mercredi 5 février 2020

28 NGO đề nghị EU hoãn thông qua Hiệp định thương mại với Việt Nam


Ủy viên Thương mại UBCA Cecilia Malmstrom (T), bộ trưởng Thương mại Rumani Stefan Radu Oprea (G) và bộ trưởng Thương mại Việt Nam Trần Tuấn Anh (P) trong lễ ký kết các Hiệp định, Hà Nội, ngày 30/06/2019. Tien TUAN / AFP
Đăng ngày:


Vào thời điểm sắp đến ngày 11/02, khi đó hai hiệp định EVFTA và IPA (bảo vệ đầu tư) sẽ được đưa ra bỏ phiếu trong phiên họp toàn thể, 28 tổ chức xã hội dân sự tỏ ý tiếc rằng Ủy ban Thương mại Quốc tế (INTA) của Nghị viện Châu Âu đã thông qua Hiệp định trên hôm 21/1, dù đã có những khuyến nghị dựa trên các bằng cớ về đàn áp nhân quyền tại Việt Nam. 

Đồng thời, các tổ chức này yêu cầu Nghị viện nên có cách tiếp cận tương tự như với Uzbekistan và Turkmenistan trước đây, hoãn lại Hiệp định cho đến khi chính quyền Việt Nam thỏa mãn các đòi hỏi về bảo vệ nhân quyền và các quyền của người lao động « một cách cụ thể và có thể kiểm chứng được ».

Thư ngỏ đề nghị EU đưa ra một nghị quyết song song, đặt ra các điều kiện mà Hà Nội phải đáp ứng. Trong đó có việc đưa ra lộ trình sửa đổi những điều khoản khắc nghiệt trong Luật Hình sự như điều 109, 116, 117, 318 thường được vận dụng để trấn áp những người bất đồng chính kiến ; trả tự do cho các tù nhân chính trị trong đó có nhà báo Phạm Chí Dũng, người đã bị bắt giam sau khi kêu gọi EU không phê chuẩn Hiệp định.

Bên cạnh đó Nghị viện Châu Âu cần đòi hỏi Việt Nam cam kết phê chuẩn Công ước ILO số 87 (về quyền tự do hội họp và lập hội) trễ nhất là năm 2021 ; thành lập một cơ chế độc lập để giám sát.
Trong số các tổ chức phi chính phủ ký tên vào thư ngỏ có Human Rights Watch (HRW) hôm 14/01 đã ra báo cáo lên án Việt Nam cầm tù ít nhất 30 người bất đồng chính kiến trong năm 2019.

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire

Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.