục - Ngẫm khúc 30 tháng Tư

1.

VĨ TUYN

Nếu hip đnh Geneve không cht kèo ngay vĩ tuyến 17

Mà kéo vào vĩ tuyến 16 đèo Hi Vân

Nhng ông cu tôi có th đã là lit sĩ

Không phi là t sĩ phía bên kia xao xác m phn

Nguyễn Phúc Sông Hương – Những bài thơ tháng Tư

 

Xin giới thiệu ba bài thơ đầy hào khí của nhà thơ Nguyễn Phúc Sông Hương, nguyên thiếu tá Tiểu đoàn trưởng Sư đoàn 18 BB, người trực tiếp dự trận Xuân Lộc (TM).

THÁNG TƯ, LÍNH KHÔNG CẦN HỚT TÓC

Tháng Tư, lính không cn ht tóc

Tóc dài c đ tóc dài thêm,

Giáp trn, chng ai cn nón st

Đu trn, tóc dng, mt trng lên.

dimanche 30 avril 2023

Lê Học Lãnh Vân - Lại một mùa phượng nở, hào kiệt đâu bây giờ ?

 

1) Còn in rất rõ trong tâm trí, ngày 30/04/1975 là một ngày đẹp đẽ. Bởi vì nhìn từ bề ngoài, nếu tạm quên quá khứ, ngày đó đem lại nhiều điều rất tốt đẹp cho đất nước: hòa bình, thống nhất! Bên Thua Cuộc đã giữ nguyên vẹn các thành phố lớn đón đội quân Bên Thắng Cuộc trong tinh thần “chế độ nào cũng được, cũng đồng bào mình!”.

Trong ngày ấy, rất nhiều người dân cả hai miền Nam, Bắc thấy mọi khác biệt về Quốc – Cộng tự nhiên bị xóa, cuộc chiến tổn hại sinh lực đất nước ngày hôm qua đã hoàn toàn là quá khứ. Những người trải qua thời đó đều nhớ mình đã rủ nhau ở lại Tổ quốc và hăm hở chuẩn bị góp phần xây dựng hậu chiến như thế nào!

2) Điều đau thương là ngay sau ngày đó, người Việt lại dấn thân vào một cuộc phân chia nghiệt ngã hơn!

Nguyễn Phú Yên - Con tàu nhỏ cuối cùng rời thương cảng

 

Trưa ngày 30-04-1975. Chiếc xe tăng với lá cờ xanh đỏ và ngôi sao vàng húc đổ cánh cổng Dinh Độc lập. Giờ phút này đó là tiếng chuông báo tử cho số phận của miền Nam.    

Giữa lúc mọi người chen nhau trên đại lộ Thống Nhất với ánh mắt ngơ ngác, hiếu kỳ nhìn những chiếc xe tăng và nón cối thì cách đó không xa, trên bến Bạch Đằng, hàng trăm con người đang hoảng loạn trong tuyệt vọng, dáo dác tìm nhau, gọi nhau í ới.

Ngoài xa, trên dòng sông vàng úa, những chiến hạm, những thương thuyền hôm nào tụ tập về đây, giờ đã rời xa tự lúc nào, để lại mặt sông buồn hiu hắt. Giữa đám đông thẫn thờ, mệt mỏi, sầu úa ấy bỗng xuất hiện một anh chàng áo lính tuổi trung niên để râu mép, điển trai bước vội về một chiếc tàu nhỏ trống trải đang neo đậu bên bờ sông. Anh bước xuống tàu và nhận ra đó là chiếc tàu tuần duyên bị hư hỏng, đang nằm chơ vơ chờ sửa chữa, trên tàu chỉ có một anh thượng sĩ già cùng một anh binh nhì trẻ tuổi.

Thái Trần - Lãng quên

 

Tôi mun chìm vào trong lãng quên

Nh chuyn xưa chi lm ưu phin

Ngàn năm quên lãng ngày tăm ti

Sao vn trong lòng chng ng yên

Bùi Chí Vinh - Lời tự tình cho em

 

30 tháng Tư nóng như la

Ci trn mà cũng rn m hôi

Truyn hình ging như con chó sa

Nhng tiếng tru chưa thy luân hi

Lâm Bình Duy Nhiên - Vẫn còn đó vết thương và nỗi đau của dân tộc!

 

Năm nay, để “kỷ niệm” 48 năm sự kiện 30/04/1975, dường như nhà nước Việt Nam ít ồn ào hơn với những màn ăn mừng, ca nhạc ầm ĩ, duyệt binh rầm rộ như trong quá khứ.

