Affichage des articles dont le libellé est Điện ảnh. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Điện ảnh. Afficher tous les articles

mardi 12 mars 2024

Tiểu Vũ - Giải Oscar đầu tiên trong lịch sử Ukraina : 20 ngày ở Mariupol

 

"20 ngày ở Mariupol" (20 Days in Mariupol) là bộ phim vừa giành giải Oscar cho hạng mục phim tài liệu hay nhất.

Bộ phim đã gây chấn động toàn cầu và là một phần lịch sử đáng nhớ của một kỳ Oscar.

Phim cũng được chiếu vào đầu phiên họp thứ 78 của Đại hội đồng Liên hợp quốc.

Phùng Hồ - Viếng bạn học cũ « xấu số »

Sáng 10/03/2024, bốn anh em chúng tôi: Phùng Hồ, Vũ Như Cương, Trịnh Đức Cường và Phạm Gia Ngữ, được con tôi là Hồ Hải lái xe đưa đi thăm gia đình người bạn học cũ “xấu số”, anh Trịnh Văn Khải (1938-1993).

Anh Khải người làng Lạc Nhuế, xã Đồng Hóa, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, năm 1959 cùng chúng tôi thi vào khoa Vật lý, khóa 4, trường Đại học Tổng hợp, rồi được chọn sang trường Chuyên tu Ngoại ngữ Gia Lâm học tiếng Nga và tháng 8/1960 sang học khoa Vật lý trường Đại học Tổng hợp Kiev, Ucrain (Liên Xô).

Vì ở trường Đại học Tổng hợp Kievhai năm đầu người ta dạy bằng tiếng Ukraina, nên 13 anh em lưu học sinh khoa Vật lý Việt Nam và số anh em lưu học sinh Trung Quốc học chung trong một lớp dạy bằng tiếng Nga. Nhưng học xong năm thứ nhất vào khoảng tháng 6/1961 anh Khải nhận được thông báo lên Matxcơva về nước, cả anh Khải và chúng tôi không biết lý do.

Mai Quốc Việt - Đạo diễn phim tài liệu "20 ngày ở Mariupol" đoạt giải Oscar lần 96 nói gì?

 

"Đúng ngày thứ 20 chúng tôi rời khỏi thành phố Mariupol, mang theo tư liệu phim nháp là 30 giờ quay phim. Chúng tôi cảm thấy có lỗi khi đã rời đi, chúng tôi muốn còn quay nhiều hơn thế. Trên đường rời đi ý tưởng về một bộ phim tài liệu đã xuất hiện.

Chúng tôi đã khóc khi quay phim.

Chúng tôi đã khóc khi xem lại phim nháp.

dimanche 3 mars 2024

Hoàng Quốc Dũng - Đào, Phở và Piano

 

Trong hai ngày liên tiếp, tôi đi xem hai bộ phim và cũng là tình cờ cả hai phim đều là phim về chiến tranh.

Tôi không phải là người say mê cinéma nên chỉ đi xem phim rất ngẫu hứng khi có thời gian. Có mặt ở Hà Nội trong dịp Tết, tôi có nghe nói loáng thoáng về một bộ phim được coi là rất hay, rất hot đang được trình chiếu tại Hà Nội. Trong đó có cả cảnh nóng tình yêu lãng mạn, có cả phở và cũng có cả âm nhạc. Ôi thích quá.

Được một người bạn thân có nhã ý rủ đi xem, tôi đã chấp nhận ngay. Đất nước mình bây giờ đổi mới rồi, chắc tư duy làm phim cũng khác hoàn toàn. Không như cái hồi tôi còn nhỏ và thời thanh xuân của tôi, toàn chỉ được xem phim tuyên truyền, chán đến mức tôi không bao giờ đi xem phim nữa. Bây giờ mà còn làm phim tuyên truyền thì chó nó xem. Hoàn toàn với tinh thần như vậy, tôi hồ hởi đi nhanh đến rạp.

Dương Quốc Chính - Phim tuyên truyền this và that

 

Cũng là phim tuyên truyền nhưng ngày xưa làm hay hơn bây giờ rất nhiều. Ví dụ như Cánh đồng hoang, Ván bài lật ngửa, Biệt động Sài Gòn...Hồi bé mình xem mấy phim đó cảm thấy nó sống động như bước chân vào cuộc sống thời ấy.

Ván bài lật ngửa Biệt động Sài Gòn là phim nhiều tập, bao cảnh rộng lớn, quay trong thời gian rất dài, đến nỗi diễn viên già hẳn đi. Nhưng từ diễn xuất đến phim trường đều rất thật.

