Affichage des articles dont le libellé est Đầu tư. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Đầu tư. Afficher tous les articles

dimanche 17 décembre 2023

Nguyễn Ngọc Chu - Đường sắt Bắc-Nam : Cần một trí sáng mạnh mẽ

 

Đã thay mấy bộ trưởng, nhưng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vẫn kiên trì đề xuất phương án chở khách mà không chở hàng cho Đường sắt Bắc–Nam (ĐSBN). Dường như có một “mạch nước ngầm” xuyên suốt.

1. Tuy hai mà một

Ngay từ ban đầu Bộ GTVT đã kiên trì đưa ra một phương án duy nhất cho đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam (ĐSTĐCBN) là chở khách mà không chở hàng. Đó là xây mới ĐSTĐCBN đường đôi, khổ ray 1.435 mm, chiều dài 1.545 km, tốc độ thiết kế 350 km/h, tải trọng trục 17 tấn/trục, khai thác riêng tàu khách.

Theo đề xuất của Bộ GTVT, nếu thực hiện đầu tư ĐSTĐCBN chuyên chở khách, với tốc độ tốc thiết kế 350km/h, tốc độ khai thác 320 km/h thì tổng mức đầu tư dự án khoảng 58,7 tỉ USD.

samedi 9 décembre 2023

Nguyễn Thông - Ghi lại lời lão hàng xóm

Ông Maddox láng giềng nhà tôi cục mịch, thô lỗ, hay nói tục, nhưng được cái thẳng tính, thứ gì không nên không phải là sổ toẹt. Tôi chỉ ghi lại.

- Người làm kẻ phá. Ấy là tao nói chuyện điện. Một đằng là ông thủ tướng bươn chải đi khắp nơi đông tây mời mọc người ta đến nước mình đầu tư vào năng lượng sạch (điện gió, điện mặt trời). Vừa để khai thác tiềm năng trời cho, giải quyết bài toán thiếu điện, hạ giá thành điện cho dân nhờ. Vừa nhằm thực hiện phát thải ròng về 0 như đã hứa với thế giới.

Đằng khác, là đám quân của ông ấy, cụ thể bọn bộ công thương, bọn quản điện quốc gia. Lâu nay chúng độc quyền, quát nạt, áp đặt quen rồi. Giờ chúng tuyên bố ai muốn bán điện mặt trời thì chúng sẽ mua (chứ tới thời điểm này trên thực tế thì chưa có chủ trương mua), nhưng chỉ mua với giá 0 đồng. Mua, nhưng thực chất là ăn cướp, hoặc đ*o mua.

mardi 5 décembre 2023

Mai Bá Kiếm - Cuối cùng tiền nằm trong kho !

 

Báo Tuổi Trẻ đặt tựa theo thể nghi vấn "Tháng cuối năm 2023 : Bơm 1 triệu tỉ đồng vào nền kinh tế, kịp không ?". Không đánh đố độc giả, báo hỏi tức trả lời bằng dẫn chứng ở thân bài:

"Đó là nhiệm vụ bất khả thi cho các ngành và địa phương, nhưng còn ngày nào cần cố hết sức ngày đó. Làm gì để thúc tiền chạy vào nền kinh tế đang là bài toán nan giải không chỉ là câu chuyện của năm 2023 mà còn ở những tháng tiếp theo của năm 2024.

Ngay từ đầu năm, TP.HCM thể hiện quyết tâm rất cao, năm 2023 phải giải ngân đạt 95% nhưng đến tháng 11 mới giải ngân được khoảng 45 %. Còn theo Bộ KH&ĐT, cả nước giải ngân khoảng 461.000 tỉ đồng, đạt 65,1 %!"

Dương Quốc Chính - Bơm triệu tỉ ra nền kinh tế cách nào ?

 

Bơm tiền ra nền kinh tế chủ yếu qua hai con đường. Một là giải ngân vốn ngân sách cho các dự án đầu tư công, hai là qua ngân hàng thương mại để cho vay.

Nhưng đầu tư công vẫn đình trệ, thường không nơi nào tiêu hết vốn, vì sợ...chi sai, bị đốt luôn! Thôi thà không đốt tiền ngân sách, còn hơn để bị đốt lò. Thế là cửa bơm ra nhiều tiền nhất bị nghẽn.

