jeudi 30 juin 2022

Phan Hân - Những khoảnh khắc với nhạc Trịnh


Tôi không hứng thú xem phim vì nhiều lý do. Tôi cũng không quá mê nhạc Trịnh như đa số bạn bè cùng lứa. Nhưng có ba thời khắc trong đời mà không hiểu sao đến giờ tôi vẫn không thể nào quên, gắn liền với nhạc Trịnh.

Lần đầu là hồi khoảng cuối năm 2 đại học. Một đứa ở nhà nhiều hơn tới lớp như tôi bỗng dưng nổi hứng đi chơi với các bạn cùng lớp nhân một buổi học được nghỉ đột xuất. Nhớ là đi về quê một bạn trai gầy gầy rất lanh miệng. Nhà không xa Sài Gòn, đi trong ngày là về nhưng vẫn phải qua một con đò.

Giờ không nhớ rõ đó là đâu nhưng nhớ cả đám mấy chục đứa lên tới bờ bên kia đi vô một khu vườn măng cụt thì trời đổ mưa. Tất cả vội tìm chỗ trú. Mưa buổi trưa nặng, ẩm thấp. Cười giỡn lát cũng mệt, mạnh đứa nào đứa nấy ướt sũng lạnh run đứng dưới mấy tàng cây.

Phúc Lai - Nhận xét về thông tin hóng được sau ngày thứ 124 của cuộc chiến tranh Nga-Ukraine (27/06/2022)

 

1. Khu vực Kharkiv.

• Ngày hôm qua quân Nga đã tổ chức một đợt tấn công Dovgalivka – Zaliman.

Bình loạn: Việc quân Ukraine chiếm Zaliman được coi là một bàn đạp bên kia sông Siverskyi Donets rất quan trọng cho việc tổ chức tấn công vào thành phố Izyum sau này.

Các bác có thể xem trên bản đồ số 1 kèm theo status này. Đây là một bản đồ thể hiện rất rõ tình thế chiến trường Donbas và vùng Izyum. Trận đánh hôm qua của Nga vào Dovgalivka – Zaliman hoàn toàn có thể coi là một trận Kursk thu nhỏ đến mức… bé tí vì nó cũng cố gắng thủ tiêu chỗ lồi của quân Ukraine vào phía quân Nga đang chiếm đóng. Nếu đo khoảng cách trên bản đồ, thì cụm địa danh Dovgalivka – Zaliman này chỉ cách Izyum có dưới 20 km đường chim bay.

Bông Lau -Binh sĩ Ukraine rút khỏi Severodonetsk

 

Bị cô lập và đuổi khỏi G7 nên Vladimir Putin điên cuồng ấu trĩ bắn phá để gây sự chú ý. Giống hình ảnh một đứa trẻ trong cơn giận dỗi nên đập phá đồ đạc để gây áp lực với cha mẹ.

Ngày Chủ Nhật 26/06 Putin nã 40 hỏa tiễn tầm xa từ oanh tạc cơ T-22 bay ở không phận Belarus. Một chung cư 9 tầng ở Keiv bị trúng hỏa tiễn. Một người cha bị tử thương, con gái 7 tuổi bị thương.

Qua ngày thứ Hai 27/06 Putin nã thêm hỏa tiễn hành trình từ Biển Đen. Một khu thương xá ở thành phố Kremenchuk, Poltava có trên 1.000 người đang tấp nập mua bán bị trúng hỏa tiễn làm 18 người chết, 59 người bị thương. Con số thương vong này có thể gia tăng.

Phúc Lai - Nhận xét về thông tin hóng được sau ngày thứ 123 của cuộc chiến tranh Nga-Ukraine (26/06/2022)

1. Bình loạn chung.

Trong ngày hôm qua, chuyện quan trọng nhất là việc Nga bắn tên lửa vào Kyiv, trùng với Thượng đỉnh G7 họp bàn về chính việc tiếp tục viện trợ quân sự cho Ukraine. Các trang tin và các nhà bình luận quân sự nước ngoài đều nhìn nhận việc này giống như sự “dằn mặt” của Nga dành cho phương Tây.

Tuy nhiên có một điều cho đến nay tui vẫn không hiểu lắm, nếu để lên gân dọa nhau, thì rõ ràng là người ta phải sợ thì mới làm. Việc này Nga đã thực hiện nhiều lần, thậm chí đến ông tổng thư ký Liên hiệp quốc đến Kyiv mà Nga còn bắn tên lửa. Về vụ này, tui đã từng bình luận: hành động của Putox bộc lộ bản chất lưu manh và mất dạy.

Bọn dư luận viên không hiểu chúng nó nghĩ gì, hay một mình chúng nó cùng Putox cân cả thế giới. Và cả cái thế giới này là phản động cả, mỗi mình chúng nó là trong sạch.

Bông Lau - Sao mắt mẹ chưa vui

 

Nhạc phẩm này do nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sáng tác, bị nhà cầm quyền Việt Cộng cấm không cho hát.

Bài này nói về cái nền “hòa bình” lừa lọc giả dối sau Hiệp Định Paris năm 1973. Mỹ rút quân và sau đó cộng sản Bắc Việt xua quân thôn tính miền Nam. Thêm hàng trăm ngàn người ngã gục nữa vì tham vọng chiếm đoạt vơ vét.

Bài hát còn thấm thía xót xa hơn, vì cái gọi là “hòa bình” sau năm 1975 khiến hàng triệu người miền Nam bị lùa vào trại tù cải tạo và mấy triệu người khác vượt biên tìm tự do, hàng trăm ngàn người bỏ thây trong lòng đại dương. Vợ mất chồng, con mất cha.