Tất nhiên hồi bé, khi phim mới ra, thì mình ít có kiến thức lịch sử, nên không thể thấy sạn, nếu có. Nhưng kể cả sau này xem lại vẫn không thấy có sạn mấy, trừ những đoạn hơi phóng đại cho tuyên truyền, nhưng đại ý là nó không có những đoạn phi logic ngớ ngẩn như phim Đào. Hai phim này có lẽ là dạng bom tấn của điện ảnh xã hội chủ nghĩa.

Dương Quốc Chính - Cuộc chiến 60 ngày đêm bảo vệ thủ đô đã diễn ra thế nào ?

 

Cuộc chiến 60 ngày chống Pháp của Việt Minh ở Hà Nội thực tế diễn ra thế nào? Mình cho là không có nhiều người biết cụ thể.

Vì những người thực sự có trải nghiệm và còn minh mẫn thì giờ này đã chết vãn. Những người đó phải sinh trước 1940. Thế nên khi phim Đào công chiếu đã tạo nên những tranh cãi về lịch sử rất nhiều.

Các page dư luận viên thì hầu như do các cháu sinh viên hoặc tầm 3x tuổi chém gió, kiểu cháu Tifosi, mà toàn chém dựa vào sách giáo khoa, làm cho giới trẻ hiểu lệch lạc diễn biến. Một số status của người có tuổi hơn, nhưng đa số cũng sinh tầm 195x về sau, chém sâu hơn tí nhưng cũng sai nhiều. Cơ bản do lười đọc sách (do có trải nghiệm đâu) hoặc đọc sách một chiều.

vendredi 1 mars 2024

Dương Quốc Chính - Đa nghi là yêu nước !

 

Mình bị cái tật đa nghi nên cũng tâm tư mấy sự cố khi bán vé phim Đào. Một là việc tự dưng web bán vé của Trung tâm chiếu phim quốc gia bị sập, nên phải bán vé tại quầy thôi.

Vụ thứ hai là vé ghi bằng tay ở rạp Cinestar khi máy in hỏng.

Hai vụ này sẽ khiến cho doanh thu bán vé sẽ không minh bạch được, trong khi toàn bộ tiền vé sẽ phải nộp vào ngân sách nhà nước.

jeudi 29 février 2024

Dương Quốc Chính - Đào, Mai và cảnh nóng

 

Phim Đào mở màn đã có cảnh mần tình hoành tráng, tuy không hở các bộ phận nhạy cảm nhưng mà vẫn là mần.

Nữ chính cũng mân mê nam chính, rồi cởi trần đứng trước mặt nam chính...Nói chung cảnh đôi trẻ ôm ấp, thiếu quần áo là dài không kém cảnh chiến tranh, hơi quá mức cần thiết. Nhưng phim vẫn được tuyên truyền rộng rãi cho giới trẻ. Không thấy cảnh báo gì. Nói chung là cứ yêu nước là bỏ qua được hết.

Trong khi đó, khán giả xem phim Mai bị công an xét hỏi ngay tại rạp trong khi phim đang chiếu. Chắc xét căn cước công dân? Nhỡ cháu nào mặt non mà quên căn cước chắc bị hốt về đồn quá!

lundi 26 février 2024

Hiệu Minh - "Mai", "Đào" và nói láo về phim

Thấy mạng xã hội bàn luận ầm ĩ về hai phim “Mai” tư nhân và “Đào, Phở và Piano” nhà nước.

Có ông còn dùng thống kê dân ta cỡ 100 triệu, bao nhiêu ở thành phố, bao nhiêu hay đi xem phim. Rồi ông kết luận cái rầm, trong hơn chục ngày mà có hơn 4 triệu đi xem phim “Mai” của Trấn Thành…có mà bốc phét.

Nhưng trong 4 triệu đó không có lão, vì nhớ thần đồng thơ Trần Đăng Khoa viết nhiều bài hay hồi nhỏ, nhưng thành hội viên Hội Nhà văn thì lão ấy được mỗi câu này ngang sấm Trạng Trình “Ngồi nhà cởi cúc xem chim//Còn hơn ra rạp xem phim nước mình”.

dimanche 25 février 2024

Dương Quốc Chính - Review phim Đào

 

Lưu ý là bài viết có tiết lộ một phần nội dung phim nên ai muốn đi xem cho hồi hộp để khóc sướt mướt thì lượn luôn, không đọc xong lại trách móc nỉ non.

Về tổng thể, đây là vở kịch, hay cải lương, đại khái là dạng sân khấu, nhưng mà quay thành phim điện ảnh, công nghệ Dolby 7.1, kinh phết, pháo bắn cũng giật mình phết!