Cửa cho vay thì doanh nghiệp không mặn mà, vì kinh tế đình trệ trên toàn cầu, cả nước bạn luôn. Thì vay đống tiền về ngắm sao? Người ta thu hẹp doanh nghiệp còn chả kịp kìa. Nhìn MWG sắp cắt 200 shop "ăn bám" và đã cắt cả vạn lính so với thời điểm 2022 đó. Thế nên cách thứ hai cũng không thông.

vendredi 24 novembre 2023

Ngô Nhân Dụng - Trung Quốc: Mô hình kinh tế gây bế tắc

 

Ngoài mối lo giảm phát, thay vì lạm phát, Trung Quốc đứng trước hai vấn đề lớn nữa: Số người làm việc giảm xuống và hiệu năng sản xuất ngưng đọng.

Giá nhà cửa ở Trung Quốc từ tháng Chín qua tháng Mười đã tụt xuống năm tháng liền, mạnh nhất kể từ tháng Hai năm 2015, theo bản tin kinh tế Bloomberg. Cả nền kinh tế xuống theo vì ngành xây dựng đóng góp một phần tư trong Tổng Sản Lượng Nội Địa (GDP) của Trung Quốc.

Kinh tế xuống không phải chỉ do thị trường địa ốc. Nguyên nhân sâu xa là sự thất bại của cả mô hình kinh tế bất chấp thực tế cũng như lý luận, vì chỉ nhắm mục đích bảo vệ quyền hành của đảng Cộng sản.

mardi 14 novembre 2023

Dương Quốc Chính - Đôi lời trao đổi với tiến sĩ Nguyễn Ngọc Chu

 

Hôm qua mình thấy nhiều người share bài viết của tiến sĩ (TS) Nguyễn Ngọc Chu về bất động sản và đất đai.

Mình vào đọc status đó cùng với các comment thấy hầu hết là đồng thuận và khen hay, khen đúng. Như thế mới nguy hiểm, vì bài viết này có đa số nội dung là không đúng với pháp luật đất đai cũng như thực tế xã hội (vận hành có thể lách luật).

Xét thấy rằng chuyện này làm ảnh hưởng đến nhận thức của nhiều người nên mình thấy cần có đôi lời với TS Chu. Bài viết dài nên không tiện comment bên đó.

lundi 13 novembre 2023

Nguyễn Ngọc Chu - Hà Nội thu được bao nhiêu tỉ đô từ 272 hecta đất chân cầu Nhật Tân ?

 

1. Có người nghe nói triển khai dự án “Thành phố thông minh” [1] diện tích 272 héc ta tại chân cầu Nhật Tân đã khấp khởi mừng. Vì nghĩ rằng các tòa nhà chung cư xây dựng tại “Thành phố thông minh” sẽ được phân phối miễn phí cho người dân, giống như các khu tập thể Kim Liên, Thành Công, Giảng Võ ở những năm 1970.

Họ quên mất mỗi mét vuông nhà ở “Thành phố thông minh” sẽ có giá phải mua nhiều ngàn USD, mỗi chỗ để xe cũng phải trả phí dịch vụ. Lên tháp cao tài chính 108 tầng để ngắm cảnh thành phố phải trả tiền, vào các khu vui chơi giải trí ở các công viên cũng phải mua vé.

“Thành phố thông minh” thông minh đầu tiên ở biết cách thu tiền. Không có gì là miễn phí. Ước mơ hưởng thụ miễn phí trong “Thành phố thông minh” còn xa vời hơn  “Lão đầy tớ ngồi mơ nước Nga” trong bài thơ ‘Lão đầy tớ’ của Tố Hữu [2].

dimanche 12 novembre 2023

Lê Học Lãnh Vân - Intel "gác" kế hoạch đầu tư tại Việt Nam

 

Ngày 08/11/2023, báo VOV đăng bài “Intel "gác" kế hoạch mở rộng sản xuất chip tại Việt Nam, Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư nói gì?”. Bài viết dưới đây trình bày những suy nghĩ tiếp theo bào báo trên. Các phần ghi (trích) được trích từ bài báo đó.

1) “Trước thông tin Intel (Mỹ) "gác" kế hoạch đầu tư thêm 1 tỉ USD mở rộng nhà máy tại Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng cho biết, ông cũng mới tiếp nhận được thông tin Intel như báo chí nêu.