Hoàng Quốc Dũng - Tại sao lại cấm Gia tài của mẹ?

 

“Một ngàn năm nô lệ giặc Tầu,

Một trăm năm đô hộ giặc Tây”

Hai câu này sai quá.

“Hai mươi năm nội chiến từng ngày”

Lưu Trọng Văn - Gia tài của mẹ : Một nước Việt buồn ?


Sự kiện ca sĩ Khánh Ly hát tại Đà Lạt ca khúc "Gia tài của mẹ" bị các nhà quản lý văn hóa phản ứng đã lại dội sóng dư luận.

Muốn Dân tộc hòa giải thì phải cùng mở lòng chia sẻ và cùng biết tiệm cận sự thật.

"Gia tài của mẹ" là bài ca sự thật.

Chương trình phát thanh RFI ngày 30.06.2022


 

Chương trình phát thanh RFI ngày 29.06.2022


 

mardi 28 juin 2022

Pháp gởi đại pháo và xe bọc thép cho Ukraina


Đăng ngày:

Trong cuộc trả lời phỏng vấn được đăng trên trang web nhật báo Parisien-Aujourd'hui en France tối qua, bộ trưởng Sébastien Lecornu nhấn mạnh : « Để di chuyển nhanh chóng tại các khu vực dưới hỏa lực địch, các đơn vị vũ trang cần có được xe bọc thép ». Pháp sẽ « gởi sang một số lượng lớn các xe quân sự loại này, là những xe bọc thép vũ trang ».

Bộ trưởng Quân lực cũng xác nhận việc giao cho Ukraina thêm sáu đại pháo Caesar, hiện là loại pháo có tầm bắn xa nhất của Pháp, thêm vào 12 khẩu đã được triển khai để đối phó với quân Nga, như tổng thống Emmanuel Macron đã loan báo trong chuyến thăm Kiev hôm 16/06. Tuy nhiên, ông không cho biết cụ thể thời điểm chuyển giao.

Biden tấn công Trung Quốc bằng Bản ghi nhớ chống đánh cá bất hợp pháp

Tin vắn 28.06.2022

 


(Reuters & AFP)
Putin muốn Ukraina phải đầu hàng

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong cuộc họp báo sau hội nghị thượng đỉnh G7 hôm nay 28/06/2022 tại Đức tuyên bố, mục tiêu của tổng thống Nga Vladimir Putin là Ukraina phải đầu hàng ; như vậy trừng phạt của quốc tế đối với Nga là thích đáng.

Một ngày sau vụ oanh kích làm 18 người chết tại một trung tâm thương mại ở Krementchouk, miền trung Ukraina, phát ngôn viên của Putin nói rằng « phía Ukraina có thể kết thúc xung đột trong ngày nếu ra lệnh cho binh lính hạ vũ khí ».

Kết thúc xét xử vụ khủng bố Paris, tòa tuyên án tối mai


Đăng ngày:

Công tố viên của Viện Kiểm sát chống khủng bố đề nghị từ 6 năm tù đến chung thân không ân giảm đối với 20 bị cáo, trong đó có sáu người cầm đầu thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo được cho là đã chết, bị xử khiếm diện.

Thiếu vắng những nhân tố chính, mười tháng xét xử chỉ tiết lộ được một phần của các vụ khủng bố thực hiện hầu như liên tiếp bởi ba toán thánh chiến ở sân vận động Stade de France, Saint Denis, các nhà hàng, quán cà phê ở Paris và nhất là tại nhà hát Bataclan, làm tổng cộng 130 người thiệt mạng. Đây là vụ khủng bố đẫm máu nhất trên đất Pháp kể từ sau Đệ nhị Thế chiến.

Liên Hiệp Quốc : Các đại dương đang trong « tình trạng lâm nguy »


Đăng ngày:

Các chính khách, chuyên gia và tổ chức phi chính phủ họp lại trong năm ngày tại thủ đô Bồ Đào Nha nhằm tìm ra giải pháp tránh những « tác động dây chuyền » đang đe dọa môi trường và nhân loại.

Ông Guterres báo động : « Hành tinh bị hâm nóng khiến nhiệt độ đại dương lên đến mức kỷ lục, dẫn đến những cơn bão ngày càng mãnh liệt hơn và xảy ra thường xuyên hơn. Mực nước biển dâng lên. Các đảo quốc có độ cao thấp bị đe dọa ngập lụt, cũng như nhiều thành phố lớn ở vùng duyên hải trên thế giới ».

Nga ồ ạt tấn công Ukraina để gây sức ép với G7 và NATO


Đăng ngày:

Sievierodonetsk thất thủ, sự kiện đã được dự báo

Trước hết về tình hình Ukraina, Le Monde có bài phóng sự về « Sự thất thủ được chờ đợi của Sievierodonetsk ». Những chiến sĩ Ukraina được lệnh rút khỏi vùng đất nay trở nên thành phố lớn thứ tư lọt vào tay quân Nga. Họ lần lượt ra đi từng đơn vị nhỏ, cả ngày lẫn đêm, người ở lại bảo vệ an toàn cho người đi ; qua sông từng toán năm người không áo giáp để phòng trường hợp rơi xuống nước.

Không đối đầu với Mỹ, hàng không mẫu hạm Trung Quốc chỉ nhằm bức hiếp Việt Nam ?