Gọi là tác phẩm sân khấu vì nó có tính ước lệ quá cao và phim trường giả trân kiểu sân khấu mô hình kẻ vẽ sơn phết. Phim này ít tiền, nên không thể đầu tư được phim trường cho giống thật. Thôi thì méo mó có hơn không. Mình sẽ không bàn sâu chuyện này, vì dù sao nó cũng có lý do tương đối khách quan, ít nhất là với những người tham gia làm phim.

samedi 24 février 2024

Nguyễn Quốc Việt – Làm phim lịch sử nhưng « Đào, Phở và Piano » đã đi quá xa thực tế

 

Thường gã không dám bình gì về phim, vì biết mình không có chuyên môn. Thâm tâm gã cũng ý thức nên khích lệ để phim Việt phát triển. Hãy xem mặt hay, còn soi mặt thiếu sót thì ai không có, ngay cả các nền điện ảnh lớn như Ấn Độ, Hàn Quốc, Trung Quốc cũng sơ suất đầy ra đó.

Tuy nhiên, với phim Đào, phở và piano thì gã phải xin góp vài thiển ý. Vài lời để mong tốt hơn chứ không hề phê phán, dìm xuống gì cả.

Và ở đây, gã xin nói về tên phim Đào, phở, piano được "giựt" theo kiểu sách báo "hiện đại" hay hại điện gì đó.

jeudi 22 février 2024

Hoàng Linh - Đào Mai đại chiến

- Đào : Là phim lịch sử được tài trợ, báo chí làm truyền thông cho phim một cách trơ trẽn, lố bịch, « mù chữ » về điện ảnh kiểu « Khán giả khóc ngay từ đầu đến cuối phim ».

(Mở đầu phim là đoạn Giao đãi giống Intro mở đầu bài hát, đã có gì đâu mà khóc !).

- Mai là phim thị trường được công bố là có doanh thu phòng vé trăm tỉ, tôi đã dạo một vòng thấy khách cũng bình thường, không tin con số này.

mardi 20 février 2024

Mạc Văn Trang - Phim "Phản bội" bị phản bội!

 

Ngày 17 tháng 2 năm 1979 Trung cộng đem hơn nửa triệu quân xâm lược nước ta suốt 6 tỉnh biên giới, gây bao tội ác dã man... Nghệ sĩ nhân dân Trần Văn Thủy nhớ lạị:

... "Vào dịp này năm ấy, tôi cùng nhóm làm phim cũng có mặt ở mặt trận Tam Đường, Lào Cai, rồi Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên...ghi hình trực tiếp. Ác liệt, tàn bạo và man rợ vô cùng.

Với sự trực tiếp giúp đỡ đặc biệt của ông Nguyễn Cơ Thạch, tôi đã cho ra "Phản bội", bộ phim tài liệu (Đen Trắng) dài nhất trong lịch sử Hãng Phim tài liệu Trung ương cho đến thời điểm đó: 90 phút.

jeudi 15 février 2024

Đặng Chương Ngạn - Chúc mừng phim « Trà » rời phòng chiếu

 

Phim 18+ tức là chỉ trên 18 tuổi mới được xem, hứa hẹn có nhiều cảnh nóng và rất nóng.

Đạo diễn Lê Hoàng khai thác một đề tài cũng rất nóng: ngoại tình trong hôn nhân.

Ra rạp ngày 10/02, rút khỏi rạp ngày 13/02 với doanh sô 1,3 tỉ, chứng tỏ khán giả hầu như không đến rạp để xem phim này.

lundi 5 février 2024

Nguyễn Đông Thức - Những tấm hình kỷ niệm phim “Ngọc trong đá”

 

Truyện dài “Ngọc trong đá” được Nhà xuất bản Trẻ xuất bản Tháng 3-1986, kỷ niệm 10 năm thành lập Lực lượng Thanh niên Xung phong Thành phố. Đây cũng là truyện dài đầu tiên Nhà xuất bản này làm, khi được tách ra từ Nhà xuất bản Măng Non.

Truyện tạo được tiếng vang nên đã lọt vào tầm ngắm của vài hãng phim. Hãng phim Nguyễn Đinh Chiểu với đạo diễn Lê Mộng Hoàng tới đặt vấn đề đầu tiên. Dĩ nhiên là tôi rất hoan hỉ.

Lúc đó thủ tục làm phim rất khó khăn. Kịch bản phải được đưa ra Bộ Văn hóa duyệt. Ông Thứ trường Nguyễn Đình Quang (ông này học vị giáo sư tiến sĩ, học bên Tàu rồi bên Đông Đức về, từng là đạo diễn sân khấu, nhà viết kịch, nhà nghiên cứu lý luận sân khấu…). Đọc xong, trong đợt vào Nam công tác ông cho gọi tôi và ông đạo diễn tới Văn phòng 2 của Bộ:

samedi 3 février 2024

Đặng Chương Ngạn - Thiếu vắng phê bình văn học

Hôm qua, ngồi trong quán cà phê với một nhà văn lớn tuổi.

