mercredi 13 octobre 2021

Mai Bá Kiếm - Come back và go back

 


Nhiều Facebooker (có lẽ dân miền Nam) tự ái với việc Hà Nội đề xuất treo bảng trước cửa nhà có người bay từ Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng về. Trong khi đó tôi ủng hộ việc Hà Nội "điểm mặt" người từ Thành phố Hồ Chí Minh đến.

Bởi vì, người bay về Hà Nội sau giãn cách chắc chắn là người Hà Nội chứ không phải là người Sài Gòn gốc bốn đời như tôi đâu mà tự ái?

Năm 2000, tôi ra Hà Nội tường thuật kỳ họp Quốc hội, được nhà báo Phương Dung (Phụ Nữ Việt Nam) giới thiệu cụ Bằng (cán bộ tập kết, lúc đó 80 tuổi) sống đơn độc ở Hà Nội. Cụ quê ở An Giang, không có anh em ruột, mà vợ cũ đã tái giá, nên cụ không trở lại quê.

Từ cụ, tôi phăng ra bốn cụ tập kết khác không hồi hương (một cụ gốc Bình Dương lấy vợ bán bún giò ở Lò Đúc, cụ Có ở Nhà Bè lái xe cho Đại sứ Tiệp…). Tôi viết bài “Những cụ tập kết nhận Hà Nội làm quê hương”.

Chỉ 5/100.000 cán bộ miền Nam tập kết ở lại Hà Nội, nếu so với tỉ lệ cán bộ giải phóng miền Nam rồi tiếp tục hy sinh ở lại để giúp miền Nam xây dựng xã hội chủ nghĩa  thì chẳng ăn thua gì!

Nói chuyện Hà Nội đòi treo bảng người về từ Thành phố Hồ Chí Minh, tôi liên tưởng sự khác biệt giữa hai từ Come Back Go Back trong tiếng Anh. Come Back là trở về nơi mình đến, Go Back là quay lại nơi mình rời đi.

Thí dụ, bây giờ tôi ra Hà Nội ở nhà người quen nào đó thì phải treo bảng “Come back”. Còn dân Hà Nội vô Sài Gòn ở, rồi trốn dịch trở về Hà Nội thì treo bảng “Go back”. Tiếng Anh nó sòng phẳng hơn tiếng Việt!

MAI BÁKIẾM 13.10.2021

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire

Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.