Đăng ngày:

Theo giới chuyên gia, các hàng không mẫu hạm Trung Quốc không được tung ra với mục đích đối đầu trực tiếp với Mỹ. Trong kỷ nguyên hỏa tiễn, khó thể hình dung một trận đại chiến trên biển như trận Midway năm 1942. Rất có thể Bắc Kinh muốn sử dụng các tàu sân bay này để tấn công những nước yếu hơn như Việt Nam, để tranh giành biển đảo. 

 

Tựa chính các tuần báo Pháp tập trung cho sự kiện tổng thống Emmanuel Macron mất đa số ở Quốc hội trong kỳ bầu cử vừa qua. « Macron bị hạ : Hậu trường của một thảm họa », tít của L’Express. Le Point đăng ảnh hai lãnh tụ đảng cực hữu và cực tả, chạy tựa « Trong gọng kềm Le Pen-Mélenchon : Thảm kịch Pháp » với hồ sơ dày đến 40 trang báo. Cũng với hai nhân vật trên nhưng bằng hình vẽ, ở giữa là tổng thống Macron, Courrier International chạy tít « Nền cộng hòa là họ », nhại theo câu nói của ông Mélenchon trước đây « Nền cộng hòa chính là tôi ». Trang bìa L’Obs là chân dung tổng thống Emmanuel Macron đầy vẻ suy tư với dòng tít lớn « Tổng thống tương đối », đặt vấn đề « Ông ấy phải phối hợp với Quốc hội mới như thế nào ».

Pháp : Cử tri muốn gì khi từ chối cho tổng thống trọn quyền hành động ?

« Chiếc áo mới » thân Nga của các nước không liên kết


Đăng ngày:

Tác giả Nicolas Baverez trên Le Point tuần này nói về « Những bộ áo mới không liên kết ». Nhiếu quốc gia mới trỗi dậy từ lâu vẫn cho là « không liên kết », nay xích gần lại với Nga - một mối nguy lớn cho các nền dân chủ. 

Cuộc xâm lăng Ukraina không chỉ đánh dấu sự quay lại của chiến tranh ở châu Âu và sự đối đầu trực diện giữa các chế độ dân chủ với độc tài. Trước cuộc chiến tranh lạnh mới giữa phương Tây và nước Nga của Vladimir Putin được Trung Quốc của Tập Cận Bình hòa giọng, các nước đang phát triển từ chối chọn bên.

Tiêu biểu là Ấn Độ đã vắng mặt trong cuộc bỏ phiếu tại Liên Hiệp Quốc và không áp dụng trừng phạt đối với Nga. Thổ Nhĩ Kỳ có thái độ tương tự dù là thành viên NATO, chỉ hành động vì lợi ích của mình. Ả Rập Xê Út tuy bị Hoa Kỳ làm áp lực vẫn không chịu tăng sản lượng để giảm giá dầu.

Chương trình phát thanh RFI ngày 28.06.2022


 

Chương trình phát thanh RFI ngày 27.06.2022


 

lundi 27 juin 2022

Phúc Lai - Nhận xét về thông tin hóng được sau ngày thứ 122 của cuộc chiến tranh Nga-Ukraine (25/06/2022)

 

1. Sơ lược về tình hình.

Trong ngày hôm kia và cả hôm qua, hầu như tất cả các bản tin trên báo chí cũng như các trạng thái trên mạng xã hội, đều không tránh khỏi tin Serevodonetsk bị quân Nga chiếm. Rất may là chúng ta đã chờ đợi điều đó từ lâu.

Ngày 28/05 thì Nga bắt đầu trận đánh chiếm Serevodonetsk, sau đó vài ngày thì tui bàn với các bác: thành phố có thể giữ được 3 ngày, 5 ngày hoặc một tuần… Sau đó thì khả năng cao quân Ukraine sẽ phải rút về Lysychansk.

Và bây giờ thì việc đó đã xảy ra vào ngày 24/06, nghĩa là họ đã giữ những phần còn lại của “thành phố” được gần một tháng.

Tuấn Khanh - Làm phim và "quyền" tự do sáng tạo

Bộ phim về Trịnh Công Sơn được xem là phim tiểu sử, có nhiều chi tiết được liệt kê, nhiều nhân vật được đề cập, nhưng có vài cái tên quan trọng bị tránh không nhắc đến.

Trong cuộc đời của ông Trịnh Công Sơn, nhân vật Lưu Kim Cương (1933-1968) là điểm phản bác lại những quan điểm mà nhiều người hay gọi ông là Việt Cộng nằm vùng. Mà từ đó để nhận ra rằng bản chất nghệ sĩ của Trịnh Công Sơn là một người la cà bè bạn, sống tùy cảm xúc và cuối cùng chỉ loay hoay chọn cách tồn tại an toàn ở quê nhà.

Phim "Em và Trịnh" nhấn mạnh về nhân vật Ngô Kha, bạn của Trịnh Công Sơn. Cũng phải thôi, vì Ngô Kha được coi là người của phía cách mạng. Mặc dù chuyện phong liệt sĩ cho Ngô Kha cũng đã từng vật vã tranh cãi ở Huế. Cho đến năm 1981, vượt qua các lời phản bác, ông Ngô Kha mới được phong tặng liệt sĩ. Có thể thấy cách chú trọng dựng một không khí riêng “Ngô Kha” trong phim, là một phần để làm đẹp lòng những người kiểm duyệt.