Bất ngờ, cụ thở dài:

"Cả năm, tìm không ra một bài phê bình văn học !"

Tôi giật mình, trấn an cụ:

"Tại cụ mắt kém nên ít đọc chứ mỗi ngày ít nhất cũng có một, hai bài phê bình văn học mới đấy ạ".

samedi 9 décembre 2023

Jimmy Nguyen Nguyen - Love Story

 

Trong chuyện phim này thì Jenny mất sớm, để lại Oliver với nỗi buồn. Phim hay đến nỗi mà hai vai chính sống mãi trong lòng khán giả. Họ trở thành nhân vật thật. Xuất hiện với nhau gần đây. Họ già đi như ... tui và các bạn thế hệ 70.

Hôm nay Ryan mất. Đâu được tám mấy. Sanh lão bệnh tử mà. Tuy vậy nghe tin, tui có hơi ướt ướt ở mắt. Tui có thói quen nghệ sĩ nào mình ưa thích, thì khi họ mất tui đều chia sẻ cảm tưởng. Hình như tuyển tập đã khá... dày. Buồn!

Ryan nổi tiếng sau phim Love Story. Ảnh có đóng thêm vài phim nữa mà không hay lắm. Công nhận đạo diễn chọn vai hay. Cái tướng và cái mặt ảnh đúng điệu "đẹp trai, con nhà giàu, học giỏi". Niềm mơ ước của tui thời đó.

mardi 14 novembre 2023

Phạm Việt Thắng - Cục Di sản là Hùng Vương thứ mấy ?

 

Hùng Vương thứ 18 có con gái tên là Mỵ Nương. Vua kén rể rất chi là không công bằng, toàn đòi đồ rừng. Trong lúc Thủy Tinh lại ở dưới nước, thế là Sơn Tinh ẵm được Mỵ Nương.

Nói theo ngôn ngữ đấu thầu là cạnh tranh không lành mạnh.

Chuyện đó nói sau. Chuyện nóng hôi hổi vừa thổi vừa hóng là Nhà làm phim Sơn Tinh, Thủy Tinh phải nộp phí tác quyền cho Cục Di sản Văn hóa - theo đề xuất (lại) của một phó giáo sư, tiến sĩ nào đó.

mercredi 8 novembre 2023

Tạ Duy Anh - Điện ảnh sướng thật

 

Đều là làm nghệ thuật, nhưng so với đám viết văn thì những người làm điện ảnh quá sướng, được Bộ trưởng Bộ Văn hóa kéo cả Quốc hội vào bảo vệ. Thậm chí ông Bộ trưởng còn dùng diễn đàn oai phong hàng đầu này làm hậu thuẫn để dọa những kẻ dám bôi xấu bộ phim Đất Rừng Phương Nam.

Giá mà những cuốn sách xuất bản đúng luật, nội dung không phạm luật nhưng bị quân anh Hùng thông tin cấm, cũng được ông Hùng văn hóa bảo vệ thì đám văn nghệ sĩ chắc tế sống ông chứ chả chơi.

Xin trích ý kiến rất dân chủ của ông Hùng văn hóa: "Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tôn trọng Hội đồng thẩm định phim quốc gia".

dimanche 22 octobre 2023

Tuấn Khanh - “Lưỡng” và “Chôm”

 

Trong ngôn ngữ bình dân của miền Nam, hay còn gọi là tiếng lóng của nhiều thập niên trước – lưỡng và chôm – thường được biết đến với cách định nghĩa khác nhau.

“Chôm” là một hành động trộm cắp, một cách qua mặt và lấy đi trong một bối cảnh nào đó có tính thủ thuật. Còn “lưỡng”, được mô tả như một hành động gian trá trộm cắp, nhưng có tính toán và thủ đoạn. Và thậm chí là có vẻ “điếm đàng” trong đó.

Câu chuyện bộ phim Đất Rừng Phương Nam gây nhiều tranh cãi ở Việt Nam về nội dung là một chuyện. Nhưng bên cạnh đó, một nội dung khác cần phải được nhắc tới. Đó là chuyện giới trí thức lãnh đạo học đường nhiều nơi, lại tìm cách “lưỡng” tiền của phụ huynh, bằng chuyện ra công văn tổ chức cho học sinh phải đi coi bộ phim này, mà theo ngôn từ của các công văn thông báo là chuyện học tập quan trọng.