Một công ty tầm cỡ Intel, khi đã lập dự án đầu tư vào Việt Nam là đã nghiên cứu môi trường đầu tư Việt Nam, so sánh với các nơi có thể đầu tư khác, đã lập nhóm làm việc chuyên biệt từ vài năm trước… cho nên một dự án đầu tư bị bỏ không phải là chuyện một vài tháng gần đây! Thông tin về việc ấy có thể gần đây, nhưng sự việc đã bắt đầu từ trước, với những dấu hiệu từ lâu. Sao bộ KH&ĐT“cũng mới tiếp nhận được thông tin Intel như báo chí nêu”?

mercredi 8 novembre 2023

Lê Xuân Nghĩa - Cần gì bơ thừa, sữa cặn của bọn Mỹ !

Reuters vừa đăng tải thông tin, Intel đã hủy bỏ kế hoạch mở rộng đầu tư vào Việt Nam.

Kế hoạch có giá trị lên đến 1 tỉ đô la Mỹ, được giới lãnh Việt Nam rất kỳ vọng. Nó không chỉ ở tiền bạc, mà đó là uy tín và bộ mặt của Việt Nam trong thu hút đầu tư công nghệ cao, và mong muốn đóng vai trò quan trọng hơn trong ngành bán dẫn toàn cầu.

 Lý do Intel hủy bỏ:

lundi 6 novembre 2023

Huy Đức - Đầu tư công, quy hoạch và dự bị củi

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc trả lời chất vấn khá thẳng vào câu hỏi và giải pháp mà ông đưa ra, kể cả kiến nghị sửa chính sách, rất thực tiễn với tư duy mạch lạc.

Trong khi, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng thì rất thuộc bài, tờ giấy [có lẽ do chuyên viên soạn vào giờ nghỉ trưa] khiến ông trả lời khá máy móc. Hình như với ông Dũng, giải pháp là công văn giấy tờ đã ban hành. Ví dụ, ông nói, “Đúng là công tác lập quy hoạch lúc đầu có vướng mắc, nhưng sau khi có Nghị quyết 61/2022/QH15 của Quốc hội thì vướng mắc đã được giải quyết".

Nếu như trước 2006, Bộ Kế hoạch Đầu tư là nơi xuất phát của rất nhiều chính sách đổi mới, thì về sau, các chính sách xuất phát ở đây lại thấp thoáng "hồn ma kế hoạch hóa tập trung".

vendredi 22 septembre 2023

Giang Lê - Giải pháp « chung cư mini »

 

Có thể bạn chưa biết "chung cư mini" thực ra khá phổ biến ở Anh và Mỹ, nếu định nghĩa nó là một căn/tòa nhà (nhỏ) do một chủ đầu tư tư nhân (nhỏ) sở hữu, và có nhiều hộ gia đình chung sống.

Ở Úc mô hình này đang được triển khai mạnh tại bang Victoria và Queensland dưới cái tên "build-to-rent", các bang khác cũng đã bắt đầu. Hồi tháng Ba năm nay chính quyền bang Queensland đưa ra một số chính sách (giảm thuế) khuyến khích đầu tư vào hình thức nhà ở build-to-rent này.

B2R được cho là một giải pháp quan trọng cho vấn đề "affordable housing", không chỉ ở Úc mà gần như toàn bộ thế giới đang phải đối mặt, đặc biệt ở những nước mà tỉ lệ nhà chung cư (apartment) thấp.

samedi 9 septembre 2023

Khuất Thu Hồng - Văn hóa là gì?

Rất hoan nghênh việc đầu tư cho chấn hưng văn hóa và xây dựng con người.

Nhưng tôi sẽ phản đối đến cùng, nếu đem số tiền đó để xây những tượng đài vô duyên hay bảo tàng nhem nhuốc, hoặc tổ chức các lễ hội sặc mùi thương mại và hoàn toàn thiếu văn hóa như hiện nay.

Đầu tư cho văn hóa là đầu tư xây dựng chương trình gíáo dục, dạy trẻ con "học ăn, học nói, học gói, học mở". Biết cách ứng xử văn minh, lịch sự, khiêm nhường mà không khúm núm, tự tin mà không tự mãn... Đầu tư dạy cho thầy cô giáo hành xử chuyên nghiệp, nói năng đúng mực, thái độ thân thiện với học sinh ...

mardi 22 août 2023

Ngô Nhân Dụng - Chuyện Mỹ - Trung: Tấn công quan thuế không hiệu quả

 

Khiếm hụt mậu dịch giữa hai nước không phải là một thước đo để so sánh kinh tế nước nào mạnh hơn. Món võ thuế quan rất khó sử dụng vì đường dây cung cấp trong thương mại quốc tế ngày càng phức tạp, nối kết lòng vòng, lại chặt chẽ rất khó tháo gỡ.