Đỗ Duy Ngọc - Đôi lời về phim Em và Trịnh

Hổm rày báo chí và mạng xã hội bàn nhiều về phim Em và Trịnh. Yêu cũng có mà ghét cũng nhiều.

Lắm người xúi tui viết một bài bày tỏ ý kiến, tui bảo người trong và ngoài cuộc viết nhiều rồi, tui viết thêm cũng bằng thừa. Nhưng rồi nhiều người xúi giục, tui cũng xin viết vài câu ngăn ngắn thế này.

Nhạc của ông thì người ta nghe nhiều quá rồi nên không nói về nhạc mà chỉ nói về phim. Chỉ nói thêm một chút như có người đã từng nêu là bài hát Tiến thoái lưỡng nan là bài đúng tâm trạng và tính cách của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, người đứng hàng hai. Và theo tôi, một trong những bài ca dở nhất của ông là bài Em ở nông trường, em ra biên giới. Bài hát có mùi xu thời là bài Huyền thoại mẹ.

Hồng Hải - Về bộ phim Em và Trịnh. Và Khánh Ly

 

Đó là một bộ phim có âm nhạc hay và hình ảnh khá đẹp, đậm chất thơ (trừ những cơn mưa giả trân).

Kịch bản thì…chắc cũng không thể đòi hỏi gì hơn. Chỉ là sự dàn trải lướt qua những mối tình (hay thứ gì đó tương tự vậy) bởi cái tên phim đã nói lên rồi. Nhưng theo tôi, Các Em và Trịnh có lẽ sẽ đủ đầy hơn hehe.

Nói chung, bộ phim ổn. Trừ dàn diễn viên. Đã từng có dịp ngồi với anh Sơn, ấn tượng sâu đậm nhất của tôi là một người đàn ông điềm đạm, nho nhã và hiền từ. Nhưng tất cả những tính cách nổi bật nhất này, cả hai nam diễn viên thể hiện anh lúc trẻ lẫn khi về già, đều không lột tả được.

Phúc Lai - Nhận xét về thông tin hóng được sau ngày thứ 120 của cuộc chiến tranh Nga-Ukraine (23/06/2022)

1. Trên hướng Kharkiv không có gì mới ngoài tin Nga vẫn tiếp tục pháo kích nhiều điểm dân cư thuộc tỉnh này, nên những nhận xét chắc chắn sẽ… không khác gì hôm qua. Vì thế tui xin phép đi sang hướng mặt trận miền Nam Ukraine luôn.

Theo bản tin Bộ Tổng tham mưu Ukraine viết:

• Ở hướng Nam Buh, địch không chủ động tấn công mà cố gắng chống cự lại quân ta.

• Máy bay của ta đã đánh vào các cụm địch trên hướng này.

Trần Quốc Quân - Tướng Lê Văn Cương đã quay xe, trở cờ về với chính nghĩa !

Tướng Cương vừa lên đài VTC trả lời phỏng vấn khác với Tướng Cương bốn tháng trước rất, rất nhiều về cuộc chiến Nga - Ukraine (tóm lược của Hung Ngo Manh):

1. Nga chỉ biết mình, không biết người nên tổn thất nặng nề.

2. Tinh thần quân đội Ukraina bây giờ khác 180° với 2014, khi Nga chiếm bán đảo Crimea.

Phan Châu Thành - Tình hình chiến sự Ukraina ngày thứ 123, 26-06-2022

1. Cuộc họp của các nước G7 đã bắt đầu hôm nay ở Bavaria, Đức, với nội dung chính là cuộc chiến ở Ukraina và thái độ tiếp theo của G7 trước vấn đề này. G7 là cuộc họp của 7 nước có nền kinh tế phát triển nhất, bao gồm: Pháp, Nhật, Đức, Mỹ, Anh, Ý  và Canada. Ngoài ra còn có sự tham gia của Chủ tịch Hội đồng châu Âu và chủ tịch Ủy ban châu Âu.

Khách mời năm nay, tổng thống Indonesia Joko Widodo tuyên bố: "Chúng tôi (Indonesia) muốn cuộc chiến tranh ở Ukraina phải kết thúc” và đã có kế hoạch tới Ukraina và Nga sau khi cuộc hội đàm kết thúc, để tìm kiếm hy vọng hòa bình:

Việt Nam chống tham nhũng, mong thành điểm đầu tư thay Trung Quốc ?


Đăng ngày:

Từ « quả bom » Việt Á...

Công ty cổ phần công nghệ Việt Á vào tháng 2/2020 đã nhận được tài trợ của Nhà nước để cùng với Học viện Quân y sản xuất ra một bộ xét nghiệm Covid « made in Vietnam ». Bộ Khoa học và Công nghệ, nơi đã tài trợ, hai tháng sau loan báo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công nhận bộ kit xét nghiệm này. Báo chí Việt Nam ca ngợi Việt Á, và năm 2021 công ty này còn được chủ tịch nước tặng thưởng huân chương lao động. Cho dù có nhiều sản phẩm nhập khẩu cạnh tranh, nhất là từ Trung Quốc, Việt Á thu lợi rất lớn vì đất nước 100 triệu dân xét nghiệm ồ ạt.

