samedi 12 septembre 2015

Quốc hội Việt Nam gián tiếp xác nhận « chấp nhận công đoàn độc lập » ?

Công nhân một công ty sản xuất phụ tùng xe hơi và xe gắn máy ở Vĩnh Yên, ngoại thành Hà Nội, 19/08/2015.

Trên một tờ báo mạng Việt Nam cách đây hai ngày xuất hiện một bài báo đáng chú ý mang tựa đề « Chúng ta chỉ còn hai lựa chọn, mở cửa hay là chết ». Ông Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội khi trả lời phỏng vấn đã hé lộ việc Việt Nam đã vượt qua được các điều kiện về công đoàn và lao động, khi kết thúc đàm phán song phương TPP với các nước, đặc biệt là Hoa Kỳ.
Như vậy có thể hiểu là Hà Nội đã nhượng bộ về vấn đề công đoàn độc lập khi thương lượng Hiệp định Đối tác Chiến lược xuyên Thái Bình Dương, tuy không tuyên bố chính thức ? Sự kiện này có liên hệ gì với việc Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được đón tiếp trọng thể tại Mỹ trong chuyến công du hồi tháng Bảy hay không ?

RFI Việt ngữ đã đặt câu hỏi này với nhà bình luận Phạm Chí Dũng ở Saigon.

RFI : Thân chào nhà bình luận Phạm Chí Dũng. Thưa anh, ngày 10/09/2015, báo điện tử Vietnamnet đã đăng bài phỏng vấn Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Đức Kiên về vấn đề « lao động khi tham gia các FTA » - một khía cạnh rất thường bị Việt Nam xem là « nhạy cảm » hoặc thậm chí bị gán ghép « diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch ». Anh có ấn tượng gì về bài phỏng vấn này?

Nhà bình luận Phạm Chí Dũng : Đây là bài phỏng vấn cần được dư luận đặc biệt lưu ý. Vì nếu tôi nhớ không lầm, đây là lần đầu tiên một quan chức có trách nhiệm của Việt Nam công khai một số thông tin về tiến trình hình thành tổ chức công đoàn độc lập ở Việt Nam, liên quan trực tiếp đến quá trình Việt Nam đàm phán đa phương và song phương với các nước khác về Hiệp định TPP. Còn trước đây, mọi thông tin về công đoàn độc lập hầu như không tồn tại trên mặt báo chí nhà nước.

Việt Nam đã chấp nhận công đoàn độc lập?

RFI : Theo cách nhìn của anh, ông Nguyễn Đức Kiên đã công khai vấn đề gì đáng lưu ý nhất?

Nội dung đặc biệt nhất trong toàn bộ bài phỏng vấn là câu trả lời của ông Nguyễn Đức Kiên: « Chúng ta cam kết thế, phải luật hóa các cam kết đó, và phải thực hiện 24 tiếng sau khi phê chuẩn TPP » cho câu hỏi của phóng viên « Theo thông tin của ông, Việt Nam có được hưởng ân hạn trong cam kết về công đoàn và lao động hay không? ».

Khái niệm « công đoàn và lao động » mà phóng viên hỏi chính là yêu cầu bắt buộc về sự hình thành tổ chức công đoàn độc lập, là một trong những điều kiện then chốt của TPP nếu phía Việt Nam muốn tham gia hiệp định này. Câu trả lời của ông Nguyễn Đức Kiên đã gián tiếp xác nhận rằng Nhà nước Việt Nam đã chính thức chấp nhận và cam kết điều kiện cho thành lập tổ chức công đoàn độc lập (hay « công đoàn cơ sở » theo cách gọi né tránh của Việt Nam) sau khi hoàn tất đàm phán song phương với các nước, đặc biệt với phía Hoa Kỳ.







































http://vi.rfi.fr/viet-nam/20150912-quoc-hoi-viet-nam-gian-tiep-xac-nhan-%C2%AB-chap-nhan-cong-doan-doc-lap-%C2%BB 




Nhà bình luận Phạm Chí Dũng - Saigon
(17:11)
Mời đọc lại:

Phạm Chí Dũng: Người Mỹ bắt tay giới bảo thủ Hà Nội?

Phạm Chí Dũng : Việt - Mỹ lộ dần những tín hiệu mới

Phạm Chí Dũng: Đảng Cộng sản VN đang dần phải thừa nhận xã hội dân sự

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire

Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.