Nhưng không phải vì họ đã thay đổi thái độ và cách nhìn về cuộc chiến, về sự kiện bi thương của dân tộc. Đơn giản, đó chỉ là vấn đề tổ chức, năm chẵn, năm lẻ, con số tròn trịa mà thôi. Cứ chờ sự kiện vào năm 2025 thì sẽ rõ. Sẽ hòanh tráng hơn thôi!

Dẫu ít náo nhiệt hơn nhưng trên thực tế, nhà cầm quyền lại tỏ ra hết sức tinh vi thông qua ban Tuyên giáo. Ngay từ tháng Hai, tháng Ba, trên hệ thống báo chí và nhất là truyền hình, đã có nhiều phim tài liệu, phóng sự, được cho là mang tính lịch sử, nhưng thật ra vẫn là những luận điệu tuyên truyền về ngày 30/04/1975. Vẫn là tội ác “Mỹ ngụy”, vẫn là “tay sai cho đế quốc”, vẫn là tội ác của một chế độ Việt Nam Cộng Hòa thối nát và tồi tệ…

samedi 29 avril 2023

Bông Lau - Còn lâu mới có hòa hợp hòa giải

 

Ở Hoa Kỳ không có nghỉ lễ ăn mừng ngày Quân đội Liên Minh miền Bắc (the Union) chiến thắng quân đội miền Nam (the Confederacy) là ngày 9 tháng Tư năm 1865. Rất ít người nhớ ngày này vì nó hỏng bị lừa bịp tuyên truyền là “ngày giải phóng” để tôn vinh kẻ chiến thắng, và đó là vết thương chung của nước Mỹ không có mấy ai muốn cổ súy.

Có một thời gian người viết làm việc ở một thành phố nhỏ miền quê ở miền Nam Hoa Kỳ. Trong lúc ăn trưa vặn radio nghe một bài hát dân ca Mỹ rất hay thì anh sếp thuộc loại “cấp tiến” Liberal thứ gộc thiên về miền Bắc nhưng lịch sự. Anh ta bước đến cười tủm tỉm đề nghị “Mày vặn nhỏ lại, bài hát này của tụi “Yankee” (người miền Bắc). Dân ở đây họ hỏng thích bài này đâu”.

Muốn hòa hợp hòa thuận sống với nhau trong cộng đồng thì phải biết khiêm cung, làm zui lòng nhau. Đừng có hách dịch nói với người thua cuộc "Chúng mày có biết bố là ai không?" là sẽ bị kỳ thị đó.

Cù Mai Công - Chiến dịch “Gió lốc” và tùy nghi di tản (2)

 

Kỳ 2 : CẬN CẢNH TẤM ẢNH LỊCH SỬ TỪ NGƯỜI TRONG CUỘC

Tối 28-04, gia đình ông Trần Văn Oanh, Bắc 54 Vĩnh Phúc, chủ tiệm phở Ngọc Hương (nhưng đã thôi bán phở, chuyển sang xay bột từ mấy năm trước) nhà mặt tiền số 497 Trương Minh Ký (nay là Lê Văn Sỹ) nhận được thông tin từ người con rể Nguyễn Hữu Dõng, đại úy phi công: chuẩn bị hành lý gọn nhẹ, nhất là giấy tờ quan trọng, trưa 29-04 sẽ có máy bay trực thăng tới đón di tản.

Nhà tiệm phở Ngọc Hương có hai vợ chồng, bảy con: một con gái cả và sáu em trai. Bà Ngọc Hương tên Nguyễn Thị Mỹ, trắng trẻo, có da có thịt khiến nhiều người tưởng lai tây. Mấy anh con trai người nào cũng đẹp như mẹ, có anh hình như tập tạ, “đô” như “con kiến càng”. Cô con cả tên Trần Thị Nương, gương mặt xinh xắn, nhìn cũng lai Tây như mẹ. Trước đó vài năm, năm 1972, khi đúng tuổi đôi mươi, cô là á hậu một cuộc thi người đẹp của báo Đông Phương. Chị Nương là vợ anh Dõng, kém anh bảy tuổi. Hai vợ chồng mới có hai con gái: Mai, một tuổi rưỡi và Loan, gần hai tháng tuổi.

Tất cả lớn nhỏ 11 người, cùng với phi công, kể cũng tạm ổn cho một chuyến trực thăng Bell UH-1 Huey (tên chính thức là UH-1 Iroquois), phiên bản UH-1H. Loại này dùng động cơ Lycoming T53-L13 với công suất 1.400 hp; được sản xuất nhiều và phổ biến trên chiến trường Miền Nam trước 1975. Nó có thể chở 10 đến 14 người.