Chương trình phát thanh RFI ngày 26.06.2022


 

Chương trình phát thanh RFI ngày 25.06.2022


 

Chương trình phát thanh RFI ngày 24.06.2022


 

vendredi 24 juin 2022

Phúc Lai - Nhận xét về thông tin hóng được sau ngày thứ 119 của cuộc chiến tranh Nga-Ukraine (22/06/2022)

 

1. Belgorod, Kursk, Bryansk.

• Trong bản tin ngày hôm nay, Bộ Tổng tham mưu Ukraine đưa thông tin “…ba tiểu đoàn chiến thuật thuộc Tập đoàn quân xe tăng số 1 của Quân khu miền Tây và các đơn vị dù. Chúng tiến hành củng cố vị trí phòng thủ trong khu vực định cư Tiotkino, vùng Kursk. Quân xâm lược tiếp tục nổ súng vào các đơn vị của Lực lượng Phòng vệ ở khu vực biên giới của vùng Sumy…”

Bình loạn: Mặc dù hôm Chủ nhật chúng ta nghe tin tỉnh trưởng Kharkiv cảnh báo về khả năng Nga lại tái tổ chức tấn công vào tỉnh và thành phố Kharkiv. Trong các bản tin của mình, Bộ Tổng tham mưu Ukraine không khẳng định điều đó thậm chí nhận định ngược lại: họ tập trung vào nhiệm vụ giữ vững các đường giới tuyến đã chiếm được, thậm chí tổ chức củng cố công sự phòng ngự.

Với thông tin hôm qua thì con số 60 chiếc xe tăng của 3 BTG Nga cùng một số đơn vị dù (VDV) quả là một con số thảm hại để tổ chức một chiến dịch mới tấn công vào Kharkiv. Chúng ta cùng nhìn lại những sự kiện liên quan đến Tập đoàn quân xe tăng này:

Phúc Lai - Nhận xét về thông tin hóng được sau ngày thứ 118 của cuộc chiến tranh Nga-Ukraine (21/06/2022)

 

Bài hôm nay với tư cách là bài tiếp theo của bài hôm qua, tui xin điểm tiếp tục một số tin chính từ hôm qua chưa ngâm cứu hết.

1. Trên hướng Kharkiv, ngày hôm qua quân Nga vẫn tiếp tục pháo kích rất ghê, trong đó sử dụng đến 6 hoặc 7 quả tên lửa hành trình Iskander.

• Ngoài ra, bản tin của Bộ Tổng tham mưu Ukraine cũng ghi nhận việc Nga sử dụng máy bay không người lái để sục sạo tìm vị trí của quân Ukraine xung quanh Kharkiv.

Phúc Lai - Nhận xét về thông tin hóng được sau ngày thứ 117 của cuộc chiến tranh Nga-Ukraine (20/06/2022)

1. Trên hướng Kharkiv.

• Theo bản tin của Bộ Tổng tham mưu Ukraine đến trưa hôm qua giờ Hà Nội, trong ngày 19/06 Nga đã pháo kích trên diện rộng vào hàng chục điểm dân cư ở bắc tỉnh Kharkiv và cả ngoại vi thành phố.

• Bác C.V ở bển thì viết là Nga có khả năng lại tấn công thành phố. Về phần mình, Bộ tổng tham mưu Ukraine thông báo: “Trên hướng Kharkiv, các nỗ lực chính của địch tập trung vào việc duy trì các giới tuyến đã chiếm được, cố gắng ngăn cản các đơn vị của ta vận động về phía sau của nhóm quân Nga đang hoạt động trên hướng Slovyansk.”

Bình loạn: Trong bản tin ngày hôm qua họ còn cho biết Nga bắn phá trên một diện rộng hơn nhiều vào các vị trí xung quanh thành phố Kharkiv. Đúng như sáng nay có người hỏi tui: liệu Nga có tấn công vào Kharkiv hay không? Câu trả lời của tui là “Cái gì cũng có thể xảy ra, nhưng việc này Nga đã làm từ “phase 1” của cuộc chiến tranh, nên bây giờ nếu xét về năng lực của họ để tấn công, thì chắc chắn là họ phải chuẩn bị một lực lượng rất lớn, không kém gì việc tấn công Donbas.”

Ukraina : Chiến sự trở nên sôi động ở Hắc Hải


Đăng ngày:

Chỉ trong vòng vài ngày, theo các bên tham chiến và những nhà quan sát, các sự kiện dồn dập diễn ra, nhất là xung quanh đảo Rắn mang tính chiến lược. Một chuyên gia quân sự phương Tây tóm lược : "Rõ ràng là đang dữ dội hơn với các hoạt động của cả hai bên", sau bốn tháng chiến tranh mà người Nga không đạt được vị trí thống trị trên biển.

Chiến sự sôi động trở lại chủ yếu do Ukraina sử dụng vũ khí phương Tây, chẳng hạn hỏa tiễn chống hạm Harpoon, bắn đi từ bờ biển. Tuy chính là một hỏa tiễn chống hạm khác - Neptune do Ukraina sản xuất - hồi tháng Tư đã đánh chìm soái hạm Moskva ở Hắc Hải.

Phó tổng thống Kenya trục xuất người Trung Quốc nếu đắc cử


Đăng ngày:

Các cuộc bầu cử tổng thống, Quốc hội và địa phương diễn ra cùng một ngày 09/08, trong khi nền kinh tế lớn nhất Đông Phi phải đối mặt với nhiều khó khăn do đại dịch Covid và cuộc xâm lăng Ukraina.

Ông William Ruto phát biểu tại một diễn đàn kinh tế : "Dù những người Trung Quốc bán bắp nướng hay bán điện thoại di động, chúng ta sẽ trục xuất tất cả về nước họ. Tất cả những hoạt động này phải dành cho người Kenya". Ông nhấn mạnh, không việc gì phải lo lắng cho những người Hoa. "Chúng ta có đủ máy bay để tống cổ họ đi".