Từ tháng Bảy năm 2018, chính phủ Mỹ bắt đầu đánh thuế quan (tariffs) trên các món hàng nhập cảng từ Trung Quốc trị giá tổng cộng $300 tỉ mỗi năm, nhắm giảm bớt số khiếm hụt mậu dịch. Chính sách đó được tiếp tục cho tới bây giờ, địa vị của Trung Quốc đã bớt quan trọng.

Năm 2018, trong số hàng giá rẻ Mỹ nhập cảng từ các nước châu Á, hai phần ba (66 %) mua từ Trung Quốc; năm 2022 chỉ còn bằng một nửa (51 %), theo tạp chí Economist ngày 12 tháng 8. Trước đây Trung Quốc là nước giao thương nhiều nhất với Mỹ; từ đầu năm 2023 đến nay, Canada và Mexico đã vượt qua.

vendredi 11 août 2023

Nguyễn Văn Tuấn - Ai 'nuôi' trường đại học?

 

Ở quê tôi, một làng thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trước 1975, được vào đại học là một dấu hiệu của thành tựu khoa bảng.

Thời đó, cứ 100 học sinh thi tú tài, chỉ 30-40 người đậu, và trong số người đậu, chỉ 5-10 % vào được đại học. Làng tôi chỉ cách thị xã Rạch Giá chừng 20 cây số, nhưng số người đậu tú tài đếm đầu ngón tay, số tốt nghiệp đại học càng hiếm. Một người tốt nghiệp đại học, cả làng tự hào.

Phải đến cuối thập niên 1990, cánh cửa đại học mới mở rộng. Mấy năm trước về quê ăn Tết, tôi nghe kể một danh sách dài con cháu của những người nông dân hàng xóm đã tốt nghiệp, một số đang phục vụ tại các bệnh viện ngoài Rạch Giá. Trong số đó, có không ít người gốc Khmer và nghèo khó. Tôi thầm nghĩ chính sách giáo dục đã phần nào thành công, làm ngắn "khoảng cách đại học" giữa nông thôn và thành thị, giữa người giàu và nghèo.

mercredi 26 juillet 2023

Nguyễn Ngọc Chu - Cần xác định lại giá thành đường sắt tốc độ cao

 

1.

Đường sắt Việt Nam vô cùng lạc hậu. Việc xây dựng đường sắt tốc độ cao vừa chở khách vừa chở hàng, thông suốt từ Cần Thơ - TPHCM -Hà Nội - Lạng Sơn là điều bắt buộc.

Vì thế rất mừng khi nghe tin Thủ tướng đề xuất ưu tiên xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao TPHCM - Cần Thơ. Vấn đề không thể không bàn là giá thành đắt đỏ.

Theo thiết kế, tuyến đường sắt TPHCM - Cần Thơ dài 174,41 km, tốc độ chở khách 190 km/h, tốc độ chở hàng 120 km/h, có 15 nhà ga, 11 trạm bảo dưỡng. Tổng mức đầu tư 9,07 tỉ USD.

vendredi 9 juin 2023

Dương Quốc Chính - EVN lành ít dữ nhiều

 

Anh em để ý vụ dịch Covid, mới làm lộ ra điểm yếu của hệ thống chính trị và ngành y tế, gây bức xúc dư luận. Covid thành lý do để bắt bớ quan chức y tế và hệ thống chính trị tham gia chống dịch.

Đâu phải có dịch thì hệ thống nó mới mắc lỗi như vậy, mà lỗi nó có từ xưa đến giờ. Như việc thổi giá vật tư, trang thiết bị y tế. Nhà thầu sân sau. Hay chuyện nhũng nhiễu ở các sứ quán để đục đẽo người Việt ở nước ngoài, đều là vấn nạn xưa nay rồi. Nhưng vì có dịch nên mọi thứ nó lồ lộ ra, trong khi người dân lại chịu cảnh tang thương vì dịch. Thế nên Covid nó làm toang hệ thống chính trị.

Bây giờ đến vụ điện đóm, mình thấy u ám cho anh em EVN lắm lắm. Bởi vì nhiều vấn đề nó dồn vào một lúc.

jeudi 1 juin 2023

Tuấn Khanh - Lộ Diêu : Dân chọn hay chính quyền đã chọn?

