lundi 3 février 2014

Cựu lãnh sự Việt Nam xin tị nạn chính trị tại Thụy Sĩ

Bài đăng : Thứ hai 03 Tháng Hai 2014 - Sửa đổi lần cuối Thứ hai 03 Tháng Hai 2014 
 
Theo hãng tin Pháp AFP hôm nay 03/02/2014, trả lời trong chương trình « Le grand Genève à chaud » của đài truyền hình Léman Bleu tối qua, cựu lãnh sự Việt Nam tại Genève, ông Đặng Xương Hùng cho biết đã nộp đơn xin tị nạn chính trị tại Thụy Sĩ.

Ông Đặng Xương Hùng, nguyên lãnh sự Việt Nam tại Genève từ năm 2008 đến 2012, nói rằng ông đã đến Thụy Sĩ hôm 18/10/2013 và đã nộp đơn xin tị nạn chính trị. Với hành động này, ông tố cáo « sự độc tài » của chế độ Hà Nội, đã « đe dọa và cầm tù » các nhà đấu tranh vì dân chủ và nhân quyền. Ông hy vọng quyết định này sẽ khiến một số người khác noi theo.


Cựu lãnh sự từng làm việc tại Bộ Ngoại giao Việt Nam từ năm 1983 và vừa từ bỏ đảng Cộng sản tuyên bố : « Đất nước chúng tôi đã rơi vào một cuộc khủng hoảng toàn diện. Tất cả mọi người đều hy vọng sẽ có thay đổi, nhưng mới đây đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục theo đuổi cách cai trị độc tài và chế độ độc đảng. Cuộc khủng hoảng này là toàn diện vì vừa là khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng chính trị, đồng thời còn trong lãnh vực giáo dục và y tế ».

Ông Đặng Xương Hùng đã quyết định hợp tác với phe đối lập Việt Nam, đặc biệt là Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM) được thành lập cách đây 25 năm. Tổng thư ký ủy ban này là ông Nguyễn Tăng Lũy cho rằng việc xin tị nạn của ông Đặng Xương Hùng là một « sự kiện đặc biệt », và nói thêm « Phía cuối đường hầm dường như đã cận kề ».

Sự kiện nhà ngoại giao trên xin tị nạn chính trị diễn ra trong lúc Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào ngày 5/2 tới sẽ xem xét tình hình thực hiện các quyền cơ bản tại Việt Nam nhân cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ cập (UPR) diễn ra bốn năm một lần.

tags: Chính trị - Lãnh sự - Thụy Sĩ - Tỵ nạn - Việt Nam 
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20140203-cuu-lanh-su-viet-nam-len-truyen-hinh-thuy-si-khang-dinh-xin-ti-nan-chinh-tri

http://www.lemanbleu.ch/vod/le-grand-geneve-a-chaud-02022014

 

5 commentaires:

  1. Sao ông không xin tị nạn chính trị khi còn tại chức nhỉ ? củng giống như đa phần các quan chức VN họ CHỈ TỎA SÁNG KHI VỀ HƯU ,nghỉa là họ đả ẩm xong bổng lộc mà chế độ hút máu nhân dân ban cho họ .không có tư bản hay cộng sản hay ý thức hệ trên quê hương nầy chỉ có THÀNH QUẢ CÁCH MẠNG mà nó là cái gì ,nó là tấm séc ,là bất động sản là chức vụ địa vị của con cháu nhửng người gọi là CM và tiền khởi nghỉa ,con cháu tiếp nối nhau làm quan dù là ngu dốt hay đi lao động hợp tác về ,họ hiểu rằng theo phương tây là tốt ,vì con cháu các ông toàn học ở ANH ,Mỷ ,Úc <pháp về có ai cho con học ở tring hoa đâu dù học bổng toàn phần ,nhưng cái nhạy cảm nhất đối với họ không phải là chủ quyền ,không phải là nhân quyền mà là quyền lợi và chức vụ cho gia đình họ ,nếu nhân quyền và nhửng thứ tự do khác được thực hiện họ biết chắc rằng 1 ngày nào đó họ và con cháu họ phải cuốn quần áo đi ra khỏi nhà với nhửng tài sản cướp và tham nhủng sau bao nhiêu năm cầm quyền và đối diện với nhửng phiên xử hình sự ,Tôi đề nghị không nước nào cho nhửng vị về hưu được tị nạn ,mà chỉ cho nhửng người đang còn tại vị NẾU THẬT TÂM TRỞ VỀ VỚI ĐỒNG BÀO VN THÌ MỚI CHO TỊ NẠN

    RépondreSupprimer
  2. tiến sĩ giấy7 février 2014 à 19:18

    Ông Đặng Xương Hùng bỏ đảng và xin tị nạn khi còn tại chức đấy chứ. Cái điều kiện để được tị nạn của ông nặc danh này coi mòi cực đoan ...

    RépondreSupprimer
  3. Khi viết, từ cộng sản nên thêm vào từ nhà cầm quyền hay chính phủ VN. Vì từ cộng sản, đồng nghĩa với tội ác chống lại loài người, cả thế giới đều biết, ngay cả người cộng sản rất ngại ai dùng từ này với họ.

    RépondreSupprimer
  4. Ông Hùng làm đại sứ quán từ năm 2008 đến 2012 và sau đó đả nghỉ việc và ở lại Thụy sỷ đến 2013 ông mới xin rút khỏi đảng ,có lẻ vì chất chocolate dịu ngọt và đồng hồ Thụy sỷ đả khiến cho tâm hồn ông thổn thức

    RépondreSupprimer
  5. Ông Hùng từ bỏ đảng về với dân mình phải ủng hộ, chứ sau phê bình người
    ta hoài , hãy rộng lượng một chúc đi.

    RépondreSupprimer

Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.