Phan Châu Thành - Tình hình chiến sự Ukraina ngày thứ 120, 23-06-2022

1. Một người lính Ukraina gốc Việt, anh Nguyễn Văn Minh, Thượng úy lực lượng Vệ binh Quốc gia Ukraina đã hy sinh tại chiến trường Donbass ngày 26/05/2022,  hưởng dương 28 tuổi. 

2. Những người đứng đầu 27 quốc gia thuộc EU hôm nay họp ở Brussels, Bỉ, và quyết định chấp nhận cho phép Ukraina cũng như Moldova được hưởng quy chế ứng cử viên đang gia nhập EU. Tuy hai quốc gia này còn phải thay đổi rất nhiều luật pháp, thể chế, giá trị xã hội, kinh tế - quá trình này thường mất từ 4 tới 8 năm - cho tới khi đạt được các chỉ số cần thiết để có thể trở thành thành viên chính thức, thì đây là viên gạch đầu tiên cực kỳ quan trọng, vì từ nay, Ukraina và Moldavia sẽ có thể nhận sự hỗ trợ của EU một cách chính thức, dưới tư cách ứng cử viên.

Ngô Nhân Dụng - Liên hiệp Châu Âu phải thâu nhận Ukraine sớm

 

Cuộc xâm lăng Ukraine của Vladimir Putin phá vỡ bầu không khí hòa bình đó cũng như tinh thần tương thân, chấp nhận sự khác biệt giữa các dân tộc, tôn trọng chủ quyền các nước khác. Tức là tấn công thẳng vào nền tảng của Liên hiệp Châu Âu.

Quân Nga dồn lực lượng cố chiếm hết hai tỉnh miền Donbas, đang thắt chặt vòng vây trên hai thành phố lớn, Sievierodonetsk và Lysichansk. Hàng ngàn quân Ukraine còn tử thủ, không biết được bao lâu.

Quân đội Ukraine cố bảo toàn lực lượng vì quân số và vũ khí quá nhỏ so với quân địch. Chiến tranh dai dẳng bất phân thắng bại, báo chí và các đài truyền hình trên thế giới không loan tin các biến cố lớn nhiều như trước.

Nguyễn Thông - Còn đợi gì nữa

 

Hôm 21.06, ông thủ tướng Phạm Minh Chính dành cả ngày để bàn việc phát triển khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Vài năm trở lại đây, qua hai trào thủ tướng Phúc và Chính, ĐBSCL đã được quan tâm hơn, nhất là về giao thông. Kể ra đã khí muộn, nhưng như dân chúng thường tặc lưỡi "muộn còn hơn không".

Chả biết ông Chính tới Cần Thơ bằng lối chi, bay hay bộ (chắc là bay, đời nào đi bộ), nhưng tôi khuyên ông có bàn gì nói gì quyết định gì thì cũng đừng quên cái BOT trấn lột Cai Lậy.

Trần Trung Đạo - Mộ yêu nước, mộ thực dân

 

Năm ngoái một người bạn Facebook hỏi nhưng không nhớ là ai nên góp ý chung ở đây. Câu hỏi là tại sao có Tây Ban Nha trong Liên Quân Pháp-Y Pha Nho đánh Việt Nam rồi bỗng dưng biến mất khỏi chiến tranh thuộc địa?

Trước 1975,  chúng ta học về giai đoạn thực dân Pháp bắt đầu xâm chiếm Việt Nam có mặt của Tây Ban Nha và được gọi là liên quân Pháp-Y Pha Nho.

Tây Ban Nha không có ý định chiếm Việt Nam làm thuộc địa. Lúc đó Tây Ban Nha đã có thuộc địa ở Á Châu là Philippines. Ý định chiếm Việt Nam làm thuộc địa là của Pháp. Nhiều thế kỷ trước đó Tây Ban Nha đã có những dòng tu truyền đạo tại Việt Nam và Cambodia. Vào thời điểm 1850, cả Pháp lẫn Tây Ban Nha đều có các nhà truyền đạo bị triều đình nhà Nguyễn bắt giữ.

Nguyễn Ngọc Chu - Tâm thế thấp thì vị thế thấp

 

1. QUAN HỆ GIỮA CÁC QUỐC GIA KHÔNG PHẢI LÀ QUAN HỆ ANH EM

Không nhớ năm chính xác. Nhưng bắt đầu ở thập niên 50 của thế kỷ 20, không biết xuất phát từ đâu, lại khoác cho Liên Xô là “anh cả”, Trung Quốc là “anh hai”, tự nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là “em”. 

Nếu biện minh rằng đó là cách ví von, thì đó là cách ví von không đúng, hơn nữa rất có hại.

Bởi vì quan hệ bang giao giữa các nước, có thể  bị cai trị, bị phụ thuộc, là chư hầu, phải cống nạp… nhưng không bao giờ là quan hệ “anh em”.

jeudi 23 juin 2022

Lê Nguyễn Hương Trà - Lại thêm một ủy viên trung ương phải ngồi chờ mức kỷ luật đảng!


Ủy ban Kiểm tra Trung ương ngày 22/06 vừa có đề nghị Bộ Chính trị xem xét, kỷ luật Ban cán sự đảng UBND TPHCM (2016-2021) và cựu chủ tịch Nguyễn Thành Phong.

Lý do : “Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, Quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo.