Cù Mai Công - Chiến dịch “Gió lốc” và tùy nghi di tản (1)

 

Kỳ 1: NHỮNG TẤM ẢNH LỊCH SỬ CỦA MÁY BAY BELL UH - 1 HUEY

Ngày 28-04-1975 phi trường Tân Sơn Nhứt bị pháo kích. Chiều 28-04-1975, theo lệnh Bộ chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh, phi công Nguyễn Thành Trung dẫn đầu phi đội ba chiếc A-37 từ sân bay Thành Sơn (Phan Rang) ném bom phi trường Tân Sơn Nhứt.

Phi trường Tân Sơn Nhứt bị thiệt hại nặng, không thể hoạt động, đảo lộn kế hoạch di tản bằng các máy bay vận tải cỡ lớn C130, C141 của người Mỹ. Hơn một tuần trước, những máy bay này đã đưa hơn 55.000 đến 57.000 người Mỹ và người Việt (trong đó có hàng ngàn trẻ mồ côi Việt Nam trong Chiến dịch Không vận Trẻ em Việt Nam Babylift) di tản từ Tân Sơn Nhứt, cùng lúc hơn 70. 000 người di tản bằng đường biển.

Lúc ấy, dọc các con đường dẫn vào phi trường như Thoại Ngọc Hầu (nay là Phạm Văn Hai) trước nhà tôi, Trương Minh Ký (nay là Lê Văn Sỹ), Võ Tánh (nay là Hoàng Văn Thụ) … luôn có nhiều nhóm người, nhóm gia đình đi xe hơi, taxi, xích lô… lẫn đi bộ với hành lý nhẹ. Mẹ tôi ngạc nhiên, hỏi họ đi đâu, làm gì. Hầu như không ai trả lời, hoặc chỉ trả lời cho qua. Họ cũng đang rối bời, đang rất vội trước nhịp diễn biến quá nhanh của thời cuộc, chiến sự.

Huỳnh Duy Lộc - Những người lính Mỹ cuối cùng ngày 30 tháng 4 năm 1975

 

Dưới áp lực mạnh mẽ từ Washington, cuối cùng phái bộ Ngoại giao Mỹ tại Saigon phải thực hiện kế hoạch di tản gọi là “Chiến dịch Gió lốc” (Operation Frequent Wind hay Option IV).

Trong vòng 18 tiếng đồng hồ, một đội máy bay gồm 70 trực thăng của Hải quân Mỹ đã chở 1.000 người Mỹ và gần 6.000 người Việt ra khỏi thành phố Sài gòn đang bị vây hãm – trong đó có 2.000 người tại Đại sứ quán Mỹ.

Nhà báo Peter Arnett đã viết về những người lính Mỹ cuối cùng ở Việt Nam trong tác phẩm "Live from the Battlefield: From Vietnam to Baghdad, 35 Years in the World's War Zones":

Đỗ Trung Quân - Tháng tư, lời muộn phiền của người 68 tuổi

ta mang tui hai mươi vào rng tám năm

bốn năm nhng vùng kinh tế mi

ba năm lòng h Du Tiếng

một năm chiến trường biên gii K máu và không chc còn nước mt

tr xong món n lý lch dù không con sĩ quan 

dù không nhà đa ch

vendredi 28 avril 2023

Ngô Nhân Dụng - Kể từ ngày 31 tháng Tư

 

Vương Hồng Sển đã mô tả các hành động gọi là “Giải phóng.” Sau khi kể chuyện cà kê Kép Tư Út hát bài Anh Khóa đời xưa, tiếp đến chuyện bây giờ ngôi nhà Tổng Đốc Phương bị tháo gỡ bán qua Đài Loan, bỗng nhiên cụ Vương viết...

Xin nói ngay, không có ngày 31 tháng Tư trong dương lịch, được Giáo Hoàng Gregory XIII áp dụng từ ngày 24 tháng Hai năm 1582.

Nhà văn Vương Hồng Sển là người sáng tác ra câu “ngày 31 tháng Tư năm 1975,” trong hồi ký Nửa Đời Còn Lại. Cụ tự giới thiệu là người “máu Hoa pha máu Việt đã bốn đời không nói được tiếng Phước Kiến” (trang 21, Văn Nghệ, California, 1995). Cụ mang tên Hán Việt là Vương Hồng Thạnh (hay Thịnh), nhưng khi làm giấy khai sanh viết thành Sển theo cách nói tiếng Phúc Kiến.

Nguyễn Thạch - Mỗi độ tháng Tư về !

 

tháng tư.

ra ch mua bông.

mt bó cho chng mt bó cho cha.

đường bay gãy gánh sơn hà.

áo người thiếu ph vin tà đi trông.