 

Câu chuyện bãi biển Lộ Diêu đẹp mê hồn ở xã Hoài Mỹ, thị xã Hoài Nhơn, Bình Định, nay mai rồi sẽ bị san, dời để làm chỗ cho nhà máy luyện gang thép đồ sộ Long Sơn, đang khiến khắp nơi người dân Việt ai nấy biết đến đều nhói lòng.

Cái tên Lộ Diêu bắt đầu ngày càng được nhắc đến nhiều hơn, được tò mò bàn tán về địa danh và thắng cảnh đẹp nguyên sơ: bởi lâu nay biển Lộ Diêu chưa được chính quyền dùng đến, quảng bá như một địa danh du lịch đặc biệt của Bình Định.

Vùng biển nhỏ, hẻo lánh ở Bình Định có thể không tạo nhiều ấn tượng trên các dòng tin, về một đổi thay sống còn của thiên nhiên Việt Nam, và cả vận mệnh của hàng trăm con người đã chia nhau sống và gìn giữ từ hàng trăm năm trước. Thế nhưng, chỉ cần ví von, nếu đặt một nhà máy thép ở Đà Lạt hay Sapa, ắt mọi người sẽ hình dung của sức nặng ham muốn làm kinh tế, để đánh đổi cả quá khứ và tương lai của một địa danh là như thế nào.

Lưu Trọng Văn - Khi ông bí thư cam kết liều mạng

 

Bí thư Bình Định Hồ Quốc Dũng phát biểu trước Dân Lộ Diêu:

“Công nghệ luyện thép của Long Sơn hoàn toàn khép kín, không xả thải ra môi trường. Nếu sau này nhà máy thép có mét khối nước thải nào đổ ra biển, tôi sẽ chịu trách nhiệm. Khói bụi của nhà máy cũng được thu gom để phục vụ cho lĩnh vực khác.”

Công nhận ở xứ Bình Định đất võ, quê hương Quang Trung, tòi đâu ra một ông bí thư liều thật.

mercredi 31 mai 2023

Mai Bá Kiếm - Lấy lỗ làm giá !

 

Giống như người mẫu, hoa hậu bán dâm 30.000 USD trong đường dây của Lục Triều Vỹ, EVN cũng biết “lấy lỗ làm giá”!

Mười một năm trước (2012), Thanh tra Chính phủ đã kết luận “Tính đến hết năm 2011, EVN đã đầu tư vốn ra ngoài lên đến trên 121.000 tỉ đồng. So với vốn điều lệ là 77.000 tỉ đồng, EVN đầu tư ra ngoài ngành hơn 45.000 tỉ, là vi phạm quy định của Bộ Tài chính”.

Đáng chú ý, EVN không thu được đồng lãi nào mà lỗ đến 2.195 tỉ đồng, do đầu tư ngoài ngành thiếu hiệu quả, lỗ do “biếu không” đơn vị khác cả chục nghìn tỉ đồng… Thậm chí, giá thành bán điện còn bao gồm cả giá thành xây biệt thự, sân tennis…”

lundi 15 mai 2023

Lưu Trọng Văn - Đến tận bây giờ mới được ưu tiên !

 

Thủ tướng Phạm Minh Chính tại thành phố Cần Thơ, ngày 14/05 cho biết:

“Đường sắt tốc độ cao nối Bình Dương, Thành phố HCM với Cần Thơ - thủ phủ miền Tây 174 km, đi qua Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long và Cần Thơ với tổng đầu tư 9 tỉ USD, khổ đường 1.435 mm, tốc độ thiết kế lớn nhất 190 km/h đang được khởi động thực hiện.”

Theo thủ tướngChính phủ đã đàm phán với các đối tác, ưu tiên triển khai dự án trên. Ngoài ra, Đồng bằng sông Cửu Long còn có hai tuyến đường cao tốc chính được đẩy nhanh triển khai gồm: TP HCM - Cà Mau (một số đoạn được khởi công vào tháng 6) và cao tốc trục Đông - Tây từ Sóc Trăng qua Cần Thơ, Hậu Giang đến An Giang.

Gã vừa đi từ Sài Gòn tới Bạc Liêu mất hơn 6 giờ 30 cho gần 270 km. Nhờ cao tốc Trung Lương và cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận hơn 100 km chỉ mất khoảng 1 giờ 30 nên mới được vậy. Có nghĩa là với quãng đường gần 180 km từ cầu Mỹ Thuận, qua Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng đến xứ sở của Dạ cổ hoài lang và công tử Bạc Liêu mất khoảng 5 tiếng đồng hồ.