Để UBND thành phố và nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của nhà nước trong quản lý tài chính, tài sản nhà nước; xảy ra nhiều vụ án, vụ việc trên địa bàn thành phố; nhiều tổ chức đảng, đảng viên bị xử lý kỷ luật; nhiều cán bộ, đảng viên, trong đó có cả lãnh đạo chủ chốt của UBND thành phố và các sở, ngành… bị xử lý hình sự.”

Lưu Trọng Văn - Quá chậm nhưng còn hơn không

 

Trước đại hội đảng lần thứ 13, gã đưa tấm hình ông Nguyễn Thành Phong trao quyết định thăng chức cho ông Phạm Phú Quốc. Kèm lời viết phê phán ông chủ tịch TPHCM, đã bất chấp ông Quốc bị kỷ luật vẫn đề bạt vị trí quản trị kinh tế quan trọng cho ông Quốc.

Chính nhờ sự nâng đỡ này, ông Quốc vào Quốc hội để rồi bị Quốc hộiphê chuẩn bãi miễn đại biểu do lén có quốc tịch Síp.

Sau bài viết, gã bị sức ép từ ông Phong, đòi khiển trách gã vì lỗi "vu khống lãnh đạo", khi chỉ thấy tấm hình trao chức mà suy luận chứ không có chứng cứ liên quan tiêu cực.

Nga quyết chiếm đóng lâu dài đảo Rắn của Ukraina


Đăng ngày:

Những hình ảnh vệ tinh mới nhất từ các nguồn mở cho thấy nhiều hệ thống hỏa tiễn địa đối không trên hòn đảo nhỏ nằm ngoài khơi Ukraina và Rumani, đồng thời Nga còn bố trí các loại vũ khí này trên các chiến hạm gần đó để mở rộng chu vi bảo vệ.

Nhà nghiên cứu Pháp Pierre Grasser, chuyên về quốc phòng Nga, nhận xét : "Nga triển khai trên đảo nhiều hệ thống phòng không, tạo ra nhiều mối đe dọa khác nhau từ SA-13, Pantsir, Tor, cho đến đại bác ZU-23-2".  

Ukraina : Một thế hệ chìm trong khói lửa và một Liên Hiệp Quốc « chết não »


Đăng ngày:

Những hình ảnh đi vào lịch sử

Les Echos trong bài « Ukraina bắt rễ ở phương Tây » chú ý đến việc rốt cuộc Emmanuel Macron đã đến Kiev. Hình ảnh thủ tướng Ý Mario Draghi và đồng nhiệm Đức Olaf Scholtz cùng với tổng thống Pháp đứng cạnh ông Volodymyr Zelensky trong thành phố Irpin hoang tàn đổ nát sẽ tồn tại mãi trong ký ức.

Chương trình phát thanh RFI ngày 23.06.2022


 

Chương trình phát thanh RFI ngày 22.06.2022


 

Chương trình phát thanh RFI ngày 21.06.2022


 

mardi 21 juin 2022

Nguyễn Lương Hải Khôi - Một trăm năm ghét Mỹ

 

Các cháu yêu quý,

Ngày báo chí cách mạng Việt Nam (21/6) lấy ngày ra số đầu tiên của báo Thanh Niên (1925).

Trước "Thanh Niên" khá lâu, 1917, "Nam Phong Tạp chí" có bài đầu tiên của cụ Phạm Quỳnh, luận giải về "Quốc hồn của nước Mỹ" (tự do, dân chủ, phiêu lưu, mạo hiểm, sáng tạo, đột phá, khoa học, duy lý...) để vạch đường đi cho dân tộc theo đi: Xây dựng một quốc hồn mới cho Việt Nam trong thời đại cạnh tranh sinh tồn giữa các dân tộc.

Còn "Thanh Niên" 1925 là tờ báo đầu tiên bằng tiếng Việt hướng lòng căm thù của thanh niên vào "đế quốc Mỹ". Mặc dù nước Mỹ đương thời không liên quan đến Việt Nam, không quan tâm gì đến Việt Nam, thậm chí không biết "Việt Nam" ở góc bể chân trời nào.

Phan Châu Thành - Tình hình chiến sự Ukraina ngày thứ 117, 20-06-2022

1. Tổng thống Ukraina Zelensky lại bất ngờ đến Lysychansk để động viên binh sĩ. Có lẽ trong lịch sử chưa có vị tổng thống nào có mặt liên tục ngoài chiến trường như vậy, bất chấp nguy hiểm.

2. Bản đồ chiến sự ở phía bắc Kharkiv:

Chương trình phát thanh RFI ngày 20.06.2022


 

Chương trình phát thanh RFI ngày 19.06.2022


 

Chương trình phát thanh RFI ngày 18.06.2022


 

samedi 18 juin 2022

Lê Xuân Nghĩa - Hoa Kỳ viện trợ cho Ukraine nhiều hay ít trong cuộc chiến tranh vệ quốc ?

 

Những ngày qua, trên mạng xã hội nói riêng, nền tảng internet nói chung đều liên tục vang lên những tiếng than vãn của bên ủng hộ cuộc chiến vệ quốc chính nghĩa của Ukraine.

Những lời chê bai, mỉa mai của các thế lực đen tối ủng hộ cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa do Nga phát động mỗi khi Hoa Kỳ công bố các gói viện trợ vũ khí cho Ukraine là ít ỏi, là nhỏ bé không thấm tháp vào đâu so với sức mạnh áp đảo của Nga.

Họ chỉ nhìn vào con số từng gói viện trợ riêng rẽ như “700 triệu USD” hay “hơn 1 tỉ USD”… Sự thật có phải như vậy không?

Phúc Lai - Nga đặt cược hoàn toàn vào Serevodonets ?

 

Hiện nay về Serevodonets, có thể nói phía Ukraine họ cứ phàn nàn khó khăn, nhưng là ở mỗi cái thành phố đó thôi, chứ trên toàn mặt trận họ thuận lợi, chứ đâu có khó. Nga có vẻ dồn hết tiền vào cửa Serevodonets.

Theo con số trước đây chỗ này đã có 20 BTG, sau đó bổ sung khoảng 10 BTG nữa. Về pháo binh, riêng để đánh Serevodonets họ tập trung 1046 khẩu, cỗ, giàn... các loại chưa tính súng cối (mortar).

Trước khi đi tui đã bằng nhiều nguồn kiểm tra và biết được mặc dù công nghiệp quốc phòng Nga đưa vào sản xuất 3 ca nhưng cũng chỉ đủ cho những nhu cầu khá khiêm tốn, xin sẽ có phân tích sau.

Ngô Nhân Dụng - Fed bắt đầu ngăn lạm phát

 

Cuối cùng ông Powell đã tăng lãi suất và hứa sẽ còn tăng thêm nữa để ngăn không cho tâm lý này lan rộng. Ông biết có thể làm cho kinh tế suy thoái, nhưng vẫn chấp nhận, vì nạn lạm phát kéo dài còn nguy hiểm hơn.

Giá sinh hoạt trong tháng Năm tăng 8.6% một năm, so với năm ngoái. Chính phủ và Ngân Hàng Trung Ương Mỹ tự công nhận đã sai lầm không ngăn chặn lạm phát sớm hơn. Chính phủ chi tiêu nhiều quá, Ngân Hàng Trung Ương (Federal Reserves, viết tắt là Fed) giữ lãi suất thấp lâu quá.

Cả hai đã không lường được ảnh hưởng của bệnh dịch Covid-19 trên Cung và Cầu. Vì họ dựa trên kinh nghiệm cũ, bài học của cuộc suy thoái kinh tế 2007-2009. Ngày Thứ Tư 15 tháng Sáu, Fed đã tăng lãi suất thêm 0.75%. Chủ tịch Fed, Jerome Powell, báo trước sẽ tăng lãi suất thêm nữa, chấp nhận kinh tế có thể suy thoái.

Trần Trung Đạo - Không ai trong số họ đã hô "Việt Nam Quốc Dân Đảng Muôn Năm"

 

Ngày 25 tháng 12, 1927 là ngày thành lập Việt Nam Quốc Dân Đảng, một tổ chức chính trị quy tụ đông đảo người Việt yêu nước với chủ trương “Làm một cuộc cách mạng quốc gia, dùng võ lực đánh đổ chế độ thực dân phong kiến, để lập nên một nước Việt Nam Độc lập Cộng hòa.”

Hội nghị đại biểu toàn quốc ngày 26 tháng 1,1930 quyết định cuộc khởi nghĩa cả nước sẽ nổ ra vào đêm 9 rạng ngày 10 tháng 2, 1930. Tuy nhiên, vì gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức và Pháp có thể đã biết ngày nổi dậy, đảng trưởng Nguyễn Thái Học quyết định dời ngày khởi nghĩa sang đến 15 tháng 2, 1930.

Nhiều nơi không nhận được tin nên vẫn bắt đầu vào đêm 9 tháng 2 hay như trường hợp Nguyễn Khắc Nhu chỉ huy cuộc khởi nghĩa ở Hưng Hóa và Lâm Thao vẫn quyết định tiến hành.

Nguyễn Ngọc Chu - Dựa vào ai và rút về đâu khi xảy ra "Chiến dịch đặc biệt"?

 

1. VẼ LẠI BIÊN GIỚI 

Ngày 16/06/2022, khi thăm Kyiv cùng với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Ý Mario Draghi và Tổng thống Rumani Klaus Iohannis, Thủ tướng Đức Olaf Scholz nói:

"Cuộc tấn công xâm lược Ukraine đồng nghĩa với sự thay đổi thời đại. Bởi vì Nga đang làm việc dịch chuyển biên giới các nước ở ngay trung tâm châu Âu, và điều này là không thể chấp nhận được. Do đó, nước Đức cùng với các nước khác trên thế giới, đã đứng về phía Ukraine ngay từ ngày đầu".

Lời của Thủ tướng Đức Scholz về “Nga đang làm việc dịch chuyển biên giới các nước ở ngay trung tâm châu Âu” chỉ là nhắc lại khẳng định của Tổng thống Nga Putin trước đó một tuần. 

Bông Lau - Những lá cờ kiêu hùng

 

Mỗi bữa sáng đi làm, nhiều khi quá mệt mỏi và buồn ngủ vì thức khuya nên cảm thấy chán chường mất hết sinh khí để lái xe đến sở.

Nhưng khi lái xe trên xa lộ 66 để vào thủ đô Washington DC và nhìn lên mấy cái cầu băng ngang phía trên thấy treo mấy lá cờ Ukraine và cờ Mỹ, tự nhiên tỉnh ngủ và trong lòng bừng lên niềm vui và khí thế. Nhớ bài hát vui nhộn hào hùng "Javelin Missile Song" của Quân Lực Ukraine mà cảm thấy yêu thương đất nước ấy vô cùng.

Đã hai lần vừa lái trên xa lộ 66 và lấy cell phone ra để vừa nhắm là cờ trên cao để chụp vừa lái xe.